Giáo án Hình học 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi - Năm học 2004-2005

Giáo án Hình học 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi - Năm học 2004-2005

A. Mục tiêu

Qua bài này, HS cần :

- Hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giácc là hình thoi.

- Biết vẽ một hình thoi, biết Cách chứng minh một tứ giác là hình thoi.

- Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.

B. Chuẩn bị của GV và HS.

Hình vẽ tứ giác là hình thoi.

C. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hình thang.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 20, Bài 11: Hình thoi - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 20, bài soạn :	§11. Hình thoi
Ngày soạn :12/11/2004 
Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
Hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giácc là hình thoi.
Biết vẽ một hình thoi, biết Cách chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
Chuẩn bị của GV và HS.
Hình vẽ tứ giác là hình thoi.
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hình thang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Cho HS quan sát hình 100 SGK. giới thiệu định nghĩa hình thoi.
ABCD là hình thoi AB = BC = CD = DA .
-Yêu cầu HS thực hiện ?1.
-Lưu ý cho HS : Hình thoi là một hình bình hành đặc biệt.
-Quan sát, vẽ hình, ghi vở định nghĩa.
Đáp : ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau : AB = CD, BC = AD.
Hoạt động 2. Tìm tòi và phát hiện các tính chất của hình thoi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS thực hiện ?2.
-Hỏi :
a) Theo tính chất của hình bình hành, hai đường chéo của hình thoi có tính chất gì ?
• Chốt : Như đáp a).
b) Hai đường chéo của hình thoi còn có thêm những tính chất nào ?
• Chốt lại như đáp b).
-Hướng dẫn HS chứng minh tính chất đường chéo của hình thoi. Nhán mạnh vận dụng các tính chất của tam giác cân.
-Suy nghĩ, 
trả lời.
Đáp :
a) Theo tính 
chất của hình 
bình hành, hai đường chéo của hình thoi cắt hau tại trung điểm của mỗi đường.
b) Hai đường chéo AC và BD có team các tính chất :
AC BD.
AC là phân giác của góc A, BD là phan giác của góc B.
Hoạt động 3. Tìm tòi và phát hiện các dấu hiệu nhận biết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
• Ngoài dáu hiệu nhận biết hình thoi từ tứ giác bằng định nghĩa, hãy dự đoán các dấu hiệu nhận biết hình thoi từ hình bình hành .
-Hỏi : 
Các cạnh của hình bình hành thoả mãn điều kiện gì để nó trở thành hình thoi?.
Hai đường chéo của hình bình hành thoả mãn điều gì để tở thành hình thoi?
• Yêu cầu HS thực hiện ?3.
Đáp : ABC có BO vừa là trung tuyến (tính chất hai đường chéo) vừa là đường cao (GT) nên tam giác ABC cân ở B suy ra BA = BC. Do đó ABCD là hình thoi.
• Hỏi : Có thể khẳng định rằng “Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi”hay không ?
-Đưa ra phản ví dụ.
• Suy nghĩ. 
-Trả lời 
1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
4. Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi.
Phát biểu các dấu hiệu nhận biết. 
• Trả lời. Đáp Không. Ví dụ tứ giác có hai đường chéo vuông góc nhưng hai cạnh kề không bằng nhau.
Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà.
a) Củng cố
GV : 
Treo bảng vẽ sẵn. 
Hãy giải thích tứ giác ABCD vẽ trên giấy 
ô vuông như hình trên là hình thoi.
HS : Trả lời
Đáp : Tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc nên là hình th.
Bài tập 73 SGK.
GV : Gọi HS đứng tại chỗ trả lời 
Đáp : Các tứ giác là hình thoi :
Ở hình 102a SGK (theo định nghĩa).
Ở hình 102b SGK (theo dấu hiệu nhận biết 4)
Ở hình 102c SGK (theo dấu hiệu nhận biết 3)
Ở hình 102e SGK (theo định nghĩa).
b) Hướng dẫn bài tập về nhà. Các bài 75, 76, 77 trang 106 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc