Hoạt động 1: (1)Vào bài:
Chúng ta đã biết một hình thang có hai cạnh bên song song thì hình thang\ đó có các cạnh đối song song. Một tứ giác có đặc điểm như vậy được gọi là tứ giác đặc biệt gì thì chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay
Hoạt động 2: (4)Định nghĩa
GV dựa vào hình vẽ phần kiểm tra bài cũ và nêu câu hỏi dẫn đắt học sinh
GV: em hãy cho biết tứ giác ABCD có AB song song với CD không?
HS: có
GV: AD là cạnh đối của cạnh nào?
HS: BC
GV: AD có song song với BC không?
HS: có
GV: vậy tứ giác này có các cạnh đối như thế nào với nhau?
- HS: có các cạnh đối song song
- GV: ta nói ABCD là hình bình hành. Vậy hình bình hành là hình như thế nào?
- HS: là tứ giác có các cạnh đối song song
- GV: vậy ABCD là hình bình hành khi nào?
- HS: khi AB//CD và AD//BC
- GV: khi ABCD là hình bình hành thì có phải ABCD cũng là hình thang k?
- HS: hình bình hành cũng là hình thang.
- GV: hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song
Bài 7 Tiết 11 HÌNH BÌNH HÀNH Tuần dạy: 6 Ngày dạy: 20/9/2012 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa hình bình hành. + HS biết được tính chất của hình bình hành. + Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình hành. 1.2 Kỹ năng: + Chứng minh một tứ giác là hình bình hành + Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh đơn giản + Biết vẽ hình bình hành 1.3 Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, suy luận logic 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình bình hành 3. CHUẨN BỊ: GV: thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ BT ?3 HS: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ôn kiến thức về hình thang 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện lớp 8A1: 8A2: Kiểm tra miệng Câu hỏi: Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì các cạnh bên có đặc điểm gì? (4 đ) Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên đó và hai cạnh đáy có đặc điểm gì? (4 đ) Vẽ một hình thang có hai cạnh bên song song (2đ) Trả lời: Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên bằng nhau và song song Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. 4.3 Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (1’)Vào bài: Chúng ta đã biết một hình thang có hai cạnh bên song song thì hình thang\ đó có các cạnh đối song song. Một tứ giác có đặc điểm như vậy được gọi là tứ giác đặc biệt gì thì chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay Hoạt động 2: (4’)Định nghĩa GV dựa vào hình vẽ phần kiểm tra bài cũ và nêu câu hỏi dẫn đắt học sinh GV: em hãy cho biết tứ giác ABCD có AB song song với CD không? HS: có GV: AD là cạnh đối của cạnh nào? HS: BC GV: AD có song song với BC không? HS: có GV: vậy tứ giác này có các cạnh đối như thế nào với nhau? - HS: có các cạnh đối song song - GV: ta nói ABCD là hình bình hành. Vậy hình bình hành là hình như thế nào? - HS: là tứ giác có các cạnh đối song song - GV: vậy ABCD là hình bình hành khi nào? - HS: khi AB//CD và AD//BC - GV: khi ABCD là hình bình hành thì có phải ABCD cũng là hình thang k? - HS: hình bình hành cũng là hình thang. - GV: hình bình hành là hình thang có 2 cạnh bên song song Hoạt động 3: (10’)Tính chất - GV: em có nhận xét thế nào về các cạnh đối của hình bình hành? - HS: bằng nhau - GV: em có nhận xét gì về các góc đối của hình bình hành? - HS: bằng nhau - Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu tính chất của hình bình hành. - GV: em hãy nêu giả thiết và kết luận của định lý này? - HS: GT ABCD là hbh KL AB = CD, AD = BC OA = OC, OB = OD - GV: hình bình hành có phải là hình thang hay không? - HS: phải - GV: vì sao DABC = DCDA? - GV: suy ra những góc nào bằng nhau? - HS: - GV: DAOB =ø DCOD theo trường hợp nào? - HS: DAOB =ø DCOD (g.c.g) - GV: vậy em suy ra điều gì? - HS: OA = OC và OB = OD Hoạt động 4: (6’)Dấu hiệu nhận biết GV: theo định nghĩ thì tứ giác là một hình bình hành khi nào? - HS: khi các cạnh đối song song - GV: các cạnh đối của hình bình hành ngoài việc song song thì có bằng với nhau không? - HS: các cạnh đối bằng nhau - GV: Các góc đối của hình bình hành như thế nào? - HS: bằng nhau - GV: hai đường chéo cắt nhau tại điểm như thế nào? 1. Định nghĩa: ?1. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. ABCD là hình bình hành Chú ý: Hình bình hành là hình thang hình thang có hai cạnh bên song song 2 Tính chất: ?2. Định lí: Trong hình bình hành: a) Các cạnh đối bằng nhau. Các góc đối bằng nhau. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường Chứng minh: a) Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên song song (AD // BC) nên AD = BC và AB = CD. b) Dễ dàng chứng mình được DABC = DCDA (c.c.c) nên Chứng minh tương tự ta có c) Xét : DAOB và DCOD ta có: AB = AC (cạnh đối của hình bình hành) Vậy : DAOB =ø DCOD (g.c.g) Suy ra OA = OC và OB = OD 3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: - Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. - Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành. 4.4. Tổng kết: Giáo viên đưa ra hình vẽ bằng bảng phụ đối với ?3 Bài tập 44: a) ABCD là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối bằng nhau. b) EFGH là hình bình hành vì có 2 cặp góc đối bằng nhau. c) IKMN không phài là hình bình hành ví có 2 góc đối không bằng nhau là và d) PQRS là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. e) UVXY là hình bình hành vì: + XV // UY (có 2 góc trong cùng phía bù nhau) + XV = UY Bài tập 44: Chứng minh: Xét tứ giác BEDF ta có: DE // BF (vì AD // BC) (1) Do ABCD là hình bình hành nên AD = BC Mà: ED = AD và BF = BC ÞDE = BF (2) Từ (1) và (2)Þ tứ giác BEDF là hbh ÞBE = DF 4.5. Hướng dẫn học tập : - Đối với bài học ở tiết này. + Phát biểu định nghĩa hình bình hành + Hình bình hành có những tính chất gì? Và em hãy cho biết các dấu hiệu nhận biết hbh. + Làm bài tập 45 trang 92 SGK. - Đối với bài học ở tiết tiết theo + Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập. + Mang thước thẳng, êke. 5. PHỤ LỤC Sử dụng phần mềm Buzan’s iMindMap v4 trong việc vẽ sơ đồ tư duy
Tài liệu đính kèm: