Giáo án Hình học 8 tiết 8: Dựng hình bằng thước và com pa dựng hình thang

Giáo án Hình học 8 tiết 8: Dựng hình bằng thước và com pa dựng hình thang

Tiết 8 : §5 DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COM PA

DỰNG HÌNH THANG.

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1/ Kiến thức:

2/ Kỹ năng:

3/ Thái độ: Luyện cho học sinh đức tính kiên trì, nghiên cứu, sáng tạo.

- HS biết dùng thước và com pa để dựng hình theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày phần cách dựng, chứng minh.

- HS dựng hình thang tương đối chinh xác.

- Rèn luyện, cẩn thận chính xác khi dựng hình.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 tiết 8: Dựng hình bằng thước và com pa dựng hình thang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4. Tiết 8 : §5 DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COM PA
DỰNG HÌNH THANG.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1/ Kiến thức:
2/ Kỹ năng:
3/ Thái độ: Luyện cho học sinh đức tính kiên trì, nghiên cứu, sáng tạo.
HS biết dùng thước và com pa để dựng hình theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày phần cách dựng, chứng minh.
HS dựng hình thang tương đối chinh xác.
Rèn luyện, cẩn thận chính xác khi dựng hình.
 II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: + Giáo án, bảng phụ, nghiên cứu SGK + SGV, thước thẳng, thước đo góc, compa.
Học sinh : + Xem trước bài mới. Bảng phụ, bút viết, thươc thẳng, đo góc, compa... mang vở ghi, sgk, sbtập
 III. TIẾN HÀNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
 Hđ1(5 phút): Hoạt động theo nhóm bàn.
+ Mỗi bàn 01 hình (46a,b,c; 47a,b,c)
+ Nêu cách dựng.
+ GV nhận xét
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hđ2( 5 phút ): Bài toán dựng hình.
? Dụng cụ dựng hình gồm những dụng cụ gì?
Compa dựng gì, thước thẳng dựng gì?
Gv hướng dẫn học sinh sử dụng thước thẳng và compa.
Ký hiệu (O, R).
Hđ3(5 phút): Các bài toán dựng hình đã biết.
Đã thực hiện ở phần hđ1 .
Hđ4( 10 phút ): Dựng hình thang.
Gv nêu bài toán ở sgk.
? Để giải bài toán hựng hình ta cần qua các bước nào?
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện.
Để dựng được hình thang cần dựng được tam giác nào?
? tam giác muốn dựng được phải biết mấy yếu tố.
Trên hình vẽ tam giác nào là dựng được.
Cần dựng thêm điểm nào?
Điểm B phải thỏa mãn các tính chất nào
Vậy từ đó ta suy ra cách dựng.
Gv hướng dẫn học sinh dựng hình từng bước vào vở.
? Hãy theo cách dựng , chứng minh hình dựng được thoả mãn yêu cầu bài toán.
? Có luôn dựng được DADC không ? vì sao?
Hđ5( 15 phút): Củng cố:
Gv nêu bài tập 31/sgk
? Theo em thì bài toán này tam giác nào dựng được?
? Điểm B có tính chất gì?
Gv chuẩn bị phần hướng dẫn bằng bảng phụ 
Học sinh trả lời :
Thước thẳng và compa.
Học sinh theo dõi và thực hiện.
Học sinh vào vở các bài toán dựng hình cơ bản ở hđ1.
Học sinh đọc ví dụ ở sgk.
Học sinh vẽ hình vào bảng phụ (không yêu cầu chính xác.)
Học sinh trả lời : DADC
Cần phải biết 3 yếu tố.
Điểm B phải thỏa mãn hai điều kiện.
Học sinh dựng hình theo hướng dẫn của GV. Theo từng các bước liệt kê cách dựng.
Học sinh suy nghĩ chứng minh.
Học sinh trả lời. Luôn dựng được.
Học sinh đọc bài tập 31/sgk
Học sinh nêu được cách dựng và chứng minh.
1./ Bài toán dựng hình :
Là bài toán vẽ hình chỉ sử dụng thước và compa.
2./ Các bài toàn dựng hình đã biết.
 (sgk)
3. Dựng hình thang.
Ví dụ:
Dựng hình thang ABCD biết AB= 3cm, CD=4cm, cạnh bên AD=2cm. DÂ=700
Giải :
Cách dựng :
- Dựng DADC, DC= 4cm; DA=2cm.
- Dựng tia Ax // DC ( tia Ax và điểm C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AD)
Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB=3cm. Kẻ đoạn thẳng BC.
Chứng minh:
Tứ giác ABCD là hình thang vì AB//CD. Hình thang ABCD có AB= 3cm, CD=4cmo1 AD=2cm. DÂ=700 nên thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Biện luận :
 Ta luôn dựng được một hình thang thỏa mãn điều kiện bài toán.
Bài tập : 31/sgk
Cách dựng: - Dựng DADC, DC= AC= 4cm; DA=2cm.
- Dựng tia Ax // DC ( tia Ax và điểm C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AD)
Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB=2cm. Kẻ đoạn thẳng BC.
4. Hướng dẫn và dặn dò về nhà ( 5 phút): 
+Ôân tập về các bài toán dựng hình..
+ Tiết sau luyện tập.
Làm tốt 32;33;34/sgk 
Hướng dẫn : Bài 32 : + Dựng Dđều, dựng tia phân giác của 1 góc. 
 Bài 33: + Dựng DADC, dựng điểm B cách A một khoảng bằng 4cm.
 Bài 34: + Dựng DADC, dựng điểm B cách C một khoảng bằng 3 cm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet8-hh (bi giam tai).doc