Giáo án Hình học 8 - Tiết 35: Ôn tập chương III (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 35: Ôn tập chương III (Bản đẹp)

I . MỤC TIÊU :

Qua tiết học này HS cần :

- Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương II về đa giác lồi, đa giác đều.

- Nắm được các công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông , hình tan giác.

- Vận dụng được các kiến thức trên để rèn luyện kỹ năng tính toán, tìm phương pháp để phân tích một hình thành những hình có thể đo đạc được và tính toán diện tích được.

- Rèn luyện tư duy lơgíc, thao tác tổng hợp.

II : CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

Thầy : Giáo án điện tử , các sơ đồ kiến thức cơ bản của chương, các dụng cụ học tập.

Trò : Trả lời các câu hỏi bài tập trong phần ôn tập chương II như SGK.

III . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 35: Ôn tập chương III (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 : ÔN TẬP CHƯƠNG II
I . MỤC TIÊU :
Qua tiết học này HS cần :
Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương II về đa giác lồi, đa giác đều.
Nắm được các công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông , hình tan giác.
Vận dụng được các kiến thức trên để rèn luyện kỹ năng tính toán, tìm phương pháp để phân tích một hình thành những hình có thể đo đạc được và tính toán diện tích được.
Rèn luyện tư duy lơgíc, thao tác tổng hợp.
II : CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : Giáo án điện tử , các sơ đồ kiến thức cơ bản của chương, các dụng cụ học tập.
Trò : Trả lời các câu hỏi bài tập trong phần ôn tập chương II như SGK.
III . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
HS1 : Nêu cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ? Aùp dụng tính diện tích của hình sau :
VỚI ABCD là hình chữ nhật. H, I, E, K lần lượt là trung điểm củaBC, HC, DC, EC, và AD = 6.8 cm, DC = 12 cm. Hãy tính diện tích của tam giác BCD và tứ giác EHIK?
HS : Thực hiện và nhận xét.
GV : Điều chỉnh và nêu cách tính khác cho bài toán này.
HS2 : Hãy viết các công thức tính diện tích của tam giác, hình vuông, hình thoi, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật và nêu rõ các kí hiệu sử dụng trong các công thức đó? Nếu tam giác vuông thì có bao nhiêu 
cách tính diện tích? Đó là cách nào?
GV : Chốt lại các yêu cầu nhận xét và cho điểm.
B . Hoạt động 2 : Tiến hành luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
BT45 
?Với hình vẽ 117 và các số liệu đề bài cho hãy dùng lập luận và các công thức tính diện tích để tính một trong hai đường cao của hình bình hành ABCD?
? trước hết ta phải suy diển thế nào nếu cho một trong hai đường cao hạ từ một đỉnh đến một cạnh là 5 cm?
? Nếu hạ từ A thì cho biết được độ dài đường cao nào?
? Vậy hãy tính ?
Bài tập ôn thêm
Cho hình vẽ sau : 
1 . Hãy đo các độ dài cần thiết để : 
a . Tính SABCD ? b . Tính SEFGH .
BT45.
Ta có : SABCD = HB.AH = AD.AK = 6AH = 4AK.
Một đường cao có độ dài 5cm thì đó là AK có thể là AH. Vì AK < AB (5 < 6). Không thể là AH vì AH < AD (AD=4cm)
Nên : SABCD = 4AK= 4.5 = 20 cm2
Hay : 6.AH = 20
Suy ra : AH = 20:6 = cm.
Bài tập ôn thêm: 
 1 .Ta cần đo : AB = 8 cm; CE = 4 cm; EF = 2 cm.
SABCD = AB.CF = 8.4 = 32 cm2.
SEFGH = EF.CF = 2.4 = 8 cm2.
2 . Hãy tính tỉ số của SABCD với SEFGH theo kết quả của câu 1?
3 . Hãy chứng minh tỉ số của câu 2 theo cách trực tiếp hình vẽ?
 ( Quy ước : mỗi ô lấy đơn vị 1 cm )
? Hãy đo và tính cho câu 1 và 2 ?
Riêng câu 3 ta dựa vào hình vẽ áp dụng công thức tính diện tích rồi so sánh các đoạn thẳng với nhau rồi lập tỉ số .
2 . Ta có : .
3 . Ta có : SABCD = AB.CF 
 SEFGH = EF.CF
 Mà : AB = 4.EF ( Theo hình vẽ)
Nên : 
 ( ĐPCM).
C . Hoạt động 3 : Củng cố : 
Qua các bài tập vừa giải ta có thể biết thêm trong thực tế muốn tính diện tích của một đa giác ta có thể đo các đoạn thẳng cần thiết rồi tính diện tích hoặc có thể dựa vào độ dài các đoạn thẳng trong đa giác đó để có thể biết được hình này có diện tích gấp mấy lần hình kia.
Ta cũng có thể suy luận các cạnh dựa vào các độ dài ràng buộc về độ dài để tìm ra các đoạn thẳng khác dựa vào diện tích của các đa giác .
Theo bài tập 41 ta có thể tính diện tích của các đa giác thông qua diện tích của các đa giác khác khi áp dụng các tính chất về diện tích của đa giác .
D . Hoạt động 4 : Hướng dẩn học ở nhà :
Ôn tập các kiến thức lý thuyết trong chương .
Xem các bài tập ôn tập trong chương .
Xem các bài tập ôn tập vừa giải.
Tiết sau kiễm tra 1 tiết.
IV . Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_35_on_tap_chuong_iii_ban_dep.doc