Giáo án Hình học 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản đẹp)

I . MỤC TIÊU : Qua bài học này HS cần đạt được :

- Nắm vững công thức tính diện tích của hình thang ( Từ đó suy ra công thức tính diện tích HBH) từ công thức tính diện tích của tam giác.

- Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài học cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng các công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích của hình thang, tiến đến tìm công thức tính diện tích của hình bình hành.

- Rèn luyện thao tác đặc biệt hoá của tư duy, tư duy lôgíc.

II . Chuẩn bị của thầy và trò :

Thầy : Giáo án, Bảng phụ vẽ các hình 138, 139; SGK và các dụng cụ học tập khác.

Tro : Các dụng cụ học tập, các hình vẽ 138, 139 trên giấy trước ở nhà.

III . Nội dung và các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19	Tiết 33 : DIỆN TÍCH HÌNH THANG.
Ngày soạn : 14/01/2008
I . MỤC TIÊU : Qua bài học này HS cần đạt được :
Nắm vững công thức tính diện tích của hình thang ( Từ đó suy ra công thức tính diện tích HBH) từ công thức tính diện tích của tam giác.
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài học cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng các công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích của hình thang, tiến đến tìm công thức tính diện tích của hình bình hành.
Rèn luyện thao tác đặc biệt hoá của tư duy, tư duy lôgíc.
II . Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : Giáo án, Bảng phụ vẽ các hình 138, 139; SGK và các dụng cụ học tập khác.
Trò : Các dụng cụ học tập, các hình vẽ 138, 139 trên giấy trước ở nhà.
III . Nội dung và các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Kiểm ta bài cũ :
Chuẩn bị phiếu và bảng phụ có nội dung sau :
Cho hình vẽ: Hãy điền vào các khoãng trống cho đúng :
SABCD = S + S.
SADC = .; SABC = .
Suy ra : SABCD = ..
Cho AB = a ; DC = b ; AH = h.
Kết luận : 
HS thực hiện và nhận xét bài làm.
GV : Đánh giá điểm cho HS.
GV : Tứ giác ABCD như trên là hình gì? Kết luận trên chính là công thức tính diện tích của hình thang .
Để nắm rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
B . Hoạt động 2 : Tiến hành bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Công thức tính diện tích của hình thang
Từ bài toán trên ta có công thức tính diện tích của hình thang như thế nào?
Hãy vẽ hình và ghi công thức , phát biểu bằng lời?
GV chốt lại công thức.
Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì trở thành hình gì? Khi đó có các cạnh đối thế nào?
Từ công thức tính diện tích hình thang ta có dông thức nào khi hai cạnh bằng nhau?
Hãy vẽ hình và thực hiện suy luận để tìm công thức?
3 . Ví dụ :
xem các ví dụ trong SGK trang 124và tìm hiểu các vẽ trong 5 phút theo hình vẽ 138 cho ví dụ 1 và 139 cho ví dụ 2 ? Hình vẽ :
 Hình 138 
1 . Công thức tính diện tích của hình thang
SHình thang = 
HS : thực hiện theo yêu cầu.
2. Công thức tính diện tích của hình bình hành
SHBH = a.h
3 . Ví dụ :
 Hình 139
C . Hoạt động 3 : Củng cố
GV : Vậy với cách xác định như trên ta có thể vẽ một hình bình hành có diện tích bằng một nửa diện tích HCN ban đầu bằng cách lấy đường cao bằng nột nửa của một trong hai cạnh của HCN đã cho.
? Muốn xác định và vẽ HBH có diện tích bằng 2 lần diện tích HCN ban đầu thì ta phải xác định thế nào? Diện tích HBH gấp 4 lần diện tích HCN ban đầu thì phải xác định thế nào?
HS : Trả lời.
GV : Hãy tính cho bài 26 SGK theo hình 140?
HS : 
Ta có : ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 23 cm	
Và : SABCD = AB.BC = AB.AD = DC.BC = AD.DC = 828 m2
Nên : AD = BC = 828 : AB = 828 : DC = 828 : 23 = 36 m.
Vậy SABED = 972 m2
GV : Trong bài 26 để tính được diện tích ABED ta phải có : AD hoặc BC, tuy nhiên AD và BC có thể suy ra được từ diện tích hình chữ nhật ABCD. Vậy có thể tính được diện ích của hình thang ABED như trên.
GV : Hãy dựa vào hình 141 để làm bài tập 27 trang 125 SGK?
HS : thực hiện.
vì ABCD và ABEF có cùng độ dài cạnh và chiều cao của ABEF bằng với cạnh còn lại cũa ABCD 
Và SABCD = AB.BC ; SABEF = AB.BC
Nên SABCD = SABEF .
GV chốt lại các bài toán vừa giải 
Chốt lại các kiến thức vừa học trong bài diện tích hình thang..
D . Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà :
Học các cách tính và công thức trong tiết học vừa qua theo SGK và vỡ ghi.
Làm các bài tập 28, 29, 30, 31 trang 126 SGK.
Ôn lại các công thức tính các hình đã học trước đặc biệt là diện tích tam giác.
Xem trước bài : “Diện tích hình thoi”.
IV . Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_33_dien_tich_hinh_thang_ban_dep.doc