Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức :

- HS hiểu được nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.

 2. Về kỹ năng :

- Biết cách tính tổng số đo các góc trong một đa giác n cạnh . Vẽ và nhận biết được một số đa giác đều.

-Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có ) của đa giác đều.

 3. Về tư duy, thái độ :

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, suy luận tương tự, quan sát, so sánh, quy nạp, khái quát

 II. Chuẩn bị của GV và HS :

-GV: chuẩn bị thước, hình 112 117 SGK, bảng phụ ghi nội dung ?3, hình 120. Ghi nội dung kiểm tra bài cũ trên bảng phụ.

-HS:Khái niệm tứ giác.

III. Kiểm tra bài cũ:(5 phút).

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 - TIẾT 26
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
Về kiến thức : 
- HS hiểu được nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
 2. Về kỹ năng : 
- Biết cách tính tổng số đo các góc trong một đa giác n cạnh . Vẽ và nhận biết được một số đa giác đều.
-Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có ) của đa giác đều.
 3. Về tư duy, thái độ : 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, suy luận tương tự, quan sát, so sánh, quy nạp, khái quát
 II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV: chuẩn bị thước, hình 112 à 117 SGK, bảng phụ ghi nội dung ?3, hình 120. Ghi nội dung kiểm tra bài cũ trên bảng phụ.
-HS:Khái niệm tứ giác.
III. Kiểm tra bài cũ:(5 phút).
Câu hỏi:
Đáp án
1/Nêu lại định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác.(4đ)
2/ Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm,BC = 10cm. Tính AC, tính độ dài đường trung bình MN của tam giác ABC.( M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC).(6đ)
1/ - Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác(2đ)
- Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy(2đ)
2/ Tam giác ABC vuông tại A
BC2 = AC2 + AB2.(1đ)
102 = AC2 + 62..(1đ)
	 AC2 = 100 – 36 = 64 cm.(1đ)
	AC = 8cm.(1đ)
MN = (2đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Giới thiệu nội dung chương II (3 phút)
Trong hình học ta đã biết tam giác, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều.
Tứ giác: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Hoạt Động 2: Khái niệm đa giác (17 phút) 
-GV treo bảng phụ vẽ các đa giác hình 112,113,114,115,116,117.
-Gọi HS xác định các hình đã biết.
-Hãy nhắc lại khái niệm tứ giác ABCD?
-Phát biểu khái niệm đa giác ABCDE, ABCDEG.
-Gọi HS xác định các đỉnh, cạnh của đa giác và làm ?1.
-Thế nào là tứ giác lồi?
-Trên hình, đa giác nào là đa giác lồi? Vì sao?
-Nêu định nghĩa đa giác lồi?
-Gọi HS trả lời ?2.
-GV treo bảng phụ ghi ?3, lần lượt gọi học sinh điền vào chỗ trống.
-Hướng dẫn HS cách gọi tên đa giác.
Hoạt Động 3: Khái niệm đa giác đều (10 phút)
-Nêu định nghĩa tam giác đều? Nhận xét các cạnh góc?
-Tứ giác đều là hình nào? Vì sao?
-Vậy đa giác đều phải có đặc điểm gì?
-Gọi học sinh là ?4
HS:Chú ý
-Học sinh xác định tam giác, tứ giác.
-Học sinh nêu khái niệm các đa giác.
Tứ giác
?1. ABCDE không là đa giác vì DE, EA nằm trên cùng 1 đường thẳng.
-HS xác định các đa giác lồi.
?2: H112,113.114 không là đa giác lồi.
-Từng Hs trả lời ?3.
-HS nêu định nghĩa tam giác đều?
-HS thảo luận để xác định là hình vuông.
-HS nêu khái niệm đa giác đều.
?4. hs vẽ
1. Khái niệm đa giác:
a)Định nghĩa:
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nữa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của nó.
b)Chú ý:
-Khi nói đến đa giác ta hiểu là đa giác lồi.
-Đa giác có n đỉnh gọi là hình n-giác hay n-cạnh.
2.Đa giác đều:
Định nghĩa:
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
V. Củng cố : (15 phút)
-Hướng dẫn học sinh tìm công thức tính tổng các góc đa giác.
-HS giải bài 4/115theo hướng dẫn.
 Tổng số đo các góc của:
Tứ giác: (4 -3).1800 = 3600 
Ngũ giác: (5 – 2 ).1800 = 5400
Lục giác: (6 – 2 ).1800 = 7200
n-giác (n-2).1800
- Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là tứ giác đều
- Hs: đa giác đều phải có các cạnh bằng nhau, các góc bằngnhau.
*Phiếu học tập
VI. Hướng dẫn học ở nhà: (3 phút)
-Định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
-Bài 3,5 SGK.
- Hướng dẫn hs BT3 cần vẽ hình có góc A bằng 600, Vậy các góc của EBFGDH bằng ?
- Chuẩn bị tiết sau: Bài Diện tích hình chữ nhật.
 Phiếu học tập
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh
2
Số tam giác được tạo thành
4
Tổng số đo các góc của đa giác
4.1800
Đáp án
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n-3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n-2
Tổng số đo các góc của đa giác
4.1800=7200.
(n-2).1800.
RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_ban_chua.doc