Giáo án Hình học 8 - Tiết 9 đến 10 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 9 đến 10 (Bản 2 cột)

A/ Mục tiêu:

- Củng cố cho HS các phần của một bài toán dựng hình. HS biết vẽ phác hình để phân tích miệng bài toán, biết cáchtrình bày phần cách dựng và chứng minh.

- Rèn kĩ năng sử dụng thước và compa để dựng hình.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Compa, thước thẳng, đo độ.

- HS: Compa, thước thẳng, đo độ.

C/ Tiến trình dạy - học:

I/ Tổ chức: (1)

II/ KTBC: (10)

? HS1: - Nêu các bước giải 1 bài toán dựng hình.

 - Chữa bài 31 (SGK tr83).

? HS2:

III/ Bài mới: (29)

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 9 đến 10 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	
 Ngày soạn: 
Tiết: 9
 Ngày dạy: 
 luyện tập
A/ Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các phần của một bài toán dựng hình. HS biết vẽ phác hình để phân tích miệng bài toán, biết cáchtrình bày phần cách dựng và chứng minh.
- Rèn kĩ năng sử dụng thước và compa để dựng hình.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Compa, thước thẳng, đo độ.
- HS: Compa, thước thẳng, đo độ.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (10’)
? HS1: - Nêu các bước giải 1 bài toán dựng hình.
 - Chữa bài 31 (SGK tr83).
? HS2:
III/ Bài mới: (29’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Bài 33: (SGK tr83)
Hãy dựng một góc 300.
GV: Dùng thước thẳng và compa để dựng góc 300 ta làm ntn?
GV yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.
Bài 33: (SGK tr83)
GV gọi HS đọc bài 33 SGK tr83.
GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ phác hình cần dựng.
? Quan sát hình vẽ phác ta thấy tam giác nào có thể dựng được ngay? Và dựng ntn?
? Làm thế nào để dựng được điểm B? Có những cách dựng ntn?
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày phần cách dựng, sau đó gọi 1 HS khác lên bảng trình bày phần chứng minh.
Bài 34: (SGK tr83)
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm làm bài 34 (SGK tr83).
GV: Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày cách dựng. Sau đó đại diện 1 nhóm chứng minh.
? Có bao nhiêu hình thang thoả mãn điều kiện đề bài?
GV: Bài toán này ta nói có hai nghiệm hình.
HS nêu cách dựng:
- Dựng góc 600 bằng cách dựng tam giác đều.
- Dựng tia phân giác của góc 600.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
* Cách dựng :
- Dựng ABC đều.
- Dựng tia phân giác Ax của góc A góc xAB bằng 300.
* Chứng minh:
Do ABC đều góc BAC bằng 600 . Mà Ax là tia phân giác của góc A góc xAB bằng 300.
 HS: Lên bảng vẽ hình, hS dưới lớp cùng làm.
HS: Tam giác ADC dựng được ngay bằng cách dựng DC = 3cm, dựng góc CDx bằng 800, dựng cung tròn tâm C bán kính 4cm cắt Dx tại A.
HS: 
* Cách dựng:
- Dựng CD = 3cm.
- Dựng góc CDx bằng 800.
- Dựng cung tròn (C ; 4cm) cắt Dx tại A.
- Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng DC chứa A dựng góc DCy bằng 800.
- Qua A kẻ đường thẳng song song với DC cắt Cy tại B. (Hoặc dựng cung tròn tâm D bán kính 4cm cắt Cy tại B).
* Chứng minh:
Theo cách dựng tứ giác ABCD có AB//CD ABCD là hình thang. Mà có (hoặc có AC = BD = 4cm) ABCD là hình thang cân, có CD = 3cm, AC = BD = 4cm.
HS: Thảo luận nhóm tìm ra cách dựng.
* Cách dựng:
- Dựng ADC có góc D bằng 900, AD = 2cm; DC = 3cm.
- Dựng đường thẳng yy’ đi qua A và song song với DC.
- Dựng đường tròn tâm C bán kính 3cm cắt yy’ tại điểm B (và B’).
- Nối BC (hoặc B’C).
* Chứng minh:
ABCD là hình thang vì AB//CD.
Có AD = 2cm; 900; DC = 3cm; BC = 3cm (theo cách dựng).
HS: Có hai hình thang thoả mãn điều kiện đề bài.
IV/ Củng cố:(3’)
? Nêu các bước giải 1 bài toán dựng hình, phải trình bày những bước nào ?
? Dựng hình thang cân cần chú ý điều gì?
V/ Hướng dẫn:(2’)
- Làm các bài 45 ; 46 ; 48 ; 49 ; 50 ; 51 ; 52 (SBT tr65)
- Ôn lại về đường trung trực của đoạn thẳng định nghĩa, tính chất và cách dựng.
- Chuẩn bị 1 tấm bìa hình thang cân.
Tuần: 5	
 Ngày soạn: 
Tiết: 10
 Ngày dạy: 
Đ6. Đối xứng trục
A/ Mục tiêu:
- HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng d.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, hình thang cân có trục đối xứng.
- Biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua 1 đường thẳng.
- Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng.
- HS nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, compa, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, compa, tấm bìa hình thang cân.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (6’)
? Đường trung trực của 1 đoạn thẳng là gì? Cho điểm A không nằm trên đường thẳng d, hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của AA’.
III/ Bài mới:
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
1) Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng (10’).
GV chỉ vào hình vẽ và giới thiệu: Trong hình vẽ trên A’ gọi là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d và A là điểm đối xứng với A’ qua đường thẳng d.
Hai điểm A; A’ như trên gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. Đường thẳng d gọi là trục đối xứng. Ta còn nói 2 điểm A và A’ đối xứng qua trục d bài học.
? Thế nào là hai điểm đối xứng qua đường thẳng d?
* Định nghĩa: (SGK tr84)
GV cho HS đọc định nghĩa và vẽ hình minh hoạ vào vở.
* Quy ước: (SGK tr84)
GV nêu quy ước tr84 - SGK.
? Nếu cho điểm M và đường thẳng d. Có thể vẽ được mấy điểm đối xứng với M qua d?
2) Hai hình đối xứng qua một đường thẳng (14’).
?2
GV yêu cầu HS thực hiện ?2 tr84.
? Nhận xét về điểm C’?
? Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có đặc điểm gì?
GV giới thiệu: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d. Tổng quát.
* Định nghĩa: (SGK tr85)
GV: Giới thiệu về hình đối xứng qua đường thẳng d (như SGK tr85).
GV: Cho đoạn thẳng AB, muốn dựng đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn AB qua đường thẳng d ta làm ntn?
Cho ABC, muốn dựng A’B’C’ đối xứng với ABC qua đường thẳng d ta làm ntn?
?có nhận xét gì về chúng?
* Kết luận: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3) Hình có trục đối xứng (10’).
?3 
GV cho HS làm ?3.
? Vậy điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác cân ABC qua đường cao AH có đặc điểm gì?
GV: Người ta nói AH là trục đối xứng của ABC.
 Định nghĩa: (SGK tr86).
Định nghĩa: (SGK tr86)
GV cho HS làm ?4.
GV cho HS gấp hình thang cân để tìm trục đối xứng định lí.
* Định lí: (SGK tr87)
HS: Nêu định nghĩa.
HS: Chỉ có thể vẽ được 1 điểm đối xứng với điểm M qua đường thẳng d.
HS: Điểm C’ A’B’.
HS: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có A và A’ đối xứng nhau qua d; B và B’ đối xứng qua d.
HS: Đọc định nghĩa.
HS: Nêu cách dựng và vẽ hình vào vở.
Nêu kết luận như SGK
HS làm ?3.
- Hình đối xứng với cạnh AB qua AH là AC.
- Hình đối xứng với cạnh AC qua AH là AB.
- Hình đối xứng với đoạn thẳng BH qua AH là CH và ngược lại.
HS: Điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác cân ABC qua đường cao AH vẫn thuộc tam giác ABC.
Đọc định nghĩa
HS làm ?4.
?4 a) Chữ cái in hoa A có 1 trục đối xứng.
b) Tam giác đều ABC có 3 trục đối xứng.
c) Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng.
Thực hiện gấp hình
HS đọc định lí.
 IV/ Củng cố:(3’)
Bài 41: (SGK tr88)
Đúng
Sai
Đúng
Sai (Vì đoạn thẳng AB có 2 trục đối xứng là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn thẳng AB).
V/ Hướng dẫn:(2’)
- Học kĩ các định nghĩa, định lí, tính chất trong bài.
- Làm các bài 35; 36; 37; 39 (SGK tr87, 88).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_9_den_10_ban_2_cot.doc