Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

 - HS nắm được các bài toán dựng hình cơ bản. Biết cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán dựng hình để chỉ ra cách dựng.

- Rèn luyện kỹ năng trình bày 2 phần cách dựng hình và chứng minh.

- Có kỹ năng sử dụng thước thẳng và compa để dựng được hình.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng trình bày 2 phần : cách dựng hình và chứng minh.

- Có kỹ năng sử dụng thước thẳng và compa để dựng được hình.

3/ Thái độ:

- Tính cẩn thận, say mê môn hoc.

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngày dạy: 21/9/2010
Tuần 5 (Từ ngày 20/9 đến ngày 25/9/2010) 
Tiết 9: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU	 
1/ Kiến thức:
 - HS nắm được các bài toán dựng hình cơ bản. Biết cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán dựng hình để chỉ ra cách dựng.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày 2 phần cách dựng hình và chứng minh.
- Có kỹ năng sử dụng thước thẳng và compa để dựng được hình.
2/ Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng trình bày 2 phần : cách dựng hình và chứng minh.
- Có kỹ năng sử dụng thước thẳng và compa để dựng được hình.
3/ Thái độ: 
- Tính cẩn thận, say mê môn hoc.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, compa 
HS: - SGK, compa, thước, bài tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
HS1: Trình bày lời giải bài 29/trang 83/ SGK.
- Dựng = 650 - Dựng điểm C trên tia Bx; BC = 4cm
 Qua C dựng đường By Giao điểm A là đỉnh tam giác cần dựng.
* CM: Theo cách dựng ta có = 650, BC = 4cm, ABC vuông ở A
HS2: Muốn giải bài toán dựng hình ta phải làm những công việc gì? Nội dung lời giải 1 bài toán dựng hình gồm mấy phần?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hoạt động 1: Luyện tập (32’)
- GV:Gọi HS lên bảng làm bài tập 30/trang 83/SGK
- HS1 lên bảng chữa
- HS nhận xét.
Dựng hình thang ABCD (AB//CD) biết AD = BC = 2cm, AC = DC = 4cm
- HS2 đứng trình bày tại chỗ.
+ GV: Cho hs làm việc theo nhóm (nhắc hs cách thức tiến hành).
* Dựng hình thang cân ABCD đáy CD = 3cm, đường chéo AC = 4cm, = 800
+ GV trình bày lại (nói nhanh)
*Chứng minh:
- Theo cách dựng có = 800, = 800
- Theo cách dựng đỉnh C có DC = 3cm.
- Theo cách dựng đỉnh A có AC = 4cm.
- Theo cách dựng tia Ax // DC ta có AB // DC
- Theo cách dựng điểm B ta có: DB = 4cm = CA
+Tứ giác ABCD có AB // DC nên là hình thang đáy AB và DC.
+ Theo cách dựng có AC = DB nên hình thang ABCD là hình thang cân thoả mãn đề bài.
1) Chữa bài 30/trang 83
* Cách dựng: - Dựng góc vuông 
- Dựng điểm C trên tia By, 
- BC = 2cm 
- Dựng điểm A trên tia Bx cách C ,1 khoảng AC = 4 cm ( A là giao của đường tròn tâm (C; 4cm) với tia Bx
*Chứng minh:
 Theo cách dựng ta có : = 900, BC = 2cm và CD = 4cm ABC vuông tại B. Thoả mãn yêu cầu đề ra.
2) Chữa bài 31/trang 83
* Cách dựng
- Dựng ADC biết: AC = 4cm, AD = 2cm, DC = 4cm.
- Dựng tia Ax // DC
- Dựng điểm B trên Ax, AB =2cm
- Kẻ đoạn thẳng BC
*Chứng minh:
Theo cách dựng ACD có:
- AC = DC = 4cm, AD =2cm
- Theo cách dựng tia Ax: AB // CD
- Theo cách dựng điểm B có: AB = 2cm
Vậy hình thang ABCD thoả mãn các yêu cầu đề ra.
3) Bài 33/trang 83
* Phân tích:
Dựng được = 800Dx, Dy xác định được 
- Đỉnh C
- Đỉnh A
- ABCD là hình thang cân nên AC = BD = 4cm.
- Đỉnh B 
*Cách dựng: (GV ghi bảng).
- Dựng = 800
- Dựng điểm C trên tia Dx, DC = 3cm.
- Dựng điểm A trên tia Dy, CA = 4cm.
- Dựng tia Az // DC
- Dựng điểm B trên tia Az sao cho DB = 4cm. Kẻ CB được hình thang ABCD.
4. Củng cố ( 6’)
- Dựng hình thang ABCD biết = 900, đáy CD = 3cm.
Cạnh bên AD = 2cm.
Cạnh bên BC = 3cm.
- GV: Phân tích cách dựng.
5. Nhận xét dặn dò ( 1’ )
- Làm tiếp phần cách dựng và chứng minh bài 34/trang 84.
- Giờ sau mang thước, compa, giấy kẻ ô vuông
Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy: 22/9/2010
Tuần 5
Tiết 10: ĐỐI XỨNG TRỤC
I. MỤC TIÊU	 
1/ Kiến thức:
- HS nắm vững định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, hiểu được định nghĩa về 2 đường đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng.
- HS biết về điểm đối xứng với 1 điểm cho trước. Vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua 1 đường thẳng. Biết chứng minh 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng.
- HS nhận ra 1 số hình trong thực tế là hình có trục đối xứng. Biết áp dụng tính đối xứng của trục vào việc vẽ hình gấp hình.
2/ Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy.
3/ Thái độ: 
- Giáo dục tính trung thực, tự tin, cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ
*GV: - Giấy kẻ ô, bảng phụ 
*HS: - Tìm hiểu về đường trung trực tam giác.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là đường trung trực của tam giác? Với cân hoặc đều đường trung trực có đặc điểm gì? 
 ( vẽ hình trong trường hợp cân hoặc đều) 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hoạt động 1: Hình thành định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng (8’)
+ GV cho HS làm bài tập:
- Cho đt d và 1 điểm Ad. Hãy vẽ điểm A' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA'
+ Muốn vẽ được A' đối xứng với điểm A qua d ta vẽ ntn?
- HS lên bảng vẽ điểm A' đx với điểm A qua đường thẳng d
- HS còn lại vẽ vào vở.
+ Em hãy định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau?
2. Hoạt động 2: Hình thành định nghĩa 2 hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng (12’)
- GV: Ta đã biết 2 điểm A và A' gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực đoạn AA'. Vậy khi nào 2 hình H & H' được gọi 2 hình đối xứng nhau qua đt d? Làm BT sau
Cho đt d và đoạn thẳng AB
 - Vẽ A' đối xứng với điểm A qua d
 - Vẽ B' đối xứng với điểm B qua d
Lấy CAB. Vẽ điểm C' đx với C qua d
- HS vẽ các điểm A', B', C' và kiểm nghiệm trên bảng.
- HS còn lại thực hành tại chỗ
+ Dùng thước để kiểm nghiệm điểm C'A'B'
+ Gv chốt lại: Người ta CM được rằng : Nếu A' đối xứng với A qua đt d, B' đx với B qua đt d; thì mỗi điểm trên đoạn thẳng AB có điểm đối xứng với nó qua đt d. là 1 điểm thuộc đoạn thẳng A'B' và ngược lại mỗi điểm trên đt A'B' có điểm đối xứng với nó qua đường thẳng d là 1 điểm thuộc đoạn AB.
- Về dựng 1 đoạn thẳng A'B' đối xứng với đoạn thẳng AB cho trước qua đt d cho trước ta chỉ cần dựng 2 điểm A'B' đx với nhau qua đầu mút A,B qua d rồi vẽ đoạn A'B' Ta có đ/n về hình đối xứng ntn?
.
+ GV đưa bảng phụ.
- Hãy chỉ rõ trên hình vẽ sau: Các cặp đoạn thẳng, đường thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d và giải thích (H53).
+ GV chốt lại
+ A và A', B và B', C và C' Là các cặp đối xứng nhau qua đt d do đó ta có:
Hai đoạn thẳng : AB và A'B' đx với nhau qua d
 BC và B'C' đx với nhau qua d 
 AC và A'C ' đx với nhau qua d - 2 góc ABC và A'B'C' đx với nhau qua d 
- ABC và A'B'C' đx với nhau qua d 
- 2 đường thẳng AC và A'C' đx với nhau qua d 
+ Hình H và H' đối xứng với nhau qua trục d
3. Hoạt động 3: Hình thành định nghĩa hình có trục đối xứng (8’)
Cho ABC cân tại A đường cao AH. Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của ABC qua AH.
+ GV: Hình đx của cạnh AB là hình nào?
- Hình đx của cạnh AC là hình nào ?
- Hình đx của cạnh BC là hình nào ?
	Có đ/n thế nào là 2 hình đối xứng nhau?
4. Hoạt động 4: Bài tập áp dụng (7’)
+ GV đưa ra bài tập bằng bảng phụ.
 Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục đối xứng.
+Gv: Đưa tranh vẽ hình thang cân
- Hình thang có trục đối xứng không? Là hình thang nào? và trục đối xứng là đường nào?
1) Hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng
 * Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đt d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối 2 điểm đó
* Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng
 d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng
 d cũng là điểm B
2) Hai hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng
?2
B
 A 
 d 
- Khi đó ta nói rằng AB và A'B' là 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
* Định nghĩa: 
- Hai hình gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với 1 điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
* Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của 2 hình
3). Hình có trục đối xứng 
?3
 A
 B H C
- Hình đối xứng của điểm A qua AH là A ( quy ước)
- Hình đối xứng của điểm B qua AH là C và ngược lại
AB và AC là 2 hình đối xứng của nhau qua đt AH 
- Cạnh BC tự đối xứng với nó qua AH
Đường thẳng AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC.
* Định nghĩa: Đường thẳng d là trục đx của hình H nếu điểm đx với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H
 Hình H có trục đối xứng.
?4
 d
Một hình H có thể có 1 trục đối xứng, có thể không có trục đối xứng, có thể có nhiều trục đối xứng. 
 A B
 C D 
- Đường thẳng đi qua trung điểm 2 đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.
4. Củng cố ( 4’)
- HS quan sát H 59 SGK- Tìm các hình có trục đx trên H59
+ H (a) có 2 trục đối xứng + H (g) có 5 trục đối xứng
+ H (h) không có trục đối xứng + Các hình còn lại mỗi hình có 1 trục đối xứng.
5. Nhận xét dặn dò ( 1’ )
- Học thuộc các định nghĩa.
+ Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng 
+ Hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng
+ Trục đối xứng của 1 hình.
+ Làm các bài tập 35, 36, 38 /SGK
+ Đọc phần có thể em chưa biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA hinh 8Tuan 5.doc