A. Mục tiêu:
-Kiến thức: Học sinh củng cố khái niệm khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, được ôn lại các bài tập cơ bản về tập hợp điểm. Bước đầu làm quen với bài toán tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó thoả mãn yêu cầu của bài.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chứng minh một bài toán hình.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu, êke.
- Học sinh: Thước thẳng, êke.
C.Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh 1: Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng d cho trước và cách
đường thẳng d một đoạn bằng 2 cm ? Nêu cách vẽ.
- Học sinh 2: Phát biểu tính chất của các điểm cách đều 1 đường thẳng cho trước.
III.Luyện tập:
Tiết 19 Ngày soạn: 23/10/09 Ngày giảng: 28/10/09 Luyện tập A. Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh củng cố khái niệm khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, được ôn lại các bài tập cơ bản về tập hợp điểm. Bước đầu làm quen với bài toán tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó thoả mãn yêu cầu của bài. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chứng minh một bài toán hình. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu, êke. - Học sinh: Thước thẳng, êke. C.Tiến trình bài giảng: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng d cho trước và cách đường thẳng d một đoạn bằng 2 cm ? Nêu cách vẽ. - Học sinh 2: Phát biểu tính chất của các điểm cách đều 1 đường thẳng cho trước. III.Luyện tập: Hoạt động của thày, trò Ghi bảng - Giáo viên đưa nội dung bài toán lên bảng và phát phiếu học tập cho các nhóm. - Cả lớp thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời - Lớp nhận xét bài làm của các nhóm đó- Yêu cầu học sinh làm bài tập 70 - Học sinh vẽ hình ghi GT, KL - Cả lớp suy nghĩ làm bài - 1 học sinh lên bảng trình bày (Nếu học sinh chưa làm được giáo viên gợi ý) - Học sinh nhận xét. - Giáo viên uốn nắn sửa chữ sai xót Bài tập 69 (tr103-SGK) (1) (7); (2) (5) (3) (8) ; (4) (6) Bài tập 70 (tr103-SGK) GT B di chuyển trên Ox KL Vị trí của C Kẻ ( 2 đường thẳng cùng vuông góc với 1 đường thẳng) Xét CH là đường TB của B di chuyển trên Ox thì C di chuyển trên d // với Ox và cách Ox :1cm IV. Củng cố: - Đối với loại toán tìm điểm O khi M di chuyển trước tiên ta phải xác định được điểm O di chuyển như thế nào (có thể vẽ thêm 2, 3 trường hợp của M để xác định vị trí của O từ đó rút ra qui luật) - Sau đó dựa vào kiến thức đã học (đường trung trực, phân giác, khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng ...) để chứng minh, tìm lời giải của bài toán. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại lời giải các bài toán trên. - Làm bài tập 71 (tr103-SGK) - Làm bài tập 128, 129, 131 (tr73; 74-SBT) - Ôn tập lại các tính chất của hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật. HD 71: a) Chứng minh AEMD là hình chữ nhật, OD = OE O, A, M thẳng hàng b) O nằm trên đường thẳng song song BC cách BC bằng AH c) Khi M trùng với H thì AM là ngắn nhất Tổ trưởng chuyên môn duyệt 26/10/09 Tiết 20 Ngày soạn: 23/10/09 Ngày giảng: 30/10/09 Đ11: Hình thoi A. Mục tiêu: -Kiến thức : Học sinh nẵm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (2 đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc trong hình thoi), nẵm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi - Kĩ năng: Học sinh biết dựa vào 2 tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó, vận dụng kiến thức của hình thoi trong tính toán. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ hình 100 và bài 73 (tr105-SGK), thước thẳng. - Học sinh: Thước thẳng. C.Tiến trình bài giảng: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành - Học sinh 2: Câu hỏi tương tự với hình chữ nhật III. Bài mới: Hoạt động của thày, trò Ghi bảng - Giáo viên đưa ra bảng phụ hình 100- SGK - Người ta gọi tứ giác ABCD tron hình 100 là hình thoi ? Hình thoi là hình gì. - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1 - Học sinh cả lớp suy nghĩ, 1 em đứng tại chỗ trả lời. ? Ta có thể định nghĩa hình thoi như thế nào ? Dựa vào hình bình hành, giáo viên vẽ tiếp 2 đường chéo và đặt vấn đề - Ta đã biết hình thoi là hình bình hành nên nó có các tính chất của hình bình hành. ? Vậy ngoài tính chất của hình bình hành ra thì hình thoi còn tính chất nào khác hay không. - Giáo viên cho học sinh làm ?2. - Cả lớp làm bài theo nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK - Giáo viên chốt và ghi bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh định lí trên - Các câu khác chứng minh tương tự. - Học sinh về nhà tự chứng minh ? Để vẽ hình thoi ta vẽ như thế nào - Học sinh trả lời. - Giáo viên chốt lại và nêu cách vẽ. ? Ngoài dấu hiệu nhận biết bằng định nghĩa, hãy dự đoán các dấu hiệu nhận biết hình thoi qua hình bình hành. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Giáo viên chốt lại và ghi bảng. - Yêu cầu học sinh làm ?3 - Học sinh ghi GT, KL GT Hình bình hành ABCD KL ABCD là hình thoi 1. Định nghĩa Tứ giác ABCD là hình thoi AB = BC = CD =AD ?1 - Hình thoi là hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau. 2. Tính chất (10') ?2 * Định lí: SGK GT hình thoi ABCD KL a) b) AC là phân giác BD là phân giác Cm: a) Ta có cân (AB = AC) mà BO là đường trung tuyến BO cũng là đường cao của ACBD b) Xét cân tại B cân tại D mà (2 góc so le trong) Ac là phân giác của 3. Dấu hiệu nhận biết - Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi - Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau là hình thoi - Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi - Hình bình hành có 1 đường chéo là phân giác của mỗi góc là hình thoi ?3 Chứng minh : Vì ABCD là hình bình hành AO = OC, BO = OD Vì 4 tam giác vuông AOB, BOC, COD, DOA bằng nhau AB = BC = CD = AD ABCD là hình thoi IV. Củng cố: - Giáo viên treo bảng phụ bài tập 73 (tr105-SGK) Học sinh thảo luận nhóm để tìm các hình thoi và giải thích V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học theo SGK - Làm bài tập 75, 76, 77 (tr106-SGK)
Tài liệu đính kèm: