Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 57: Thể tích hình hộp chữ nhật (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 57: Thể tích hình hộp chữ nhật (Bản đẹp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm vững và nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng: nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng , mp vuông góc với mặt phẳng ,biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

3. Thái độ: Biết được các hình hộp nhật trong thực tê

II. Chuẩn bị

Gv: Mô hình hình hộp chữ nhật, êke

Hs: Thước, ôn tập công thức tính thể tích hình lập phương ở tiểu học

III. Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

Hs: Cạnh nào song song với A’B’ ? (6 đ)

 Em có nhận xét gì về AD với AB ? , AA’ với AD và AB ? (4 đ)

Đáp : D’C’ //A’B’, DC//A’B’, AB//A’B’

AD cắt AB, AA’ AD, AA’AB

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 57: Thể tích hình hộp chữ nhật (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ 3 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Tiết: PPCT 57
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm vững và nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng , mp vuông góc với mặt phẳng ,biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ: Biết được các hình hộp nhật trong thực tê
II. Chuẩn bị 
Gv: Mô hình hình hộp chữ nhật, êke
Hs: Thước, ôn tập công thức tính thể tích hình lập phương ở tiểu học
Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hs: Cạnh nào song song với A’B’ ? (6 đ)
 Em có nhận xét gì về AD với AB ? , AA’ với AD và AB ? (4 đ)
Đáp : D’C’ //A’B’, DC//A’B’, AB//A’B’
AD cắt AB, AA’ ^ AD, AA’^AB
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung
Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp.
Hs: thực hiện ?1
Gv: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian vuông góc với nhau khi nào ?
Hs: Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD, AB của mp(ABCD) ta nói AA’ vuông góc với mp(ABCD). 
 Kí hiệu AA’ ^mp(ABCD)
Gv: Khi đường thẳng AA’ vuông góc với mặt phẳng tại A thì nó có vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A không ? 
Hs: Nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A nằm trong mặt phẳng đó.
Gv: Khi nào thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau ?
Hs: Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng còn lại thì ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau và kí hiệu mp(ADD’A’) ^mp(ABCD)
Gv: cho Hs thực hiện ?2 ?3
Hs: Đứng tại chổ trả lời 
Gv: yêu cầu hs quan sát hình vẽ và cho biết đây là hình gì ?
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật ta thực hiện công thức nào ?
Hs: V = a.b.c
Gv: trong đó a, b, c gọi là gì ?
Gv: khi hình hộp chữ nhật có ba kích thước bằng nhau ta gọi hình gì ?
Hs: đó là hình lập phương .
Gv: vậy khi đó muốn tính thể tích hình lập phương ta thực hiện như thế nào ?
Hs: V = a3
Gv: gọi hs đọ ví dụ sgk
Gv: Hình lập phương có mấy mặt ? Các mạt như thế nào với nhau ?
Hs: Có 6 mặt, các mặt bằng nhau
Gv: Vậy muốn tính diện tích và thể tích ta thực hiện như thế nào ?
Gv: Yêu cầu hs lên bảng thực hiện.
Gọi hs khác nhận xét
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD, AB của mp(ABCD) ta nói AA’ vuông góc với mp(ABCD). 
 Kí hiệu AA’ ^mp(ABCD)
Nhận xét: Nếu một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A nằm trong mặt phẳng đó.
* Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng còn lại thì ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau và kí hiệu mp(ADD’A’) ^mp(ABCD)
2. Thể tích hình hộp chữ nhật
Nếu ba cạnh của hình hộp chữ nhật là a, b, c thì thể tích của hình hộp chữ nhật là 
V = a.b.c
Thể tích hình lập phương cạnh a là 
V = a3
Ví dụ
Tính thể tích hình lập phương, biết diện tíc toàn phần của nó là 216cm2 .
Giải:
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, vậy diện tích mỗi mặt là:
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương:
A = = 6 (cm)
Thể tích hình lập phương:
V = a3 = 63 = 216 (cm2)
Đáp số: V = 216 (cm2)
4. Củng cố và luyện tập:
Gv: cho Hs giải bài 11a/ sgk/104
Hs: 1 em lên bảng trình bày
Gọi a, b, c là ba cạnh kích thước của hình hộp chữ nhật 
Ta có a: b: c = 3:4:5 Þ 
Do thể tích bằng 480: do đó a.b.c = 480 Þ 
Gv: giải bài 13/sgk/104
Hs: Cả lớp cùng làm theo nhóm và dùng máy tính để tính 
Chiều dài
22
18
15
20
Chiều rộng
14
5
11
13
Chiều cao
5
6
8
8
Diện tích đáy
308
90
165
260
Thể tích
1540
540
1320
2080
Gv: Cho các nhóm đọc kết quả. Các nhóm khác nhận xét 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
Xem lại bài 
Làm bài tập 10,11,12,14/sgk/104
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_57_the_tich_hinh_hop_chu_nhat_b.doc