Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 51+52: Thực hành ngoài trời (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 51+52: Thực hành ngoài trời (Bản chuẩn)

I / MỤC TIÊU BÀI DẠY

- Kiến thức: Học sinh biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được

-Kỹ năng: sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất, dùng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán

– Tư duy, thái độ: Thấy được toán học gắn liền với thực tế, rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể, có tinh thần hợp tác.

II / CHUẨN BỊ

GV: Địa điểm thực hành cho các tổ học sinh; các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành; huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi nhóm cử một bạn tham gia); mẫu báo cáo thực hành của các tổ

HS: Mỗi tổ học sinh là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm: một thước ngắm; một giác kế ngang; một sợi dây dài khoảng 10m; một thước đo độ dài (loại 3m hoặc 5m); hai cọc ngắn (mỗi cọc dài 0,3m); thước kẻ, thước đo góc; giấy viết để ghi chép kết quả đo đạc; máy tính để tính toán; các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước

III / KIỂM TRA BÀI CŨ (không)

IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 51+52: Thực hành ngoài trời (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Tiết:51,52
Ngày soạn:01/3/2010 
Ngày dạy: 17/03/2010
 THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
 ĐO CHIỀU CAO MỘT VẬT-ĐO KHOẢNG CÁCH 
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Kiến thức: Học sinh biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được
-Kỹ năng: sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất, dùng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán
– Tư duy, thái độ: Thấy được toán học gắn liền với thực tế, rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể, có tinh thần hợp tác.
II / CHUẨN BỊ
GV: Địa điểm thực hành cho các tổ học sinh; các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành; huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi nhóm cử một bạn tham gia); mẫu báo cáo thực hành của các tổ
HS: Mỗi tổ học sinh là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm: một thước ngắm; một giác kế ngang; một sợi dây dài khoảng 10m; một thước đo độ dài (loại 3m hoặc 5m); hai cọc ngắn (mỗi cọc dài 0,3m); thước kẻ, thước đo góc; giấy viết để ghi chép kết quả đo đạc; máy tính để tính toán; các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước
III / KIỂM TRA BÀI CŨ (không)
IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1Chuẩn bị thực hành: (20phút)
1)Tính chiều cao của cây
Để tính chiều cao của cây theo hình vẽ ta phải làm gì?
-GV nhấn mạnh: với hình vẽ đó để tính xem cột cờ cao bao nhiêu ta làm thế nào ?
-GV gọi HS chỉ ra cách tính chiều cao A’C’ ?
2) Đo khoảng các giữa hai điểm trực tiếp không đến được.
Để đo khoảng cách giữ hai điểm AB ta phải làm gì?
-GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ
-GV kiểm tra cụ thể dụng cụ một lần nữa trước khi ra sân thực hành
HĐ2.Thực hành ngoài trời:(50phút)
-GV cho HS tập trung ra sân thành từng tổ và xếp theo hàng (tổ trưởng ở đầu hàng)
-GV thuyết trình và mô phạm từng động tác để các tổ biết cách làm 
-GV nhấn mạnh: 
+ Đặt giác kế vuông góc mặt đất và điều chỉnh theo hướng cột cờ sao cho cây đinh và đỉnh cột cờ nằm trên đường thẳng
+ Giữ cố định vị trí đó và đổi hướng ngắm ngược lại phía sau (chọn điểm ngắm trùng với một điểm trên mặt đất)
+ Đo ba khoảng cách có được
-GV đưa HS tới địa điểm thực hành và phân công vị trí từng tổ
-GV bố trí hai tổ cùng làm (đo cùng một cây cột điện hay cột cờ) để đối chiếu kết quả
-GV quan sát và kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn thêm HS
-GV thông báo hết thời gian thực hành và yêu cầu các nhóm tập hợp và thu gom dụng cụ
HĐ3:(15phút) Hoàn thành báo cáo và nhận xét, đánh giá
-GV yêu cầu các tổ HS tiếp tục làm việc để hoàn thành báo cáo
-GV nhắc nhở các nhóm kiểm tra kết quả đo đạc và tính toán kết quả (lưu ý lấy giá trị gần đúng)
-GV thu báo cáo thực hành của tổ, thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ; căn cứ vào điểm thực hành của tổ và đề nghị của tổ HS, GV cho điểm thực hành của từng HS 
(có thể thông báo sau)
Có cọc AC như hình vẽ trên đó có gắn thước ngắm và cọc song song với chiều cao của cây để tạo nên 2 tam giác đồng dạng với nhau.
-HS trả lời độ cao cột cờ sẽ xác định được khi tính được đoạn A’C’
-HS thiết lập sơ đồ 
A’C’= ?
¯
¯
¯
g-g
Xác định độ lớn của hai góc B và C của tam giác ABC và vẽ tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác đã cho tính được A’B’ suy ra AB 
HS đại diện các tổ cùng kiểm tra
-HS tập trung theo tổ đã phân chia
-HS theo dõi từng động tác của GV
-HS thực hành theo từng động tác 
-HS tập trung theo đơn vị thực hành
-HS các tổ thực hành hai bài toán, mổi tổ cử một thư ký ghi lại kết quả đo đạc và tình hình thực hành của tổ
-HS thực hành và đo đạc trong ba lần sau đó lấy trung bình cộng
-HS các tổ tập hợp và trả các dụng cụ mượn của thiết bị, rửa tay chân và tập trung vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo
-HS các tổ làm báo cáo thực hành theo nội dung GV yêu cầu (ở mẫu)
-HS trong tổ cùng kiểm tra kết quả cẩn thận (vì lấy điểm chung của tổ) và bình điểm cho từng cá nhân, tự đánh giá theo mẫu
-HS nộp báo cáo 
1 / Bài thực hành 1
//////////////////////////////////////////
C
A
B
A’
C’
Đo chiều cao của vật (đo độ cao của cây cột cờ, cột điện)
* Giả sử A’C’ là độ cao cột cờ cần đo, AC là độ cao cọc thước ngắm, BA là khoảng cách từ điểm vừa xác định trên mặt đất đến chân cọc thước ngắm, BA’ là khoảng cách từ điểm vừa xác định trên mặt đất đến chân cột cờ.
Ta có: (g-g)
=> 
* Khoảng cách BA, BA’ và độ cao cọc thước ngắm AC đo được nên độ cao cột cờ A’C’ tính được
2 / Bài thực hành 2 
 Đo khoảng cách (hai địa điểm không thể tới được)
* Giả sử đo từ địa điểm B tới địa điểm A. Chọn khoảng đất bằng phẳng vạch đoạn BC = 8m. Đặt giác kế sao cho dây dọi trùng B. Để thước ngắm ở vạch 00 và điều chỉnh sao cho qua thước ngắm điểm B và A thẳng hàng. Giữ cố định bảng chia độ và tiếp tục điều chỉnh thước ngắm sao cho B và C thẳng hàng. Lúc đó xác định góc hợp bởi BA và BC. Tiếp tục tiến hành để xác định góc hợp bởi CB và CA.
+ Đo khoảng cách BC
+ Xác định góc hợp bởi BA và BC; CB và CA
+ Dựng 
+ Chọn tỉ xích (tỉ số đồng dạng)
A
B
C
A’
B’
C’
Ta có: (g-g)
Þ 
Þ AB = A’B’.5000
V.Củng cố: (2 phút)
*Nhắc lại các trường hợp đồng dạng , tính chất của đường phân giác trong tam giác, định lý Ta-let và hệ quả
VI.Hướng dẫn về nhà:(3phút)
-Đọc mục “Có thể em chưa biết” tr88 SGK
-Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương III
-Làm các câu hỏi ôn tập chương III
-Đọc tóm tắt chương III tr89 -> tr91 SGK
-Làm bài tập 56 -> 58 tr92 SGK
Rút kinh nghiệm
..
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 51-52 HÌNH HỌC CỦA TỔ . . . . LỚP TÁM . . .
//////////////////////////////////////////
C
A
B
A’
C’
1 / Đo gián tiếp chiều cao của vật (A’C’)
Hình vẽ minh hoạ	a) Kết quả đo: 
BA = 
BA’ =
AC =
b) Tính A’C’ =. ()
2 / Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
C
B
a
A
a) Kết quả đo	b) Vẽ có:
BC = 	B’C’ = 	
=	A’B’ = 
= 	 =
	 = 
	 Tính AB= ()
 ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ
STT
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ (2 điểm)
Ý thức kỷ luật (3 điểm)
Kỹ năng thực hành (5 điểm)
Tổng số (10điểm)
Nhận xét chung: (tổ tự đánh giá)
. Tổ trưởng ký tên
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_5152_thuc_hanh_ngoai_troi_ban_c.doc