A. Mục tiêu :
- HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
- HS biết vẽ điểm dối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm.
- HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng nhau trong thực tế.
B. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, êke, đo độ, bảng phụ, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, êke, đo độ
ĐỐI XỨNG TÂM A. Mục tiêu : - HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng. - HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng. - HS biết vẽ điểm dối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. - HS biết chứng minh 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm. - HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng nhau trong thực tế. B. Chuẩn bị: - GV: Thước thẳng, êke, đo độ, bảng phụ, phấn màu. - HS: Thước thẳng, êke, đo độ C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy và tò Ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 6 phút ) - HS 1: Nhắc lại định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng. - HS 2: Nhắc lại các tính chất của hình bình hành? Cho hbh ABCD có hai đường chéo AC cắt BD tại O. Nhận xét gì về vị trí tương đối của điểm O đối với hai điểm A và C. Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng qua một điểm ( 7 phút) - Từ hình vẽ, Gv giới thiệu 2 điểm đối xứng với nhau qua một điểm O. ? Vậy em hiểu thế nào là 2 điểm đối xứng với nhau qua một điểm. - Gv giới thiệu quy ước (Sgk). ? Trên hình bình hành trên hãy đọc tên các cặp điểm đối xứng nhau qua O. O A B ?1 . Gọi điểm A và A’ đối xứng với nhau qua O + Định nghĩa: SGK + Quy ước: SGK Hoạt động 3: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm ( 13 phút ) ? Nêu yêu cầu của câu ?2. Gọi 1 HS lên bảng trình bày. - Gv giới thiệu hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm. ? Vậy em hiểu thế nào là 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 một điểm đn. - Gv giới thiệu khái niệm tâm đối xứng. ? Cho tam giác ABC và điểm O nằm ngoài tam giác hãy vẽ đoạn thẳng đối xứng với cạnh AB, AC qua O. ? Đoạn nào đối xứng với cạnh BC qua O. ?Có tam giác đối xứng với tam giác ABC?. ? Muốn vẽ hình đx với hình cho trước qua điểm O cho trước ta làm như ntn. ? Dự đoán kích thước của hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm. C' B' A' A B O C ?2. Định nghĩa : SGK Hoạt động 4: Hình có tâm đối xứng ;( 9 phút ) ? Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh hbh qua O. - Gv nhận xét và giới thiệu hình bình hành ABCD là hình có tâm đối xứng. ? Khi nào một hình có tâm đối xứng. ? Tâm đối xứng của hbh ở vị trí nào. Gv giới thiệu định lý - Gọi HS nêu các chữ có tâm đối xứng .. HS thảo luận theo nhóm và trả lời ?4 ? Để xác định tâm đối xứng của một hình ta làm nh thế nào. O C A D B ?3. - Ta nói điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD. Định lý:SGK ?4 : Các chữ có tâm đối xứng khác như : O, H, X, I, Z Hoạt động 5: Củng cố ( 8 phút ) ? Bài học hôm nay cần ghi nhớ kt nào. Cho HS làm bài 50, 53 SGK tr 95-96. ?Bài 53 : c/m A đx với M qua I làm ntn. Bài 44 SGK Bài 53: C/m AEMD là hình bình hành nên AM cắt ED tại trung điểm I của ED suy ra: A đối xứng với M qua I. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Nắm vững các kiến thức về đối xứng tâm đã học trên. Vận dụng vào làm bài tập 51, 52,54, 55 ( SGK tr 96). HD bài 52 ( hình vè đa lên bảng phụ) : C/m B là trung điểm của EF. - Tiết sau "Luyện tập "
Tài liệu đính kèm: