Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14 đến 27

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14 đến 27

A. Mục tiêu:

- Học sinh nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật.

- Biết vẽ 1 tứ giác là hình chữ nhật, biết các cách chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật vận dụng kiến thức đó vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)

- Vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật, com pa, thước thẳng.

- Học sinh: Com pa, thước thẳng.

C.Tiến trình bài giảng:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ: (10')

- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết và vẽ hình thang cân.

- Học sinh 2: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết và vẽ hình bình hành.

III. Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 14 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 9 tháng 10 năm 2008
Tiết 14 đối xứng tâm
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
- Biết vẽ 1 điểm đối xứng với 1 điểm cho trước qua 1 điểm, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước cho trước qua 1 điểm.
- Biết nhận ra một hình có tâm đối xứng trong thực tế.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hình 77, 78 (tr94-SGK ); thước thẳng, phấn màu.
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (6') 
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng, 2 hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng 
- Học sinh 2: Cho trước và đường thẳng d . Vẽ hình đối xứng với qua đường thẳng d.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng trình bày.
- GV: người ta gọi 2 điểm A và A' đối xứng nhau qua O.
? Khi nào O gọi là điểm đối xứng của AA' .
- Học sinh: Khi O là trung điểm của AA'
? Nêu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
? Nêu cách vẽ 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm.
- Giáo viên đưa ra qui ước.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2
- Cả lớp làm bài
- 1 học sinh lên bảng trình bày
 nhận xét
- Giáo viên và học sinh cùng phân tích.
? Nêu định nghĩa 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm.
- Học sinh: Hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với 1 điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. 
- Củng cố: Giáo viên đưa ra tranh vẽ hình 77; 78 (tr94-SGK)
? Tìm trên hình các cặp đoạn thẳng, đường thẳng, góc đối xứng nhau qua O.
? Có nhận xét gì về các cặp đoạn thẳng các góc đối xứng với nhau qua O.
- Học sinh: Chúng bằng nhau 
- Yêu cầu cả lớp làm ?3
- Cả lớp vẽ hình vào vở, 1hs lên bảng trình bày.
? Khi nào 1 điểm gọi là tâm đối xứng của 1 hình.
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ ?4
- Học sinh quan sát làm bài
1. Hai điểm đối xứng nhau qua 1 điểm (7')
?1
* Định nghĩa: (SGK)
 A và A' gọi là đối xứng nhau qua O 
* Qui ước: Điểm đối xứng của O qua O cũng chính là O
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm (11')
?2
- Ta gọi 2 đoạn thẳng AB và A'B' là 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm
* Định nghĩa: (SGK)
- Điểm O gọi là tâm đối xứng của 2 hình đó.
 Hình 78
- Người ta có thể chứng minh được: Nếu 2 đoạn thẳng(góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
3. Hình có tâm đối xứng (8')
?3
- O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
* Định nghĩa : SGK 
* Định lí: SGK 
?4
IV. Củng cố: (10')
- Học sinh làm bài tập 52 (tr96-SGK)
GT
 Hình bình hành ABCD
AE = AD (EAD)
DC = CF (FDC)
KL
E đối xứng F qua B
CM: BE = BF, 
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Học theo SGK, nắm chắc định nghĩa, cách vẽ 2 hinh đối xứng nhau qua 1 điểm, tâm đối xứng của 1 hình
- Làm bài tập 51, 53, 57 (tr96-SGK)
- Làm bài tập 100' 101; 104; 105 (SBT)
----------------------------
Ngày 10 tháng 10 năm 2008
Tiết 15 Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Củng cố các khái niệm về đối xứng tâm (2 điểm đối xứng qua tâm, 2 hình đối xứng qua tâm, hình có tâm đối xứng)
- Luyện tập cho học sinh kĩ năng chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình đối xứng qua 1 điểm, xác định tâm của một hình.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh vẽ hình 83 (tr96-SGK) ; phiếu học tập bài 57 (tr96-SGK), máy chiếu, thước thẳng.
- Học sinh: Giấy trong, bút dạ, thước thẳng
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (10') 
- Học sinh 1: Cho đoạn thẳng AB và 1 điểm O (OAB). Vẽ điểm A' đối xứng với A qua O, điểm B' đối xứng với B qua O rồi chứng minh AB = A'B' và AB // A'B'.
- Học sinh 2: Hãy phát biểu định nghĩa về:
a) Hai điểm đối xứng qua 1 điểm
b) Hai hình đối xứng qua 1 điểm.
III.Luyện tập:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 54
- Yêu cầu vẽ hình, ghi GT, KL
- Cả lớp làm theo yêu cầu của giáo viên 
? Nêu cách chứng minh của bài toán.
- Học sinh suy nghĩ và nêu cách chứng minh 
(OC = OB; C, O, B thẳng hàng)
? Chứng minh OC = OB
? So sánh OC với OA
? So sánh OA với OB
- Học sinh suy nghĩ trả lời
? Nêu cách chứng minh O, C, B thẳng hàng
- Học sinh: 
- Nếu học sinh không làm được giáo viên có thể gợi ý: ? So sánh với , với 
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên phát phiếu học tập bài tập 57 
- Cả lớp thảo luận theo nhóm và làm ra phiếu học tập 
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình ghi GT, KL
? Để chứng minh M và N đối xứng nhau qua O ta phải chứng minh điều gì.
- Học sinh: ta chứng minh MO = NO
? Chứng minh OAM = OCN.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
 Bài tập 54 (tr96-SGK) (13')
GT
 , C là điểm đx của A qua Oy, B là điểm đx của A qua Ox
KL
C và B là 2 điểm đx qua O
Chứng minh:
* OA = OC
Theo (gt) A và C đối xứng nhau qua Oy Oy là trung trực của AC OC = OA (1)
Tương tự ta có: OB = OA (2)
Từ (1), (2) OC = OB
* O, C, B thẳng hàng 
Vì OAB cân, mà ABOx 
Vì OCA cân và CAOy 
Mặt khác 
= 2() = 2.900 = 1800 
Vậy C và B đối xứng nhau qua O
Bài tập 57 (tr96-SGK) (5')
Các câu sau đúng hay sai:
a) Tâm đối xứng của 1 đường thẳng là điểm bất kì của đường thẳng đó.
b) Trọng tâm của 1 tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó.
c) Hai tam giác đối xứng nhau qua 1 điểm thì có chu vi bằng nhau 
(Câu đúng: a, c; câu sai: b)
Bài tập 55 (tr96-SGK) (7')
GT
 Hình bình hành ABCD
O ACBD,
KL
M đối xứng với N qua O
Chứng minh:
Xét OAM và OCN: 
 (đối đỉnh)
OA = OC (gt)
 (so le trong)
 OAM = OCN (g.c.g)
 ON = OM mà O, M, N thẳng hàng M và N đối xứng nhau qua O
IV. Củng cố: (7')
- Giáo viên nêu ra cách chứng minh hình bình hành có tâm đối xứng (là bài tập 55)
- Để chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm O ta phải chứng minh: O là trung điểm của đoạn thẳng nối 2 điểm đó.
- Để chứng minh 1 hình có tâm đối xứng ta phải chứng minh mọi điểm của hình đó có đối xứng qua 1 điểm cũng thuộc vào hình đó. (áp dụng vào bbài tập 56)
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Xem lại lời giải các bài tập trên, ôn tập lại kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng 
- Làm bài tập 56(tr96-SGK)
- Làm bài tập 56 (tr96-SGK); 96; 97; 98; 99 (SBT)
---------------------------------
Ngày 14 tháng 10 năm 2008
Tiết 16
Hình chữ nhật
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết vẽ 1 tứ giác là hình chữ nhật, biết các cách chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật vận dụng kiến thức đó vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)
- Vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật, com pa, thước thẳng.
- Học sinh: Com pa, thước thẳng.
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (10') 
- Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết và vẽ hình thang cân.
- Học sinh 2: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết và vẽ hình bình hành.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
? Một tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc bằng bao nhiêu? Vì sao.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên: Người ta gọi đó là hình chữ nhật. 
- Nêu định nghĩa hình chữ nhật ?
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Cả lớp làm nháp
- 1 học sinh lên bảng trình bày.
? Nêu mối quan hệ giữa các hình: hình chữ nhật, hình thang cân, hình bình hành.
? Nêu các tính chất của hình chữ nhật.
- Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các tính chất của hình chữ nhật
- Giáo viên chốt lại các tính chất:
+ Cạnh: Các cặp cạnh đối song song và bằng nhau 
+ Góc: Các góc bằng nhau và bằng 900.
+ Đường chéo: 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mối đường.
- Giáo viên giải thích tính chất trên.
- Học sinh chú ý theo dõi.
? Để chứng minh tứ giác là hình chữ nhật ta có thể chứng minh như thế nào.
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên chốt lại và đưa ra bảng phụ.
- Học sinh theo dõi và ghi nhớ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chứng minh các tính chất trên.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Học sinh suy nghĩ và làm bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3
a) Tứ giác ABDC là hình gì? Tại sao
b) So sánh độ dài AM và BC
c) Tam giác vuông ABC có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền. Hãy phát biểu tính chất tìm được ở câu b) dưới dạng 1 định lí .
- Cả lớp thảo luận nhóm và đại diện đứng tại chỗ trả lời.
- Cả lớp thảo luận nhóm và đại diện đứng tại chỗ trả lời.
- Giáo viên treo bảng phụ hình 87
- Yêu cầu học sinh làm ?4
a) Tứ giác ABDC là hình gì? Tại sao?
b) Tam giác ABC là tam giác gì
c) Tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC. Hãy phát biểu tính chất tìm được ở câu b) dưới dạng 1 định lí.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện 1 hóm đứng tại chỗ trả lời.
- Giáo viên chốt lại (qua?3, ?4) và đưa ra định lí.
1. Định nghĩa (7')
* Định nghĩa: (SGK)
- Tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
?1 
.Vì ; Tứ giác ABCD là hình bình hành 
. Vì AB // DC (2 góc trong cùng phía bù nhau) . Mà 
 Tứ giác ABCD là hình thang cân.
- Hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là hình thang cân.
2. Tính chất (5')
- Có tất cả tính chất của hình bình hành, hình thang cân.
- Hình chữ nhật: 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau ở trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết (5')
- Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật 
- Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật 
- Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật 
?2 Có thể kiểm tra được bằng cách kiểm tra:
+ Các cặp cạnh đối bằng nhau 
+ 2 đường chéo bằng nhau.
4. áp dụng vào tam giác
?3
a) Tứ giác ABDC có:
Vì (gt) Hình thang ABDC là hình chữ nhật 
b) Vì ABCD là hình chữ nhật AD = BC mà 
c) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng cạnh huyền.
?4
* Định lí: (SGK -tr99) 
IV. Củng cố: (5')
- Giáo viên đưa ra bảng phụ bài tập 58 (tr99); học sinh lên làm sau khi thảo luận nhóm.
a
5
2
b
12
6
d
13
7
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Học theo SGK. Nắm chắc các tính chất, dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật 
- Làm các bài tập 59; 60; 61 (tr99-SGK)
- Làm bài tập 114; 116; 117; 118 (tr72-SBT)
HD 61: Chứng minh AHCE là hình chữ nhật, có AC = HE; AI = IC; IH = IE.
----------------------
Ngày 19 tháng 10 năm 2008
Tiết 17 Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh  ... làm bài tập 88
- Cả lớp suy nghĩ làm bài
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
? Tứ giác EFGH là hình gì.
- Cả lớp suy nghĩ trả lời
- 1 học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét bài làm của bạn, sửa chữa, bổ sung nếu sai thiếu.
GV chốt: Cho dù tứ giác ABCD thay đổi như thế nào thì EFGH luôn là hình bình hành 
? Làm các câu hỏi a, b, c.
I. Ôn tập lí thuyết (15')
TG
H-thang
H-thang cân
H- bình hành
H- chữ nhật
H-thoi
H-V
* Tính chất các loại tứ giác đã học
* Dấu hiệu nhận biết
BT 87 (tr111-SGK)
a) hình chữ nhật là tập con của hình bình hành, hình thang.
b) hình thoi là tập con của hình bình hành, hình thoi 
c) hình vuông 
BT 88 (tr111-SGK)
GT
tứ giác ABCD: AE = EB, BF = FC
CG = GD, AH = HD
KL
tứ giác ABCD cần có điều kiện gì thì:
a) EFGH là hình chữ nhật 
b) EFGH là hình thoi.
c) EFGH là hình vuông
BG:
Xét ABC có EF là đường TB
 ; EF // AC (1)
Xét DGA có HG là đường TB 
 , HG // AC (2)
Từ 1, 2 EF = GH; EF // GH
 tứ giác EFGH là hình bình hành 
a) EFGH là hình chữ nhật khi ADBD
b) EFGH là hình thoi khi AC = BD
c) EFGH là hình vuông khi thoả mãn 2 điều kiện trên.
IV. Củng cố: (2')
- Cho học sinh nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
V. Hướng dẫn học ở nhà:(3')
- Ôn tập lại các kiến thức trong chương
- Làm lại các bài tập trên, bài 89 (tr111-SGK)
- Làm các bài tập 161, 162, 163, 164 (tr77-SBT)
---------------------------
Ngày 13 tháng 11 năm 2008
Tiết 24
 ôn tập chương I (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh 
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương, trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110, thước thẳng.
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (8') 
 Nêu tính chất hình Thoi? Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình Thoi? 
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
HS đọc kỹ đề
GV yêu cầu hs vẽ hỡnh trờn bảng và hướng dẫn HS vẽ hỡnh vào vở.
HS ghi GT, KL
a)
HS: Muốm c/m E đối xứng với M qua AB ta cần c/m điều gì?
(EM AB )
b) Gọi HS lờn bảng chứng minh
c) Gọi HS lờn bảng c/m
GV hướng dẫn : Cú thể c/m hai cặp 
cạnh đối song song.
HS: Hỡnh thoi AEBM cần cú thờm đ/k gỡ để trở thành hỡnh vuụng ?
 Hai đường chộo bằng nhau
? ABC là tam giỏc gỡ ?
GV vẽ hỡnh minh họa 
 HS – Ghi bài tập bổ sung .
GV – hướng dẫn:
 a) C/m ΔMFE = ΔKMB (c.g.c). 
 K là giao điểm của MF với BC
 b)M là trung diểm của AC
Bài tập 89-tr.111-SGK
C
B
M
E
D
A
a/ Trong ΔABC , DM là đường trung bình DM //AC mà AC AB => DM AB 
DM =DE Do đó E và M đối xứng nhau qua AB.
b) AEBM có AB EM tại D và DA= DB
DE = DM => AEBM là hình thoi.
 AE // MC ( vẽ AE // MB ) 
 AE = MC ( vì cùng bằng MB)
Suy ra AEMC là hỡnh bỡnh hành.
c) BC = 4cm => MB = 2cm
Chu vi hình thoi AEBM bằng 4.2 = 8cm
B
d) AEBM là hỡnh vuụng AB = ME. Mà ME = AC (AEMC là hỡnh bỡnh hành ) nờn AB = AC => ΔABC vuụng cõn.
C
M
E
D
A
Bài tập bổ sung
Cho hình vuông ABCD, M là một điểm trên AC. Gọi F,E thứ tự là hình chiếu của M trên AD, CD .
Chứng minh BM = FE , BM FE.
Tìm vị trí của M để FE nhỏ nhất, diện tích tam giác MEF lớn nhất.
C. Dặn dò : 
- Tiếp tục ụn tập lý thuyết theo cõu hỏi trong SGK.
- Làm cỏc bài tập 162; 163 - SBT
- Tiết 25 làm bài kiểm tra viết 1 T
Ngày 18 tháng 11 năm 2008
Tiết 25
 kiểm tra chương I
A. Mục tiêu:
- Nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương và vận dụng vào giải bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng mih bài toán hình học. 
- Rèn tính cẩn thận, chính xá khoa học, lập luận có căn cứ trong quá trình giải toán.
B. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ ghi nội dung kiểm tra
- HS: Giấy kiểm tra, thước kẻ
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Đề bài kiểm tra: (thời gian làm bài 44')
 GV treo bảng phụ đề bài KT có nội dung như sau: 
Câu 1: (3đ)
a) Cho tam giác ABC va một đường thẳng d không cắt các cạnh của tam giác ABC. Vẽ A'B'C' đối xứng với ABC qua đường thẳng d.
b) Phát biểu định nghĩa hình thang cân. Nêu các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình thang cân.
Câu 2: (2đ)
Điền dấu ''x'' vào ô trống thích hợp.
Câu
Nội dung
Đ
S
1
Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
2
Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật 
Câu 3 (5đ)
Cho ABC cân tại a, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao ?
c) Tìm điều kiện của ABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
III. Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1: Mỗi câu làm đúng 1,5 điểm
Câu 2: ( Câu 1 sai; câu 2 đúng): mỗi câu 1 điểm.
Câu 3: 
- Vẽ hình đúng; 1 điểm
- Câu a: 1,5đ
- Câu b: 1,5đ
- Câu c: 1đ
a) Xét tứ giác AMCK ta có: MI = IC (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong vuông AMC)
 MK = AC (KI = MI)
Trong tứ giác AMCK có MI = IK; AI = IC
 AMCK là hình bình hành 
mà AC = MK AMCK là hình chữ nhật
b) Theo câu a, AMCK là hình chữ nhật 
 AK // MC và AK = MC
 AK // BM; AK = BM ( Vì MC = BM theo gt)
 tứ giác AKMB là hình bình hành 
c) Theo câu a ta có AMCK là hình vuông 
 AM = MC = BC
Mà AM là đường trung tuyến ABC vuông tại A
 Vậy ABC vuông cân tại A thì AMCK là hình vuông 
---------------------
Ngày 25 tháng 11 năm 2008
chương II - đa giác. diện tích đa giác 
Tiết 26: Đ1 Đa giác - Đa giác đều
mục tiêu :
HS nắm được khái niệm đa giác lồi , đa giác đều.
HS biết tính tổng số đo các góc của một đa giác 
Biết nhận biết một số đa giác lồi , đa giác đều .
Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ , HS biết qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Hoạt động dạy học:
I/ Chuẩn bị:
Bảng phụ các hình 112,113,114,115,116,117 
Bảng phụ hình 120.
Bảng phụ bài tập 4
HS ôn lại khái niệm tứ giác ,tam giác .
II/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV- Treo bảng phụ có các hình từ 112 đến 117
HS – Nêu khái niệm tứ giác 
Quan sát hình vẽ => Nêu khái niệm đa giác ?
HS – Thực hiện ?1 
GV – Giới thiệu khái niệm đa giác lồi.
HS – Nêu các khái niệm đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của mỗi đa giác ,
GV - Đa giác có n đỉnh ( n3) gọi là hình n- giác hay hình n- cạnh :
Tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác,
D
B
D
1. Khái niệm về đa giác:
B
A
B
A
A
C
E
D
E
C
E
C
G
Hình 113
Hình 112
A
B
A
Hình 114
E
A
B
D
C
B
C
C
D
Hình 117
Hình 116
Hình 115
Các hình 112 --> 117 là các đa giác 
Các hình 115--> 117 là các đa giác lồi.
Định nghĩa:
?1 Hình gồm năm đoạn AB,BC,CD,DE,EA ở hình 118 không phải là đa giác vì AE và ED cùng nằm trên một đường thẳng.
?2 Các đa giác 112--> 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác không cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh.
GV – tam giác đều, hình vuông dược gọi là các đa giác đều
HS – Quan sát hình 120 --> Nêu định nghĩa đa giác đều 
Vẽ các trục đối xứng nếu có của các đa giác đó.
HS – Làm ?4sgk
2. Đa giác đều:
c) Ngũ giác đều
b) Tứ giác đều
a) Tam giác đều
d) Lục giác đều
Định nghĩa: (sgk)
III/ Củng cố:
Bài tập 2:
Đa giác không đều có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi
Đa giác không đều có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật.
B
Bài tập 3:
H
D
G
C
F
E
A
ABCD là hình thoi, A = 600 nên B = 1200 , D = 1200 
Tam giác AEH đều nên E = 1200 , H = 1200 
Cũng thế F = 1200, G = 1200. Vậy EBFGDH 
có tất cả các góc bằng nhau.
EBFGDHcũng có tất cả các cạnh bằng nhau 
(bằng nửa cạnh hình thoi)
Vậy EBFGDH là một lục giác đều.
Bài tập 4:
GV dùng bảng phụ
HS – Thực hiện (điền vào chỗ trống)
Tứ giác 
Ngũ giác 
Lục giác
n- giác
Số cạnh 
4
5
6
n
Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n - 3
Số tam giác tạo thành
2
3
4
n - 2
Tổng số đo các góc của đa giác 
2 . 1800 = 3600
3 . 1800 =
5400
4 . 1800 = 7200
( n – 2). 1800
IV/ Hướng dẫn học ở nhà :
Làm bài tập 1;5 sgk.
Phát biểu định nghĩa đa giác lồi , đa giác đều.
Ngày 27 tháng 11 năm 2008
Tiết 27 : Đ2 Diện tích hình chữ nhật
Mục tiêu :
 HS 
- Nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật , hình vuông , tam giác vuông.
 - Hiểu rằng để c/m các công thức đó cần vận dụng các tính chất diện tích đa giác.
 - Vận dụng công thức đã học và t/c diện tích vào giải toán.
Hoạt động dạy học :
 Hoạt động I :Bài cũ
Gv – Chuẩn bị bảng phụ cho BT 4 sgk.
HS - Điền vào chỗ trống:
Từ đó: - tính số đo mỗi góc của hình n – giác đều?(BT5)
 - Tính số đường chéo của hình n- giác?
II/ Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV – Ta đã làm quen với khái niệm “diện tích” ở lớp dưới. Các em hãy thực hiện các câu hỏi trong ?1 sau:
GV – Treo bảng phụ (hình121)
HS – thực hiện ?1sgk
? Em hiểu như thế nào về diện tích.
HS – Nêu các nhận xét 
GV – Lưu ý HS khi tính diện tích 
 Kí hiệu diện tích đa giác.
GV – Ta công nhận công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Các em khá có thể tự tìm cách chứng minh công thức này
III/ Luyện tập : 
Vận dụng các công thức vừa có em hãy làm các bài tập sau:
HS – Giải BT 6 sgk 
HS – Giải bài tập 8sgk.
Y/c chỉ cần đo hai cạnh AB và AC.
1. Khái niệm diện tích đa giác :
?1 
a) Diện tích hình A là diện tích 9 ô vuông, diện tích hình B cũng là diện tích 9 ô vuông.
Diện tích hình A bằng diện tích hình B
b) Diện tích hình D là diện tích 8 ô vuông, diện tích hình C là diện tích 2 ô vuông.
c) Diện tích hình C bằng diện tích hình E (diện tích hình E là diện tích 8 ô vuông).
* Nhận xét:
+ Diện tích đa giác là phần mặt phẳng bị giới hạn bởi đa giác .
+ Mỗi đa giác có một diện tích xác định . Diện tích đa giác là một số dương.
* Tính chất của diện tích:
(SGK) 
Diện tích đa giác ABCDE được ký hiệu
SABCDE
Khi tính diện tích các cạnh phải lấy cùng đơn vị độ dài.
2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Định lý:
b
 S = a.b
a
VD : 
Nếu a = 3,4 cm ; b = 1,9cm thì S = 3,4 . 1,9
= 6,46(cm2)
3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
?2.
a
- Hình vuông có cạnh bằng a 
S = a2 
a
b
- Hình tam giác vuông có 
hai cạnh góc vuông là a và b thì S = ab
?3 Chứng minh công thức tính diện tích tam giác vuông 
Vận dụng tính chất 1
Vậndụng tính chát 2.
 Luyện tập :
Bài tập 6:
Nếu a, = 2.a thì S ‘ = 2.a.b = 2S
Nếu a’ = 3a; b’ = 3b thì S’ = a’b’ = 3a.3b
= 9ab = 9S.
Nếu chiều dài tăng 4 lần , chiều rọng giảm 4 lần thì S không đổi.
 Hướng dẫn về nhà:
 Nắm vững khái niệm diện tích đa giác , ba Tính chất của diện tích đa giác , các công thức tính diện tích Hình chữ nhật , Hình vuông , tam giác vuông .
Làm bài tập 7; 9 ; 10 ; 11 / 118 – 119 / Sgk .
-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_14_den_27.doc