Giáo án Hình học 8 - Tuần 19 đến 20

Giáo án Hình học 8 - Tuần 19 đến 20

A/ Mục tiêu:

- HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.

- HS tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học.

- HS vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước.

- HS chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước.

- HS được làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Phiếu học tập . Thước thẳng, com pa, ê ke, phấn màu.

- HS: Thước thẳng, com pa, ê ke.

C/ Tiến trình dạy - học:

I/ Tổ chức: (1)

II/ KTBC:

III/ Bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tuần 19 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	19
 Ngày soạn:10.01.2008 
Tiết: 33
 Ngày dạy: 
Đ4 . Diện tích hình thang
A/ Mục tiêu:
- HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
- HS tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học.
- HS vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước.
- HS chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước.
- HS được làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Phiếu học tập . Thước thẳng, com pa, ê ke, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, com pa, ê ke.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: 
III/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Công thức tính diện tích hình thang. (15 phút)
GV cho HS đọc yêu cầu .
GV phát PHT cho HS làm .
GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
? Qua bài em rút ra kết luận gì về diện tích của hình thang ?
GV chốt lại : Shình thang = 
(h là chiều cao ; a, b là hai đáy)
? Hãy tìm cách khác chứng minh công thức trên ?
GV gợi ý:
Cách 2: Gọi M là trung điểm của BC. Kẻ AM cắt đường thẳng CD tại E, ta chứng minh SADE = SABCD do MAB = MEC.
Cách 3: Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC
 EF là đường trung bình cuar hình thang.
 EF = 
Ta có GPIK là hình chữ nhật, AEG = DEK , BFP = CFI SABCD = SGPIK = GP. GK = EF. AH = .
(GV yêu cầu HS về nhà chứng minh)
2) Công thức tính diện tích hình bình hành. (8 phút)
? Hình bình hành là 1 dạng đặc biệt của hình thang, điều đó có đúng không ? Giải thích ?
GV vẽ hình bình hành lên bảng.
GV yêu cầu làm .
? Vậy muốn tính diện tích hình bình hành ta làm ntn ?
GV chốt lại : S = a.h (a là cạnh của hình bình hành, h là chiều cao tương ứng).
3) Ví dụ. (11 phút)
GV cho HS đọc đề bài.
GV vẽ hình chữ nhật lên bảng.
b
a
? Diện tích của hình chữ nhật được tính ntn ?
? Tam giác có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật và có 1 cạnh bằng cạnh của hình chữ nhật thì có thể xảy ra những trường hợp nào ?
? Nếu tam giác có 1 cạnh là a thì đường cao ứng với cạnh a là bao nhiêu ?
GV gọi HS1 lên bảng vẽ hình.
Tương tự GV gọi HS2 lên bảng vẽ hình trong trường hợp 1 cạnh của là b.
GV đặt câu hỏi và làm tương tự đối với trường hợp hình bình hành.
GV chốt lại cách vẽ 1 tam giác, 1 hình bình hành có diện tích bằng diện tích của 1 hình chữ nhật cho trước.
1HS đọc đề bài.
HS làm .
1 HS lên bảng chữa bài :
SADC = 
SABC = = (vì AK = CK)
 SABCD = + 
= .
HS nêu định lí SGK tr123.
HS vẽ hình và chứng minh vào vở.
Gọi M là trung điểm của BC. Tia AM cắt tia DC tại E MAB = MEC (g.c.g) AB = CE và SABM = SEMC 
 SABCD = SABM + SAMCD = SEMC + SAMCD 
 S ADE= . Mà DE = DC + AB, nên: SABCD = .
HS vẽ lại hình và về nhà chứng minh.
HS: Hình bình hành là 1 dạng đặc biệt của hình thang, điều đó là đúng. Hình bình hành là 1 hình thang có hai đáy bằng nhau.
HS: Vì ABCD là hình bình hành nên AB//CD và AB = CD
 SABCD = 
= 
HS phát biểu định lí (SGK tr124).
1 HS đọc đề bài.
HS: Diện tích hình chữ nhật là S = ab.
HS: Có thể 1 cạnh của bằng cạnh a hoặc 1 cạnh của bằng cạnh b.
HS: Đường cao là 2b.
2 HS khác lên bảng vẽ hình.
IV/ Củng cố:(7’)
GV cho HS làm bài 26 (SGK tr125)
? Muốn tính diện tích hình thang cần tính diện tích của hình nào ?
? Muốn tính S BCE cần tính những đoạn nào ?
V/ Hướng dẫn:(3’)
- Xem lại các cách chứng minh diện tích hình thang và ví dụ.
- Làm tiếp bài 27, 28, 29, 30, 31 (SGK tr125 - 126)
Tuần: 	19
 Ngày soạn: 10.01.2008 
Tiết: 34
 Ngày dạy: 
Đ5 . Diện tích hình thoi
A/ Mục tiêu:
- HS nắm được công thức tính diện tích hình thoi.
- HS biết được 2 cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của 1 tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
- HS vẽ được hình thoi một cách chính xác.
- HS phát hiện và chứng minh được định lí về diện tích hình thoi.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập; thước ; com pa ; ê ke ; phấn màu.
- HS: Thước, com pa, ê ke.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (8’)
? HS1: Viết công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật. Chữa bài 28 (SGK tr126).
III/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc. (10 phút)
GV cho HS làm .
? Vậy muốn tính diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc ta làm ntn ?
2) Công thức tính diện tích hình thoi. (7 phút)
GV cho HS làm .
? Hãy tính diện tích hình thoi bằng cách khác ?
GV : Chú ý rằng hình thoi có 4 cạnh bằng nhau và đường cao ứng với các cạnh cũng bằng nhau.
3) Ví dụ. (10 phút)
GV đưa hình vẽ 146 (SGK) và yêu càu HS đọc đề bài.
? Tứ giác MENG là hình gì ?
? Tính diện tích của MENG ?
? So sánh diện tích ABCD là diện tích MENG ?
? Tìm cách khác tính diện tích MENG ?
 HS làm .
SABC =  ; SADC = 
 SABCD = SABC + SADC = + = 
HS : Diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích của hai đường chéo.
HS làm .
Vì hình thoi có hai đường chéo vuông góc nên S = (d1 , d 2 là độ dài hai đường chéo).
HS : Vì hình thoi là hình bình hành nên :
 S = ah (a là cạnh ; h là chiều cao).
1 HS đọc đề bài.
HS1 : Có EA = EB, NB = NC EN là đường trung bình của ABC EN//AC và EN = AC.
Tương tự, MG//AC và MG = AC.
 MENG là hình bình hành (1).
Chứng minh tương tự ME//BD và ME = BD. Do ABCD là hình thang cân nên AC = BD ME = EN (2).
Từ (1) và (2) MENG là hình thoi.
HS2 :
MN là đường trung bình của hình thang MN = (AB + CD) : 2 = (30 + 50) : 2 = 40 (m).
EG là đường cao của hình thang nên :
MN. EG = 800 EG = 800 : 40 = 20 (m)
Diện tích hình thoi là :
MN.EG = . 40. 20 = 400 (m2).
HS : SABCD = 2SMENG .
HS : SABCD = SIKHP ; SMEO = SIME = 
 SMENG = = .800
 = 400 (m2).
IV/ Củng cố:(7’)
GV cho HS làm bài 32 (SGK tr128)
HS làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
V/ Hướng dẫn:(2’)
- Học lí thuyết theo SGK.
- Làm bài 33, 34, 35, 36 (SGK tr129).
Tuần: 	20
 Ngày soạn: 15.01.2008 
Tiết: 35
 Ngày dạy: 
Luyện tập
A/ Mục tiêu:
- Củng cố việc vận dụng các công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi trong việc giải các bài tập.
- Rèn kĩ năng giải bài toán diện tích. 
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, ê ke.
- HS: Thước, ê ke.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (8’)
? HS1: Chữa bài 33 (SGK tr128)
? HS2: Chữa bài 34 (SGK tr128)
III/ Luyện tập: (33’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 35 (SGK tr129)
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
? Muốn tính diện tích ABCD ta cần tính được những yếu tố nào ?
? Tính AH như thế nào ?
Bài 36 (SGK tr129)
GV vẽ hình lên bảng.
GV : Vậy trong các hình thoi có cạnh là a thì hình vuông có diện tích lớn nhất.
Bài 46 (SBT tr131)
Hai đường chéo của hình trhoi có độ dài là 16cm và 12cm.
? Tính diện tích hình thoi ?
? Tính độ dài cạnh của hình thoi ?
? Tính độ dài đường cao của hình thoi ?
Bài 37 (SGK tr130)
GV cho HS đọc đề bài.
GV gợi ý : 
Shình thang = độ dài đường trung bình chiều cao.
(nửa tổng hai đáy bằng độ dài đường trung bình).
GV cho HS suy nghĩ khoảng 3 phút sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
HS đọc đề bài.
HS vẽ hình vào vở.
GT : ABCD là hình thoi ; ; AD = 6cm ; AH DC.
KL : SABCD = ?
HS : Xét HAD vuông tại H có = 600 DH = = 3cm.
Theo định lí Py-ta-go :
AD2 = AH2 + DH2 AH2 = AD2 - DH2 = 62 - 32 = 27 AH = 3cm.
Vậy SABCD = AH. DC = 3..6 = 18 (cm2).
1HS đọc đề bài.
HS : Ta có Shình vuông = a2 ; Shình thoi = a.h
Do a > h nên a2 > ah S hình vuông > S hình thoi
HS đọc đề bài và vẽ hình.
HS : Theo công thức tính diện tích hình thoi:
SABCD = (AC. BD) : 2 = (12. 16) : 2 = 96 (cm2).
HS : Có OA = OC = AC/2 = 6 (cm)
OB = BD/2 = 8 (cm)
áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông OAB ta có AB2 = OA2 + OB2 = 62 + 82 = 100 AB = 10 (cm).
HS : Độ dài đường cao của hình thoi:
h = S : a = 96 : 10 = 9,6 (cm).
1HS đọc đề bài.
1HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
GT : ABCD, AB//CD ; MA = MD ; NB = NC ; IM = IN ; E, I, F thẳng hàng, E AB, F CD.
KL : SAEFD = SEBCF .
Giải
Theo giả thiết suy ra AEFD và EBCF là các hình thang.
Kẻ đường cao AH và BK AH = BK (1).
Có MI//DF//AE, MA = MD IE = IF
 MI là đường trung bình của hình thang AEFD 
 SAEFD = MI. AH (2).
Tương tự NI là đường trung bình của hình thang EBCF
 SEBCF = NI. BK (3).
Mà MI = NI (theo gt) (4).
Từ (1) , (2), (3) và (4) SAEFD = SEBCF .
IV/ Hướng dẫn:(3’)
- Xem lại các bài tập đã giải, ôn các công thức tính diện tích của các hình.
- Làm tiếp các bài 38, 44, 45 (SBT tr130, 131) và bài 45, 46 (SGK tr133).
Tuần: 	20
 Ngày soạn: 15/01/2008 
Tiết: 36
 Ngày dạy: 
	Đ6 . Diện tích đa giác
A/ Mục tiêu:
- Nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là các cách tính diện tích tam giác và hình thang.
- Biết chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính được diện tích.
- Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước, ê ke, MTBT; Bảng phụ hình 150, hình 155.
- HS: Thước, ê ke, MTBT.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (6’)
? HS1: Viết công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi ?
III/ Bài mới: (25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV vẽ 1 đa giác lên bảng và đặt vấn đề
? Làm thế nào để tính được diện tích 1 đa giác bất kì ?
GV gọi 1 HS lên bảng nêu phương pháp tính.
GV giới thiệu như SGK.
Ví dụ (SGK tr129)
GV cho HS thảo luận theo nhóm.
Sau 3 4 phút gọi đại diện 1 nhóm nêu cách tính của nhóm mình và lên bảng tính.
GV : Có thể tính diện tích hình chữ nhật lớn rồi trừ đi diện tích các tam giác vuông và diện tích hình vuông ở ngoài.
GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
GV kiểm tra bài làm của 1 vài nhóm.
IV/ Củng cố: (10’)
? Muốn tính diện tích của 1 hình bất kì ta thường làm ntn ?
Bài 37 (SGK tr130)
? Để tính SABCDE cần tính diện tích của các hình nào ?
? Cần đo các đoạn thẳng nào ?
GV thống nhất kết quả đo và yêu cầu 1 HS lên bảng tính diện tích đa giác.
Bài 40 (SGK tr131)
GV gợi ý HS chia thành các hình thang.
(Có thể tính bằng cách khác).
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
1 HS lên bảng thực hiện.
HS làm việc theo nhóm.
HS có thể tính theo nhiều cách chia. Có thể nối CG, AH ta tính diện tích của tam giác IAH, tứ giác ABGH, tứ giác DEGC rồi tìm tổng diện tích của 3 hình.
Kết quả : SABCDEFGH = SIAH + SABGH + SDEGC = .
HS các nhóm khác nhận xét.
HS: Ta có thể chia hình đó thành các tam giác, hình thang, mà đã biết cách tính diện tích.
HS thực hành đo :
AC = 48 mm 
BG = 19 mm
AH = 8 mm
HE = 16 mm
HK = 18 mm
KD = 23 mm
KC = 22 mm
HS : SABCDE = SABC + SAHE + SHKDE + SKDC = 
= 
= 1124 (mm2).
Kết quả : S = 33,5 100002 = 3350000000 (cm2) = 335000 (m2).
V/ Hướng dẫn: (3’)
- HS làm tiếp bài 38, 39, 42, 43 (SGK tr131, 132, 133)
- Chuẩn bị SGK tập 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tuan_19_den_20.doc