Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56, Bài 2: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56, Bài 2: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.

2. Kỷ năng:

Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.

 Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .

3.Thái độ:

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Tổng hợp.Óc tưởng tượng.

*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống

B.PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk

 Học sinh: dụng cụ vẽ: Thước, .

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56, Bài 2: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 	 §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tt)
Ngày soạn: 30/3
Ngày giảng: 8A: 31/3	8B: 1/4
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Nhận biết (qua mô hình) dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
2. Kỷ năng: 
Học sinh đối chiếu so sánh về sự giống nhau, khác nhau về quan hệ song song giữa đường và mặt, mặt và mặt.
 	Nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
3.Thái độ:
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Tổng hợp.Óc tưởng tượng.
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống
B.PHƯƠNG PHÁP:
 	Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật , que nhựa, tranh vẽ hình 75, 76, 77, 78 Sgk
 Học sinh: dụng cụ vẽ: Thước, . 
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' (mô hình). Hãy kể tên các mặt của hình hộp ? 
III. Bài mới:
Đặt vấn đề. (2’) 
Ở tiết trước chúng ta đã nắm được các yếu tố cơ bản về hình hộp chữ nhật, vậy trong hình hộp chữ nhật còn có các yếu tố nào nữa bài học hôm nay cho ta biết rỏ về điều này.
Triển khai bài: 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 15’
GV: Cho HS quan sát hình 75 và trả lời các câu hỏi sau:
-Hãy kể tên các mặt của hình hộp.
-BB’ và AA’có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không ?
-BB’ và AA’ có điểm chung hay không?
GV: Giới thiệu BB’ và AA’ là hai đường thẳng song song trong không gian. Vậy hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau khi nào?
GV: Vậy cho hai đường thẳng a và b thì có các trường hợp nào sảy ra?
GV: Đưa hình 76(Sgk) lên bảng cho học sinh quan sát.
Vậy hai đường thẳng trong không gian có khác gì so với trong hình học phẳng.
GV: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì như thế nào với nhau?
2. Hoạt động 2: 15’
GV: ta thấy hình ảnh của mặt bàn và mặt ghế như thế nào với nhau ?
GV: Để biết nó song song với nhau không ta làm bài tập sau.
GV: Cho HS quan sát hình 77(Sgk) và trả lời câu hỏi sgk:
GV: Giới thiệu đó là trường hợp AB//mp(A’B’C’D’). Vậy đường thẳng a song song với mp(p) khi nào?
GV: Tìm trên hình các đường thẳng song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)
GV: Dẫn dắt tới hai mặt phẳng song song. 
Trên hình hộp chữ nhật (hình 77)Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB, AD và mặt phẳng(A’B’C’D’) chứa hai đường thăng cắt nhau A’B’ và A’D’, hơn nữa AB//A’B’ và AD//A’D’ khi đó ta nói mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
Vậy hai mặt phẳng song song với nhau khi nào?
GV: Treo hình 78 lên bảng và cho HS tìm ra các mặt phẳng song song với nhau.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
1. Hai đường thẳng song song trong không gian.
* Trong không gian, hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trên một mặt phẳng và không có điểm chung.
* Cho hai đường thẳng a và b thì có ba trường hợp sảy ra.
Cắt nhau:
Song song.
Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
* Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
A’
B’
D
A
B
C
C’
D’
* Đường thẳng a //mp(P) khi đường thẳng a song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng P
?3
Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB, AD và mặt phẳng(A’B’C’D’) chứa hai đường thăng cắt nhau A’B’ và A’D’, hơn nữa AB//A’B’ và AD//A’D’ khi đó ta nói mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’)
?4
3. Củng cố: 10’
Nhắc lại các kiến thức cơ bản.
Giải bài 5.(GV: Lần lượt treo tranh hình 80
Tập cho HS cách vẽ hình không gian
4. Hướng dẫn về nhà: 3’
BTVN: 6;7;8;9; Nghiên cứu bài học tiếp theo
E. BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_56_bai_2_hinh_hop_chu_nhat_tiep.doc