Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

-Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành có tâm đối xứng.

-Biết vẽ điểm đối xứng của một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng đối xứng vơi một điểm cho trươc qua một điểm.

-Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.

2. Về kỹ năng:

-Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, nhận ra được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

3. Về tư duy, thái độ: Yêu thích môn toán, tích cực trong thảo luận nhóm để tìm kiến thức mới

II. Chuẩn bị của GV và HS :

-GV:Các tấm bìa có dạng chữ S, N Hình 77 SGK,một nam châm, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ.

-HS chuẩn bị giấy kẻ ô

III. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7– TIẾT 14
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
-Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành có tâm đối xứng.
-Biết vẽ điểm đối xứng của một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng đối xứng vơiù một điểm cho trươc qua một điểm.
-Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm.
2. Về kỹ năng:
-Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, nhận ra được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
3. Về tư duy, thái độ: Yêu thích môn toán, tích cực trong thảo luận nhóm để tìm kiến thức mới
II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV:Các tấm bìa có dạng chữ S, N Hình 77 SGK,một nam châm, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ. 
-HS chuẩn bị giấy kẻ ô
III. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
- Tứ giác EFGH có phải là hình bình hành không? Vì sao? (5đ)
- Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình bình hành? (5đ)
- Tứ giác EFGH là hình bình hành vì OE=OG, OF=OH. (5đ)
Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình bình hành. (5đ)
-Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
-Tứ giác có cạnh đối bằng nhau là hinh bình hành.
-Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. 
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Hai điểm đối xứng qua một điểm
- Dùng kim nam châm và dựa vào đó đặt vấn đề như sách giáo khoa.
-Yêu cầu HS làm ?1.
-Điểm A gọi là gì của A’ và ngược lại?
-Khi nào hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O?
-Tìm điểm đối xứng với O qua điểm O?
Hoạt Động 2: Hai hình đối xứng qua một điểm 
-Yêu cầu HS làm ?2.
-Nêu cách kiểm nghiệm ba điểm A’, B’, C’ thẳng hàng?
-Nếu lấy điểm D’ thuộc A’B’, điểm đối xứng của D’ qua O nằm ở đâu?
-Khi nào hai hình gọi là đối xứng nhau qua một điểm?
-GV treo hình 77, Yêu cầu HS tìm các đoạn thẳng, đường thẳng, góc, tam giác đối xứng nhau qua O.
-Có nhận xét gì về đoạn thẳng, góc, tam giác đối xứng nhau qua tâm O?
Hoạt Động 3: Hình có tâm đối xứng
-Cho HS làm ?3.
-Có nhận xét gì về điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc hình bình hành?
-Khi nào hình H có tâm đối xứng?
-Tâm đối xứng của hình bình hành là điểm nào?
-HS làm ?1 và rút ra nhận xét.
-HS nêu định nghĩa.
Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
-HS làm ?2
-Dùng thước nối A’và B’, C’ phải nằm trên đoạn thẳng A’B’
-HS phát biểu định nghĩa.
-HS nhìn hình 77, xác định các đoạn thẳng, đường thẳng, tam giác đối xứng nhau qua tâm O.
-Hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm O thì chúng bằng nhau
-AB đối xứng với CD qua O và ngược lại.
-AD đối xứng với CB qua O và ngược lại.
-Tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm hai đường chéo.
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm: (10 phút)
a. Định nghĩa:
-Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm ấy.
-A và A’ đối xứng nhau qua O OA = OA’
b. Qui ước:
-Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
2. Hai hình đối xứng qua một điểm:(15 phút)
a.Định nghĩa:
-Hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứngvới một điểm thuộc hình kia qua O và ngược lại.
-Điểm O gọi là tâm đối xứng.
b. Chú ý:
- Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một điểm O thì chúng bằng nhau.
3.Hình có tâm đối xứng:
(7 phút)
a.Định nghĩa:
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.
b.Định lí:
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
V.Củng cố: (6 phút)
-Gọi HS giải bài 50 SGK.
-Bài 53. Tứ giác ADME là hình gì?
Tứ giác ADME là hình bình hành. Có I là trung điểm của ED nên I cũng là trung điểm của AM. Vậy A và M đối xứng nhau qua tâm I.
-Nêu cách chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm?
VI.Hướng dẫn học ở nhàø:(2 phút) 
-Học thuộc các định nghĩa.
-Nêu cách chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm. 
- Bài tập: Bài tập 52, 54 SGK.
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
RÚT KINH NGHIỆM:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_14_doi_xung_tam_ban_chuan.doc