Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20 đến 32 (Bản 3 cột)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20 đến 32 (Bản 3 cột)

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.

b. Kĩ năng: Học sinh biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.

c. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán chứng minh và bài toán thực tế .

a. Thầy: Giáo án, sbt; sgk. Bảng phụ: hình vẽ 100, 102.

Đồ dùng dạy học: thước kẻ, eke, compa, phấn mầu

b. Trò: Ôn lại định nghĩa t/c dấu hiệu nhận biết hình bình hành, tam giác cân.

Đồ dùng học tập: thước kẻ, eke, compa. Bảng phụ nhóm

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 66 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20 đến 32 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19 / 10 / 2011 
Ngày giảng:/10/2011 Dạy lớp: 8A
 /10/2011 Dạy lớp: 8B
 /10/2011 Dạy lớp: 8C
Tiết 20 §11. HÌNH THOI
1. MỤC TIÊU                                             
a. Kiến thức:
Học sinh hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
b. Kĩ năng:
Học sinh biết vẽ một hình thoi biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.
c. Thái độ:
Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán chứng minh và bài toán thực tế .
2. CHUẨN BỊ
a. Thầy:
Giáo án, sbt; sgk. Bảng phụ: hình vẽ 100, 102.
Đồ dùng dạy học: thước kẻ, eke, compa, phấn mầu
b. Trò:
Ôn lại định nghĩa t/c dấu hiệu nhận biết hình bình hành, tam giác cân.
Đồ dùng học tập: thước kẻ, eke, compa. Bảng phụ nhóm 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số	
8A...
8B...
8C...
a. Kiểm tra bài cũ (Miệng - 3’)
 * Câu hỏi: 
 ?Tb: Nêu định nghĩa, tính chất của tam giác cân, hình bình hành?
 * Đáp án – biểu điểm: 
Định nghĩa
Tính chất
Điểm
TGC
Là tam giác có hai cạnh bằng nhau
Trong tam giác cân: Hai góc ở đáy bằng nhau. Đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường cao, đường phân giác, đường trung trực của cạnh đối diện.
5đ’
HBH
Là tứ giác có các cạnh đối song song
Trong hình bình hành: 
Các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
5đ’
* Đặt vấn đề ( 1’)
 Chúng ta đã biết tứ giác có bốn góc bằng nhau đó là hình chữ nhật. Vậy tứ giác có bốn cạnh đều bằng nhau có tên gọi là gì? à Bài mới.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
Gv
?Y
Hs
Gv
?Tb
HS
Gv
?Tb
HS
Y/c
Gv
?Tb
Hs
Y/c
?Tb
Hs
?G
Hs
?Kh
HS
?Tb
Hs
?Tb
HS
?Kh
Hs
GV
?G
HS
Gv
?Tb
HS
?Tb
Y/c
Hs
?Kh
HS
Y/c
Hs
Gv
Gv
Treo bảng phụ hình H100 (sgk– 104), học sinh quan sát. 
Tứ giác ABCD trên H100 có gì đặc biệt?
Có 4 cạnh đều bằng nhau.
Giới thiệu tứ giác ABCD trên H100 là một hình thoi.
Vậy thế nào là hình thoi?
Trả lời.
Hướng dẫn cách vẽ một hình thoi bằng compa. Nhấn mạnh t/c 2 chiều của định nghĩa.
Hình thoi ABCD ở trên có là một hình bình hành không vì sao ?
Có vì ABCD có các cạnh đối bằng nhau.
1 h/s lên bảng làm bài ?1 Học sinh dưới lớp hoàn thành vào vở.
Nhấn mạnh : Vậy hình thoi là một hình bình hành đặc biệt do vậy hình thoi có tất cả các t/c của hình bình hành.
Em hãy cho biết hình hình thoi có t/c gì suy ra từ t/c của hình bình hành?
Trong hình thoi :
Các cạnh đối song song 
Các góc đối bằng nhau
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Nghiên cứu và làm bài ?2
(Gv treo bảng phụ vẽ hình 101)
Trả lời câu a của ?2.
Theo tính chất của hình bình hành hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Hãy phát hiện thêm các t/c khác của hai đường chéo AC và BD?
Tiến hành đo đạc và dự đoán
Em hãy c/m dự đoán trên là đúng?
ABC cân tại B (vì BA =BC). Mặt khác OA = OC nên BO là đường trung tuyến, đồng thời là đường cao, đường phân giác. Do vậy BO AC hay BDAC và BD là đường phân giác của góc B Phát biểu kết quả câu b thành định lí về tính chất đường chéo của hình thoi?
Phát biểu và đọc lại trong sgk.
Cho biết GT và KL của định lý
Ghi GT và KL
Nêu cách chứng minh định lý
Để c/m định lí trên dựa vào những kiến thức nào?
Dựa vào định nghĩa hình thoi, t/c của hình bình hành(cũng là của hình thoi) và tính chất của tam giác cân.
Đây là tính chất chỉ có ở hình thoi mà không có ở hình bình hành.
Về tính chất đối xứng của hình thoi bạn nào phát hiện được? Giải thích?
Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của nó vì...
BD là trục đối xứng của hình thoi, tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi vì....
Ngoài cách chứng minh một tứ giác là hình thoi theo định nghĩa (tứ giác có bốn cạnh bằng nhau) ta còn có những cách nào? n/c phần 3 
Em cho biết hình bình hành cần thêm điều kiện gì để trở thành hình thoi ?
Có hai cạnh kề bằng nhau hoặc có hai đường chéo....
Nêu các dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Hs làm bài ?3 chứng minh dấu hiệu 3
Vẽ hình ?3 và ghi GT, KL
Nêu hướng c/m
C/ m cho AB =BC = CD = AD
Hãy chứng minh định lý theo hướng trên
Thảo luận nhóm chứng minh 
Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét giữa các nhóm, gv chốt.
Về nhà các em chứng minh các dấu hiệu còn lại coi như là một bài tập.
1. Định nghĩa (6')
* Định nghĩa: sgk - 104
Tứ giác ABCD là hình thoi ó AB = BC = CD = DA
?1. sgk – 104
Giải
Tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA 
=> ABCD là hình bình hành (t/c hbh)
2. Tính chất (15')
*Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
 ?2. sgk - 104 
Giải
a) Theo tính chất của hình bình hành hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
b) Hai đường chéo của hình thoi AC và BD vuông góc với nhau.
Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
* Định lý: sgk - 104 
GT
ABCD là hình thoi
KL
 ACBD
;;; 
 Chứng minh 
 (Sgk – 105)
3. Dấu hiệu nhận biết (14')
 (sgk – 105)
?3. sgk - 105 
GT
ABCD là hình bình hành 
ACBD
KL
ABCD là hình thoi
 Chứng minh 
ABCD là hình bình hành nên OA = OC
 ( t/c hình bình hành)
=>ABC cân tại B vì có OB vừa là đường cao vừa là trung tuyến suy ra AB = BC.
Tương tự: BC = CD; CD = DA
Suy ra: AB =BC = CD = AD
Vậy hình bình hành ABCD là hình thoi 
c. Củng cố, luyện tập (5')
Y/c: Vận dụng làm bài tập 73(SGK- tr105–106)
Gv: Đưa đề bài đưa lên bảng phụ 
Hs: Hình 102/SGK 
- Hình a: Tứ giác ABCD là hình thoi ( theo định nghĩa )
- Hình b: Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau và lại có EG là phân giác góc E => EFGH là hình thoi.
- Hình c : Tứ giác KINM là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, lại có IM IK => KINM là hình thoi
- Hình d: Tứ giác PQRS không phải là hình thoi vì không phải là hình bình hành
- Hình e : Vì AC = AB = AD = BD = BC = R => ADBC là hình thoi ( theo định nghĩa )
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Bài tập số 74, 74, 76, 78, 75 ( tr106 – SGK )
- Số 135, 136, 138 ( SBT- 74)
- Ôn tập định nghĩa tính chất dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi.
Ngày soạn: 19 / 10 / 2011 
 Ngày dạy:/10/2011 Dạy lớp: 8A
 /10/2011 Dạy lớp: 8B
 /10/2011 Dạy lớp: 8C
Tiết 21. LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU                                             
a. Kiến thức:
Học sinh hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
b. Kĩ năng:
Học sinh biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.
c. Thái độ:
Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán chứng minh và bài toán thực tế .
a. Thầy:
Giáo án, sbt; sgk. Bảng phụ: hình vẽ 100, 102.
Đồ dùng dạy học: thước kẻ, eke, compa, phấn mầu
b. Trò:
Ôn lại định nghĩa t/c dấu hiệu nhận biết hình bình hành, tam giác cân.
Đồ dùng học tập: thước kẻ, eke, compa. Bảng phụ nhóm 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số	
8A...
8B...
8C...
a. Kiểm tra bài cũ (Miệng - 8’)
 * Câu hỏi: 
 ?Tb: Phát biểu định nghĩa, các tính chất của hình thoi. Vẽ hình thoi MNPQ ?
 ?Kh: Chứng minh dấu hiệu nhận biết thứ tư của hình thoi ?
 * Đáp án – biểu điểm: 
HS1:Định nghĩa: Là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau 
 Tính chất: Trong hình thoi: Các cạnh đối song song, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. (7đ’)
(3đ’) 
 HS2: C/m dấu hiệu 4  
GT
ABCD là hình bình hành ; 
KL
ABCD là hình thoi
 Chứng minh
Ta có : AD // BC ( Do ABCD là hình bình hành)
 => (hai góc so le trong của AD // BC) 
Mà (gt) nên suy ra (5đ’)
Xét tam giác CBD có 
=> CBD là tam giác cân tại C => CB = CD (1) 
Ta lại có : AB = CD và AD = BC (2) (vì là các cạnh đối của hình bình hành ABCD)
Từ (1) và (2) suy ra : hình bình hành ABCD có : AB = AD = CD = BC nên là hình thoi (định nghĩa hình thoi) (5đ’)
 * Đặt vấn đề ( 1’). Vận dụng các kiến thức đã học chúng ta tiến hành giải một số bài tập
b. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của học sinh
Gv
?Tb
Hs
?Tb
Gv
?Y
Hs
Hs
?Kh
Hs
Hs
GV
?Tb 
Gv
?Y
?Kh
Hs
?Tb
?Kh
Hs
Gv
?Y
?Kh
Hs
?Kh
Hs
?Tb
Hs
Y/c Hs nghiên cứu bài 74
Nêu cách làm ?
Dựa vào tính chất của đường chéo của hình thoi và định lý Pitago.
Nêu kết quả
Y/c Hs tiếp tục nghiên cứu bài 75.
Nêu yêu cầu của bài 75 ?
Cho......C/m EFGH là hình thoi
Vẽ hình, ghi GT và KL của bài ?
1em lên bảng vẽ. Dưới lớp tự vẽ hình vào vở.
Muốn c.m EFGH là hình thoi ta cần c/m điều gì ? Nêu cách c/m ?
EH= HG = GF= FE. Muốn vậy ta cần chứng minh cho các tam giác vuông bằng nhau.
1 em lên bảng trình bày.
Y/c Hs tiếp tục nghiên cứu bài 76.
Nêu giả thiết và kết luận của bài 76 ?
Treo bảng phụ hình vẽ của bài
 Đứng tại chỗ ghi GT ; KL của bài toán ?
Để c/m EFGH là hình chữ nhật ta cần c/m như thế nào ?
C/m EFGH là hình bình hành sau đó c/m nó có 1 góc vuông suy ra là hình chữ nhật
Hãy c/m EFGH là hình bình hành ?
Hãy c/m hình bình hành EFGH là hình chữ nhật
Trình bày như bên
Y/c HS nghiên cứu bài 77
Nêu yêu cầu của bài 77 ?
Để c/m giao điểm của hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của nó em dựa vào kiến thức nào ?
Hình thoi là hình bình hành, mà tâm đối xứng của hình bình hành là giao.....
Cho hình thoi ABC, để c/m BD là trục đối xứng của hình thoi ABCD ta cần c/m điều gì ?
Hai điểm A ; C đối xứng với nhau qua BD và hai điểm B ; D cũng đối xứng với chính nó qua BD
Hãy c/m điều đó ?
Trình bày như bên
1) Bài tập 74(sgk – 106) (4’)
Giải
Vì hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Nên mỗi tam giác vuông (trong 4 tam giác vuông tạo thành do 2 đường chéo cắt nhau) có các cạnh góc vuông là 4 cm và 5 cm.
AD định lý Pitago vào tam giác vuông nhỏ ta có  độ dài cạnh của hình thoi bằng :
 (cm)
Vậy chọn (B).
2) Bài 75(sgk – 106) (9’)
GT
Hình chữ nhật ABCD. EA = EB; EAB; FB = FC; F BC
GC=GD;GCD;HA=HD;HAD
KL
 EFGH là hình thoi
Chứng minh
* Xét AEH và BEF có :
 ;AH=BF = ½ AD = ½ BC (Gt)
 AE = BE (Gt) 
Suy ra : AEH = BEF (c.g.c)
=> EH = EF (hai cạnh tương ứng)
* Chứng minh tương tự ta có : 
 EF = GF ; GF = GH ; GH = EH
Vậy EH = HG = GF= FE
=> EFGH là hình thoi (định nghĩa)
3) Bài tập 76( sgk – 106) (12’)
GT
Hình thoi ABCD.
E ; F ; G ; H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB ; BC ; CD ; DA.
KL
 EFGH là hình chữ nhật
Chứng minh
+) Trong BAC có: E là trung điểm của AB và F là trung điểm của BC (GT). Nên EF là đường trung bình của tam giác BAC
Do đó EF // AC và EF = ½ AC (1) (tính chất đường trung bình)
Tương tự HG là đường trung bình của DAC => HG // AC và HG = ½ AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra EF // HG (// AC)
 EF = HG (= ½ AC )
Vậy EFGH  ...  hình vuông.
Gọi 2 em, mỗi em trả lời 3 phần. Mỗi phần được 3 điểm. Trả lời lưu loát được cộng thêm 1 điểm. 
b. Dạy nội dung bài mới
 * Đặt vấn đề ( 1’) Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn lại các kiến thức cơ bản đã học ở chương I và chương II
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của HS
?Tb
Gv
HsGv
HY
Phát biểu định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang?
Treo bảng phụ bài tập: Xét xem các khẳng định sau đúng hay sai
a) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành. (Đ)
b) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.(S)
c) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song.(Đ)
d) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.(Đ)
e) Tam giác đều là hình có tâm đối xứng.(S)
f) Tam giác đều là một đa giác đều.(Đ)
g) Hình thoi là một đa giác đều.(S)
h) Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông.(Đ)
i) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình thoi.(S)
1 em lên bảng điền 
Treo bảng phụ hình vẽ sau.
1 em lên điền công thức tính diện tích các hình vào bảng. 
I. Lý thuyết (4’)
1) Ôn tập về các loại tứ giác
GV
Hs
?Kh
Hs
?Tb
Hs
?Kh
Hs
?Kh
Gv
HY
?Tb
?Kh
Hs
?Kh
Cho học sinh nghiên cứu đề bài 1:
Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác AKMB là hình gì? Vì sao?
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
Lên bảng vẽ hình, ghi GT KL của bài.
Có nhận xét gì về vị trí của I đối với AC và MK ? Từ đó c/m câu a ?
1 em lên bảng trình bày c/m câu a.
Dự đoán tứ giác AKMB là hình gì ? Nêu cách c/m ?
Dự đoán và chứng minh.
Hình chữ nhật AMCK cần thêm điều kiện gì thì là hình vuông ? 
Cần có AM = MC
Nếu AM = MC thì tam giác ABC đã cho là tam giác gì ?
Cho HS nghiên cứu đề bài 2 :
Cho hình bình hành ABCD có BC = 2 AB và = 600. Gọi EF theo thứ tự là trung điểm của BC, AD.
a) Tứ giác ECDF là hình gì ? Vì sao ?
b) Tứ giác ABED là hình gì ? Vì sao ?
c) Tính số đo của góc AED ?
Vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
Theo em tứ giác ECDF là hình gì ? Hãy chứng minh ?
Dự đoán tứ giác ABED là hình gì ?Hãy chứng minh ?
ABED là hình thang cân.
Em có nhận xét gì về đường EF trong tam giác AED ? Từ đó dự đoán gì về tam giác này ?
II. Bài tập (30’)
1)Bài 1 (15’) 
GT
ABC (AB = AC), trung tuyến AM
IA = IC ; I AC
K đối xứng với M qua I
KL
a) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác AKMB là hình gì? Vì sao?
c) Tìm điều kiện của ABC để AMCK là hình vuông.
Chứng minh:
a) Xét tứ giác AMCK có:
IA = IC (gt); IM = IK(t/c 2 điểm đối xứng qua 1 điểm) => Tứ giác AMCK có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên AMCK là hình bình hành.(1)
Mặt khác vì tam giác ABC cân (gt), AM là trung tuyến (gt) nên đồng thời là đường cao
=> AM BC hay =900 (2)
Từ (1) và (2) => AMCK là hình chữ nhật
(dấu hiệu nhận biết HCN)
b) Vì tứ giác AMCK là hình chữ nhật (câu a)
Nên ta có AK // MC và AK = MC (t/c HCN)
Mà MC = MB (AM là trung tuyến)
=> AK // MB và AK = MB
Vậy AKMB là hình bình hành (dhnb HBH)
c) Hình chữ nhật AMCK là hình vuông
ó AM = MC = BC/2
ó Tam giác ABC vuông tại A.
Vậy để AMCK là hình vuông thì tam giác ABC phải là tam giác vuông cân.
2) Bài 2 (15’)
GT
Hình bình hành ABCD 
BC = 2. AB; = 600
EB = EC ; E BC ; FA = FD ; F AD
KL
a)Tứ giác ECDF là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác ABED là hình gì? Vì sao?
c) = ?
 Chứng minh
a) Ta có BC = 2. EC và AD = 2. FD (gt)
Mà BC = AD; BC // AD (vì ABCD là hình bình hành)
=> EC = FD và EC // FD.
Tứ giác ECDF có EC = FD và EC // FD nên là hình bình hành.
Mặt khác vì BC = 2. AB (gt) và BC = 2.EC
=> AB = EC; Mà AB = CD (hai cạnh đối của HBH) nên suy ra EC = CD 
Hình bình hành ECDF có EC = CD nên là hình thoi.
b) Vì ABCD là hình bình hành và E thuộc BC nên BE // AD. Do đó ABED là hình thang.
 Lại có : = 600 (2 góc đối của HBH). 
Vì ECDF là hình thoi (c/m câu a) nên= 600 và FE = FD => Tam giác EFD cân có = 600 nên là tam giác đều =>= 600.
Vậy hình thang ABED có (= 600) nên là hình thang cân.
c) Xét tam giác AED có :
EF = FD (ECDF là hình thoi)
Mà FD = 1/2 AD (gt) => EF = 1/2 AD
Tam giác AED có EF vừa là trung tuyến ứng với cạnh AD (vì F là trung điểm của AD)
 Mà EF = 1/2 AD nên là tam giác vuông tại E.
 => = 900
c. Củng cố, luyên tập
d. Hướng dẫn về nhà (4’)
- Xem lại phần ôn tập lý thuyết theo hướng dẫn, xem kỹ các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 158, 160, 161,162, 163 / Sbt T80-81
- Chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
- Hướng dẫn bài 161: Nhớ lại và vận dụng tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác.
G là giao của 2 đường trung tuyến nên G là trọng tâm của tam giác ABC.
Khi đó: GA = 2/3 AE; GE = 1/3 AE
 GB = 2/3 BF ; GF = 1/3 BF
Từ các hệ thức trên ta rút ra được mối liên hệ gữa GA và GE; GB và GF như thế nào?
HS: GE = 1/2 GA
 GF = 1/2 GB
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
 Ngày soạn:18 / 12 / 2011 
 Ngày dạy:/12/2011 Dạy lớp: 8A
 /12/2011 Dạy lớp: 8B
 /12/2011 Dạy lớp: 8C
Tiết 32: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I 
(Phần hình học)
1. Mục tiêu:                                            
a.Kiến thức:
Củng cố các kiến thức về t/c, dấu hiệu nhận biết hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, diện tích hình chữ nhật. 
b. Kĩ năng:
Củng cố kĩ năng giải các bài tập chứng minh, nhận biết hình, cách lập luận lôgic
c. Thái dộ:
Nghiêm túc rút kinh nghiệm, sửa chữa những thiếu sót của bản thân
2. Chuẩn bị:
a. Thầy:
Tổng hợp kết quả bài kiểm tra, nhận xét đánh giá chất lượng bài kiểm tra, những nhược điểm mà đa số học sinh mắc phải.
Đồ dùng dạy học: thước kẻ, eke, phấn mầu
b. Trò:
Đồ dùng học tập: thước kẻ, eke, compa.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ ( Không)
b. Bài mới
1. Nhận xét, đánh giá chất lượng bài kiểm tra ( 10’)
 a. Nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Kiến thức: Một số em đã nắm được kiến thức cơ bản về định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình đã học, đa số các em vẽ được hình và ghi được GT, KL của bài, một số em biết phân tích tìm hướng c/m, lập luận khá chặt chẽ
- Kĩ năng: Một số em có kĩ năng phân tích tổng hợp, vận dụng t/c, dấu hiệu nhận biết các hình để c/m khá thành thạo..
- Trình bày: Đa số các bạn nữ trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận, viết đúng chính tả
* Nhược điểm: 
- Kiến thức: Một số em chưa nắm được kiến thức cơ bản của chương, hưa biết cách c/m ( Linh, Đạt, ...)
- Kĩ năng: Suy luận c/m của nhiều em còn lủng củng, chưa chặt chẽ, tràn lan không đúng trọng tâm. Kĩ năng vẽ hình, ghi GT, KL của vài ba em còn yếu.
- Trình bày: Nhiều em trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, viết hoa tuỳ tiện (đặc biệt là các em nam), nhiều em viết còn sai chính tả.
b. Trả bài cho học sinh
2. Chữa bài kiểm tra (30’)
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
Y/c
HY
HY?
?Kh
?Kh
Hs
?Tb
Học sinh trả lời câu 1b. 
Trả lời câu 1b
1 em lên bảng vẽ hình ghi GT& KL của bài
Dự đoán xem tứ giác AMBF là hình gì? Nêu cách c/m dự đoán đó.
Có nhận xét gì về vị trí của E đối với AB và FM ? Từ đó c/m câu a ?
1 em lên bảng trình bày c/m câu a.
Dự đoán tứ giác AMBF là hình gì ? Nêu cách c/m ?
Dự đoán và chứng minh.
Để tính diện tích hình chữ nhật cần có thêm điều kiện gì? Nêu cách tính?
b) Định nghĩa:
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau 
* Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân 
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân 
Câu 5: F A 
 GT ABC: AB = AC
 Trung tuyến AM
 EA = EB; EAB E . F đối xứng với M . qua E B M C 
 AM = 5cm; BC = 4cm. 
 KL a) Tứ giác AMBF là hình gì? Vì sao? 
 b) Tứ giác AFMC là hình gì? Vì sao? 
 c) SAMBF = ?
 Chứng minh: 
 a) Xét tứ giác AMBF có: EA = EB (gt); 
 EM = EF (Vì F đối xứng với M qua E) 
 => Tứ giác AMBF là hình bình hành (Vì tứ giác AMBF có hai đường 
 chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường) (1)
 Mặt khác, ABC cân tại A (gt), AM là trung tuyến (gt) nên AM đồng 
 thời là đường cao => AMBC => AM MB hay = 900 (2)
 Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AMBF là hình chữ nhật.
 b) Vì AMBF là hình chữ nhật (c/m trên) nên ta có:
 FA // BM và FA = BM (hai cạnh đối của hình chữ nhật)
 +) FA // BM , mà M BC => FA // MC 
 +) FA = BM, mà BM = MC (vì AM là trung tuyến) => FA = MC 
 Xét tứ giác AFMC có: FA // MC và FA = MC (c/m trên)
 => Tứ giác AFMC là hình bình hành
 (Vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau)
 c) Ta có MB = MC = (Vì AM là trung tuyến)
 Hình chữ nhật AMBF có: AM = 5cm; MB = 2cm
 => Diện tích hình chữ nhật AMBF là: 
 SAMBF = AM . MB = 5 . 2 = 10 (cm2)
3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 
Lớp 8A, 8B, 8C
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Củng cố, luyện tập(4’)
Phương hướng kế hoạch tiếp theo.
Phụ đạo học sinh yếu kém về các vấn đề: định nghĩa, t/c, dấu hiệu nhận biết các hình.
Hình thức: Giao bài tập đơn giản về cách c/m một tứ giác là hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, hướng dẫn, học sinh tự làm, giáo viên chấm điểm , chữa bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Xem lại toàn bộ phần chữa bài kiểm tra, tập lập luận c/m lại
- Học sinh khá giỏi: Suy nghĩ c/m theo cách khác
- Ôn lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác.
Y/c
?Tb
Hs
?Kh
?Tb
Hs
1 em lên bảng vẽ hình ghi GT& KL của bài
GT
Hbh MNPQ; E
EM = EN = MN; 
QF = FP = PQ
MP QE = {A}; 
MP NF = {B} 
KL
a/. Từ giác QENF là hình gì? Vì sao?
b/. MP NQ EF
c/. Từ giác EAFB là hình gì? Vì sao?
Dự đoán xem tứ giác QENF là hình gì? Nêu cách c/m dự đoán đó.
Dựa vào dấu hiệu nhận biết (cách nhanh nhất: dựa vào dấu hiệu 3)
Để c/ m 3 đường thẳng MP, NQ, EF cắt nhau tại một điểm ta dựa vào kiển thức nào?
Dựa vào t/c đường chéo của hình bình hành
Dự đoán tứ giác EAFB là hình gì? Nêu cách c/m?
C/ m dựa vào dấu hiệu 3: C/m cho AE// BF và AE = BF 
Để c/m AE = BF ta c/m hoặc dựa vào t/c của ba đường trung tuyến trong tam giác ( vì A, B lần lượt là trọng tâm của tam giác MQN, QNP )
II. Tự luận 
Câu 3. 
A
M
E
B
N
Q
F
P
Chứng minh:
a/. (1/2 điểm)
Vì MNPQ là hình bình hành (gt) 
Lại có E, F lần lượt là trung điểm của MN, PQ (gt)
 Nên Tứ giác QENF là hình bình hành
b/. (1 điểm)
Vì MNPQ là hình bình hànhMP NQ (giả sử tại O)O là trung điểm của NQ (1)
Vì QENF là hình bình hành (kết quả câu a) QN EF tại trung điểm của QN và EF (2)
Từ (1)và (2) MP NQ EF 
c/. Theo kết quả câu a có QENF là hình bình hành QE // NF 
mà QE MP = {A}; NF MP = {B} (gt)AE// BF (1) (1/4 điểm) 
Xét AME và BPE có :
ME = FP (vì ME = MN; FP = QP mà MN = QP )
 (sole trong của MN// PQ)
 (cùng bằng )
Do đó AME = BPE (g.c.g) AE = BF (2 cạnh tương ứng) (2) (3/4 điểm)
Từ (1) và (2) AEBF là hình bình hành

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_20_den_32_ban_3_cot.doc