Giáo án Hình học 8 - Tiết 33 đến 35 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 33 đến 35 (Bản đẹp)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành. HS được làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.

2. Kĩ năng :

 - HS tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học. HS vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước. HS chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước.

3. Thái độ :

 - Rèn tính cẩn thận chính xác.

B.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ .

 - HS : Thước thẳng, com pa ê ke. Ôn tập công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, diện tích hình thang.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I. HĐ1: Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B:

II. HĐ2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 9 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 33 đến 35 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành. HS được làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.
2. Kĩ năng : 
	- HS tính được diện tích hình thang, hình bình hành theo công thức đã học. HS vẽ được một tam giác, một hình bình hành hay một hình chữ nhật bằng diện tích của một hình chữ nhật hay hình bình hành cho trước. HS chứng minh được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành theo diện tích các hình đã biết trước.
3. Thái độ : 
	- Rèn tính cẩn thận chính xác.
B.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 	- GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ .
	- HS : Thước thẳng, com pa ê ke. Ôn tập công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, diện tích hình thang.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
I. HĐ1: Tổ chức: 	Sĩ số:	8A:	8B:
II. HĐ2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 3
1. CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THANG (15 ph)
- Định nghĩa hình thang.
- GV vẽ hình thang ABCD (AB // CD) rồi yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình thang đã biết.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm dựa vào công thức tính diện tích tam giác, hoặc diện tích hình chữ nhật để chứng minh công thức tính diện tích hình thang.
- Cơ sở của việc chứng minh này là gì?
- Hình thang là một tứ giác có hai cạnh đối song song.
- HS vẽ hình vào vở.
- Công thức
S ABCD = 
Chứng minh:
S ABCD = S ADC + S ABC (tính chất hai diện tích đa giác)
S ACD = 
S ABC = (vì CK = AH)
Þ S ABCD = 
 = 
- Cơ sở của việc chứng minh là vận dụng tính chất 1; 2 diện tích đa giác và công thức tính diện tích tam giác.
Hoạt động 4
2. CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (10 ph)
- Hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang, đúng không? Giải thích.
- Dựa vào công thức tính diện tích hình thang để tính diện tích hình bình hành.
- GV đưa định lí và công thức tính diện tích hình bình hành lên bảng phụ.
- áp dụng: Tính diện tích một hình bình hành biết độ dài một cạnh là 3,6 cm, độ dài cạnh kề với nó là 4 cm và tạo với đáy một góc có số đo 300.
- Yêu cầu HS vẽ hình và tính diện tích.
	S hình bình hành = 
Þ S hình bình hành = a.h
D ADH có H = 900 ; D = 300 ; AD = 4 cm.
Þ AH = = 2 cm
S ABCD = AB. AH = 3,6. 2 = 7,2 (cm2)
Hoạt động 5
3. VÍ DỤ (12 ph
- GV đưa VD a lên bảng phụ và vẽ hình chữ nhật với hai kích thước a, b lên bảng.
- Nếu tam giác có cạnh bằng a muốn có diện tích bằng a.b phải có chiều cao tương ứng là bao nhiêu?
- Nếu tam giác có cạnh bằng b thì chiều cao tương ứng là bao nhiêu?
Hãy vẽ một tam giác như vậy.
- GV đưa VD phần b) lên bảng phụ.
- Có hình chữ nhật kích thước là a, b. Làm thế nào để vẽ một hình bình hành có một cạnh bằng một cạnh của một hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật đó?
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ 2 trường hợp.
- HS đọc VDa, vẽ hình chữ nhật đã cho vào vở.
- Để diện tích tam giác là a.b thì chiều cao ứng với cạnh a phải là 2b
- Nếu tam giác có cạnh bằng b thì chiều cao tương ứng phải là 2a.
- Nếu hình bình hành có cạnh là a thì chiều cao tương ứng phải là b.
Nếu hình bình hành có cạnh là b thì chiều cao tương ứng phải là a.
Hoạt động 6
LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (5 ph)
- Bài 26 SGK.
GV đưa đầu bài và hình vẽ lên bảng phụ.
- Để tính được diện tích hình thang ABDE ta cần biết thêm cạnh nào? Nêu cách tính.
- Tính diện tích ABDE?
Bài 26
- Để tính được diện tích hình thang ABED ta cần biết cạnh AD
AD = 
S ABCD = (m2)
Hoạt động 7. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Nêu quan hệ giữa hình thang, hình bình hành và hình chữ nhật rồi nhận xét về công thức tính diện tích các hình đó.
- Làm bài tập 27, 28, 29, 31 SGK.
Tiết 34: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- HS hiểu và vận dụng được: định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
2. Kĩ năng : 
	- HS hiểu và biết cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, tam giác, hình thang, hình thoi.
3. Thái độ : 
	- Rèn tính cẩn thận chính xác.
B.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 	- GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ .
	- HS : Thước thẳng, com pa ê ke. Ôn tập công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, diện tích hình thang.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
I. HĐ1: Tổ chức: 	Sĩ số:	8A:	8B:
II. HĐ2: KIỂM TRA LÍ THUYẾT (15 ph)
- GV đưa câu hỏi 1 tr 131 SGK lên bảng phụ yêu cầu HS trả lời.
_ Vậy thế nào là đa giác lồi?
- GV đưa câu hỏi 2 lên bảng phụ yêu cầu HS lên bảng điền vào chỗ trống.
a) Biết rằng tổng số đo các góc của một đa giác n cạnh là (n - 2) . 1800.
Vậy tổng số đo các góc của một đa giác 7 cạnh là ...
b) Đa giác đều là đa giác có ...
c) Biết rằng số đo mỗi góc của một đa giác đều n cạnh là , vậy số đo mỗi góc của ngũ giác đều là ...
Số đo mỗi góc của lục giác đều là ...
- GV yêu cầu HS viết công thức tính diện tích các hình.
1) Hình 5 cạnh GHIKL không phải là đa giác lồi vì đa giác đó không cùng nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh LK hoặc cạnh HI.
 Hình 5 cạnh MNOPQ không phải là đa giác lồi vì đa giác đó không cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh OP (hoặc cạnh ON)
 Hình 6 cạnh RSTVXY là một đa giác lồi vì đa giác luôn cùng nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
 Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thảng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
a) (7 - 2) . 1800 = 9000
b)Tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
c) 
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP (25 ph)
- Bài 42 SGK tr 132.
GV đưa đầu bài và hình vẽ lên bảng phụ.
- GV nêu cách xác định điểm F: Nối AC, từ B vẽ BF // AC (F nằm trên đường thẳng DC). Nối AF.
- GV đưa hai bài tập sau lên bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
Nửa lớp làm bài 1, nửa lớp làm bài 2.
Bài 1: Tính diện tích của một hình thang vuông biết hai đáy có độ dài 3 cm, góc tạo bởi một cạnh bên với đáy lớn bằng 450.
Bài 42
S ABCD = S ADC + S AFC
Mà S ABC = S AFC (vì có đáy AC chung, đường cao BH = FK)
Þ S ABCD = S ADF
HS hoạt động theo nhóm.
Bài 1:
Vẽ BH ^ DC.
Xét D BHC có H = 900 (cách vẽ)
C = 450 (gt) Þ B1 = 450
Þ D BCH vuông cân.
Þ BH = HC = DC - DH
 = 5 - 3
 = 2 (cm)
(DH = AB = 3cm: cạnh đối hình chữ nhật ABHD).
S ABCD = 
 = = 8 cm2
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 ph)
- GV hướng dẫn HS làm bài 46 SGK, về nhà làm bài 46, 47 SGK.
- Ôn định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều, công thức tính số đo mỗi góc của đa giác đều n cạnh, công thức tính diện tích các hình.
Tiết 35: 
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- HS nắm được công thức tính diện tích hình thoi. HS biết được hai cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
2. Kĩ năng : 
	- HS vẽ được hình thoi một cách chính xác. HS phát hiện và chứng minh được định lí về diện tích hình thoi.
3. Thái độ : 
	- Rèn tính cẩn thận chính xác.
B.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 	- GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ .
	- HS : Thước thẳng, com pa ê ke. Ôn tập công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, tam giác và nhận xét được mối liên hệ giữa các công thức đó.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
I. HĐ1: Tổ chức: 	Sĩ số:	8A:	8B:
II. HĐ2:KIỂM TRA VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ (7 ph)
- Viết công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật. Giải thích công thức.
- Chữa bài 28 SGK.
 Hãy đọc tên một số hình có cùng diện tích với hình bình hành FIGE.
- Nếu có FI = IG thì hình bình hành FIGE là hình gì?
- Vậy để tính diện tích hình thoi ta có thể dùng công thức nào?
- GV đặt vấn để vào bài.
Bài 28 SGK.
S FIGE = S IGRE = S IGUR 
 = S IFR = S GEU 
Hoạt động 3
1. CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH CỦA MỘT TỨ GIÁC CÓ
 HAI ĐƯỜNG CHÉO VUÔNG GÓC (12 ph)
- Cho tứ giác ABCD có AC ^ BD tại H. Hãy tính diện tích tứ giác ABCD theo hai đường chéo AC và BD.
- Yêu cầu HS phát biểu định lí.
- Yêu cầu HS làm bài 32 a SGK.
- Có thể vẽ được bao nhiêu tứ giác như vậy?
- Hãy tính diện tích tứ giác vừa vẽ. 
- HS hoạt động theo nhóm.
S ABC = 
S ADC = 
S ABCD = 
S ABCD = 
- Đại diện một nhóm trình bày bài giải.
- Định lí: SGK.
- Có thể vẽ được vô số tứ giác như vậy.
S ABCD = = (cm2)
Hoạt động 4
CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THOI (8 ph)
- Yêu cầu HS làm ?2.
S hình thoi = d1 . d2
Với d1; d2 là hai đường chéo. Vậy ta có mấy cách tính diện tích hình thoi?
- Yêu cầu HS làm bài 32 b SGK.
?2. Vì hình thoi là tứ giác có hai đường chéo vuông góc nên diện tích hình thoi cũng bằng nửa tích hai đường chéo.
- Có hai cách tính diện tích hình thoi là:
S = a . h
S = d1 . d2
Bài 32
Hình vuông là một hình thoi có một góc vuông.
Þ S hình vuông = d2
Hoạt động 5
3. VÍ DỤ (10 ph)
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ và vẽ hình lên bảng.
AB = 30 m; CD = 50 m
S ABCD = 800 m2
Tứ giác MENG là hình gì? Chứng minh.
b) Tính diện tích của bồn hoa MENG.
Ví dụ:
a) Tứ giác MENG là hình thoi
Chứng minh:
D ADB có
AM = MD (gt)
AE = EB (gt)
Þ ME là đường trung bình của D.
Þ ME // DB và ME = (1)
chứng minh tương tự
Þ GN // DB, GN = (2)
Từ (1), (2) Þ ME // GN (// DB)
ME = GN ( = )
Þ Tứ giác MENG là hình bình hành (theo dấu hiệu nhận biết)
chứng minh tương tự Þ EN = mà 
DB = AC Þ ME = EN. Vậy MENG là hình thoi theo dấu hiệu nhận biết.
b) MN = 
EG = 
Þ S MENG = 
Hoạt động 6
LUYỆN TẬP (6 ph)
Bài 33 SGK.
Bài 33
HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng vẽ hình thoi ABCD.
Ta có:
D OAB = D OCB = D OCD = D OAD =
 D EBA = D FBC (cgc)
Þ S ABCD = S AEFC = 4S OAB
S ABCD = SAEFC = AC. BO = AC.BD
Hoạt động 7.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Ôn tập công thức tính diện tích các hình.
- Làm bài tập 34, 35, 36 SGK; 158, 160 tr 76 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_33_den_35_ban_dep.doc