Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

1/ Mục tiêu:

 a) Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau, biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước ,viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.

 b)Kĩ năng: Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.

 c)Thái độ: Rèn luyện khả năng phán đoán , nhận xét.

2/ Chuẩn bị :

 a) Giáo viên: Thước thẳng , compa , thước đo độ , bảng phụ , bút viết bảng .

 b)Học sinh : Thước thẳng , compa , thước đo độ , bảng nhóm , bút viết bảng , chuẩn bị bài ở nhà.

3/ Phương pháp dạy học:

*Đặt và giải quyết vấn đề.

*Hỏi_đáp.

*Hợp tác theo nhóm.

4/ Tiến trình :

 4.1/ Ổn định tổ chức:Điểm danh.

 4.2/ Kiểm tra bài cũ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau - Nguyễn Thị Ngọc Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 20	HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
Ngày dạy : 10/11/06
1/ Mục tiêu:
 a) Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau, biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước ,viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
 b)Kĩ năng: Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
 c)Thái độ: Rèn luyện khả năng phán đoán , nhận xét.
2/ Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Thước thẳng , compa , thước đo độ , bảng phụ , bút viết bảng .
 b)Học sinh : Thước thẳng , compa , thước đo độ , bảng nhóm , bút viết bảng , chuẩn bị bài ở nhà.
3/ Phương pháp dạy học:
*Đặt và giải quyết vấn đề.
*Hỏi_đáp. 
*Hợp tác theo nhóm.
4/ Tiến trình :
 4.1/ Ổn định tổ chức:Điểm danh.
 4.2/ Kiểm tra bài cũ.
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’
Gọi 1HS 
Hãy dùng thước chia khoảng và thước đo góc để kiểm nghiệm rằng trên hình ta có:
AB=A’B’ ; AC=A’C’ ; BC=B’C’
Yêu cầu HS khác lên đo kiểm tra
*GV nhận xét và cho điểm.
*GV: Hai tam giác ABC và A’B’C’ như vậy được gọi là hai tam giác bằng nhaubài mới.
Kết quả:
AB = ; BC = ; AC=
A’B’= ; B’C’= ; A’C’=
 AB=A’B’ ; AC=A’C’ ; BC=B’C’
 4.3/ Giảng bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* ABC và A’B’C’ trên có mấy yếu tố bằng nhau? Mấy yếu tố bằng nhau về cạnh? Mấy yếu tố bằng nhau về góc ?
HS:ABC và A’B’C’ có 6 yếu tố bằng nhau.Trong đó có 3 yếu tố bằng nhau về cạnh ; 3 yếu tố bằng nhau về góc.
GV ghi bảng 
* GV giới thiệu đỉnh tương ứng , góc tương ứng , cạnh tương ứng như SGK.
*Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác như thế nào ?
*HS : Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau , 
các góc tương ứng bằng nhau.
*Gọi 2 HS nhắc lại định nghĩa SGK.
GV ngoài việc dùng lời để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác ta còn có thể dùng kí hiệu.2/Kí hiệu
*Yêu cầu HS tự đọc mục 2/Kí hiệu SGK
*GV ghi bảng và HS ghi vào vở.
GV nhấn mạnh : Người ta qui ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự.
1/ Định nghĩa :
 ABC và A’B’C’ có 
AB=A’B’ ; AC=A’C’ ; BC=B’C’
 ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau
Định nghĩa : SGK trang 110
2/Kí hiệu:
 ABC = A’B’C’ nếu :
*Cho HS trả lời miệng?2
a) ABC = MNP
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M
Góc tương ứng với là . 
Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP.
c) ACB = MPN
 AC = MP	; =
*Cho HS làm ?3 Cho ABC = DEF 
a) tương ứng với góc nào ?
b)Cạnh BC tương ứng với cạnh nào ?
BC=?
c) Tính của ABC ? Từ đó tính ?
Gọi 1HS trả lời sau đó lên bảng tính 
 4.4/Củng cố và Luyện tập :
Các câu sau đây đúng hay sai?
1)Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có 6 cạnh bằng nhau, 6 góc bằng nhau.
2)Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
3) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau.
Mỗi câu sai GV đưa ví dụ minh họa.
*Cho HS hoạt động nhóm làm bài 11 SGK trong 3 phút.
GV kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
?3
a) tương ứng với .
b) Cạnh BC tương ứng với cạnh EF.
BC=EF=3
c) ABC có :
1)Sai
2)Đúng
3)Sai
Bài 11: SGK trang 112:
Do ABC = HIK
=> 
a) Cạnh tương ứng với cạnh BC là cạnh IK . Góc tương ứng với góc H là góc A.
b)
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Học thuộc , hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
* Biết suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau , các góc tương ứng bằng nhau từ hai tam giác bằng nhau.
*Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác.
* BTVN 10,12 trang 112 SGK và 19,20 tr 100 SBT.
*Tiết sau “luyện tập”.
5/ Rút kinh nghiệm :
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_20_hai_tam_giac_bang_nhau_nguyen.doc