Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

Giúp Hs nắm được định nghĩa và các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết hình thoi,.Thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành.

2. Kỷ năng:

 Rèn kĩ năng vẽ hình thoi.

 Liên hệ được các hình thoi trong thực tế ,rèn thao tác phân tích tổng hợp để chứng minh các tích chất.

3.Thái độ:

- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh.Vận dụng vào thức tế cuộc sống một cách nhanh nhẹn,logic.Thây được hình ảnh hình thoi trong thức tế.

B.PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: thước êke, compa,

 Học sinh: Làm BTVN; dụng cụ vẽ: Thước, compa.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định:

 II. Kiểm tra bài cũ: 15’

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20: §11 HÌNH THOI
Ngày soạn: 9/11
Ngày giảng: 8A: 11/11	
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
Giúp Hs nắm được định nghĩa và các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết hình thoi,.Thấy được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành.
2. Kỷ năng: 
 	Rèn kĩ năng vẽ hình thoi.
 	Liên hệ được các hình thoi trong thực tế ,rèn thao tác phân tích tổng hợp để chứng minh các tích chất.
3.Thái độ:
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh.Vận dụng vào thức tế cuộc sống một cách nhanh nhẹn,logic.Thây được hình ảnh hình thoi trong thức tế.
B.PHƯƠNG PHÁP:
 	Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: thước êke, compa, 
 	Học sinh: Làm BTVN; dụng cụ vẽ: Thước, compa. 
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ: 15’
Cho hình bình hành ABCD biết AB=CD.Chứng minh AC vuông góc với BD.
GV hướng dẫn HS chứng minh tương tự tính chất hình thoi
 III. Bài mới:
Đặt vấn đề. 
Hình vẽ chúng ta vừa nghiên cứu trên gọi là hình thoi. Vậy hình thoi được định nghĩa ntn, và có tính chất gì, chúng ta cùng nghiên cứu trong tiết học này.
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: 7’
HS: Sau lời vào bài của GV ở đầu bài HS phát biểu định nghĩa.
GV: Có thể định nghĩa hình thoi thông qua hình bình hành không?
HS: Định nghĩa hình bình hành với các cách khác.
GV: Hình thoi củng là hình bình hành vậy nó có tính chất như thế nào?Giới thiệu vào tính chất 
2. Hoạt động 2. 8’
GV: Hãy tìm tất cả các tính chất của hình bình hành?
GV: Hình thoi có phải là hình bình hành không?
HS: Phát biểu các tính chất của hình bình hành.
GV: Từ phần bài cũ em hãy nêu các tính chất của hình thoi.
GV: Qua bài tập trên em nào so sánh các góc BAO và DAO.
HS:Phát biểu định lí:
GV:Phân chứng minh tương tự bài tập ở phần bài cũ.
3. Hoạt động 3. 8’
GV:Làm thế nào để nhận biết tứ giác là hình thoi?
HS:Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi.
1.Định nghĩa: 
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. 
Tứ giác ABCD là hình thoi ÛAB=BC=CD=DA
*Hình thoi củng là hình bình hành.
2.Tính chất:
 Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Định lí: 
 Trong hình thoi:
Hai đường chéo vuông góc nhau.
Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
 Chứng minh: SGK
3.Dấu hiệu nhận biết. (Sgk)
1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
3. Củng cố: 5’
	Nhắc lại các kiến thức cơ bản: định nghĩa; tính chất; dấu hiệu nhận biết hình thoi.
	Làm bài tập 73 SGK
4. Hướng dẫn về nhà: 2’
BTVN: 74; 75; 76; 77; SGK .Nghiên cứu các bài tập tiết sau luyện tập. 
E. BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_20_bai_11_hinh_thoi.doc