TUẦN 31 NGÀY DẠY :
TIẾT 57 THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
A) YÊU CẦU :
Bằng hình ảnh cụ thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu dường thẳng với mặt phẳng , hai mp vuông góc.
Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật .
Biết vận dụng công thức vào việc tính toán.
B) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Mô hình hình lập phương , hình 65,66,67,84 , mô hình hình hôp chữ nhật,htước , phấn màu.
C) TIẾN HÀNH DẠY VÀ HỌC :
1) ỔN ĐỊNH :8a1 8a2 8a3
2) KTBC :
HS1 : làm bài tập 8- SGK/ 100
HS2 : làm bài tập 7 –SGK/100.
TUẦN 31 NGÀY DẠY : TIẾT 57 THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT YÊU CẦU : Bằng hình ảnh cụ thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu dường thẳng với mặt phẳng , hai mp vuông góc. Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật . Biết vận dụng công thức vào việc tính toán. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Mô hình hình lập phương , hình 65,66,67,84 , mô hình hình hôp chữ nhật,htước , phấn màu. TIẾN HÀNH DẠY VÀ HỌC : ỔN ĐỊNH :8a1 8a2 8a3 KTBC : HS1 : làm bài tập 8- SGK/ 100 HS2 : làm bài tập 7 –SGK/100. BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV: yêu cầu HS đọc và thực hiện ?1 GV treo hình vẽ lên bảng cho HS quan sát . HS lên bảng làm , sau đó HS cả lớp nhận xét , đến GV nhận xét và cho HS ghi vao vở. GV(?) các em có nhận xét gì về AA’ với mp(ABCD) GV:giới thiệu kí hiệu đường thẳng vuông góc với mp . GV yêu cầu HS đọc lại tính chất trong SGK GV(?) nếu một đường thẳng vuông góc với một mp tại điểm A thì nó có vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A và nằm trong mp đó hay không ? GV giới thiệu hai mp vuông góc với nhau GV yêu cầu HS đọc trong sgk /102 , sau đó cho HS ghi vào vở. GV: yêu cầu HS làm ?2; ?3 GV:yêu cấu HS tìm các mp vuông góc với mp(A’B’C’D’) GV kiểm tra lại và nhấn mạnh cho HS cả lớp nắm vững. HĐ2: GV:yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật đã học ở cấp 1 GV:(nhấn mạnh ) thể tích bằng chiều dài nhân với chiều rộng nhân với chiều cao.Hay bằng diện tích đáy nhân với chiều cao . GV(?) hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật hay không ? vậy công thức tính thể tích như thế nào ? dộ dài các cạnh của hình lập phương như thế nào với nhau ? GV :cho HS ghi lại công thức vào vở . GV : yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK/103 GV : hướng dẫn cho HS làm GV(?) có diện tích tòan phần , muốn tìm diện tích một mặt ta làm như thế nào? Tìm cạnh của hình lập phương ta làm như thế nào GV : gọi 1 HS lên bảng trình bày cách giải. GV nhận xét kết quả . HS: HS đọc và thực hiện ?1 +AA’ vuông góc với AD vì mp(ADD’A’) là hình chữ nhật . + AA’ vuông góc với AB vì mp(ABB’A’) là hình chữ nhật . + AD và AB cùng thuộc mp(ABCD) HS: AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A HS (TL) có HS phát biểu lại hai tính chất (đườngnthẳng vuông góc với mp ; mp vuông góc với mp ). HS :thực hiện ,cho HS cả lớp làm vào vở. Có 4 đường thẳng vuông góc với một mp Có 4 mp vuông góc một mp HS(TL) thể tích bằng chiều dài nhân với chiều rộng nhân với chiều cao. Vài HS phát biểu lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật . HS: hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.Độ dài các cạnh bằng nhau . HS ghi lại công thức vào vở HS đọc kỹ ví dụ trong SGK/103 HS(TL) diện tích toàn phần chia cho 6, HS:cạnh của hình lập bằng căn bậc hai của diện tích một một mặt . HS: lên bảng giải , cả lớp làm vào vở . HS khác nhận xét kết quả . 1) ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MP.HAI MP VUÔNG GÓC D’ C’ A’ B’ D C A B Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB của hai mặt phẳng (ABCD) ,ta nói AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A và kí hiệu : AA’ mp(ABCD). Nhận xét ( xem SGK/101) Khi một trong hai mp chứa một đường thẳng vuông góc với mp còn lại thì người ta nói hai mp đó vuông góc với nhau và kí hiệu(chẳng hạng với trường hợp vứa xét) mp(ADD’A’) mp(ABCD). ?2/sgk-102 DD’ mp(ABCD) vì DD’ vuông góc với hai đường thẳng DC và DA của mp(ABCD) Tương tự: CC’ mp(ABCD) BB’ mp(ABCD). ?3/sgk-102 Ta thấy : mp(ADD’A’) mp(A’B’C’D’) mp(ABB’A’) mp(A’B’C’D’) mp(DCC’D’) mp(A’B’C’D’) mp(BCC’B’) mp(A’B’C’D’) 2)THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT Thể tích của hình hộp chữ nhật là : V = a.b.c (hay V = S đáy . chiều cao ) trong đó a, b, c là các kích thước của hình hộp chữ nhật. Thể tích của hình lập phương là: V = a3 Trong đó a là cạnh của hình lập phương. Ví dụ :(đề SGK-T103) GIẢI Diện tích mỗi mặt là : 216 : 6 = 36 ( cm2 ). Độ dài cạnh hình lập phương là : a = = 6 (cm). Thể tích của hình lập phương là ; V = a3 = 63 216 ( cm3 ). Đáp số : V = 216cm3. 4)CỦNG CỐ :Cho HS nhắc lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương Ap dụng làm bài 11SGK/ 104. 5)DẶN DÒ : Học bài và làm bài tập 12,13,14,15,17,18 SGK/104,105.
Tài liệu đính kèm: