I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
+ HS được củng cố các khái niệm về khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, ĐL về các đường thẳng song song cách đều, tính chất các điểm cách đều 1 đường thẳng thông qua các BT vận dụng.
+ HS được luyện tập thông qua các BT chứng minh 2 đoạn bằng nhau.
+ HS được rèn luyện các thái độ và kỹ năng tương ứng trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
a. Chuẩn bị của GV:
+ Bảng phụ ghi BT
b. Chuẩn bị của HS: + Thước kẻ, com pa .
+ Làm các BT cho về nhà.
Ngày soạn : ...../......./200.... Ngàydạy : ...../......./200.... Tiết 19 : luyện tập (Về đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước) *********&********* I. Mục tiêu bài dạy: + HS được củng cố các khái niệm về khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, ĐL về các đường thẳng song song cách đều, tính chất các điểm cách đều 1 đường thẳng thông qua các BT vận dụng. + HS được luyện tập thông qua các BT chứng minh 2 đoạn bằng nhau. + HS được rèn luyện các thái độ và kỹ năng tương ứng trong quá trình học tập. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: a. Chuẩn bị của GV: + Bảng phụ ghi BT b. Chuẩn bị của HS: + Thước kẻ, com pa . + Làm các BT cho về nhà. III. ổn định tổ chức và kiển tra bài cũ: a. ổn định tổ chức: + GV kiểm tra sĩ số, bài tập của HS. b. Kiểm tra bài cũ: HĐ của GV TG Hoạt động của HS GV yêu cầu HS làm BT 69: Ghép mỗi ý của các câu a), b), c), d) trong cột bên trái với các ý tương ứng 1, 2, 3, 4 ở cột bên phải để được các khẳng định đúng 5 phút Cột A 1. Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng bằng bằng 3 cm 2. Tập hợp các điểm cách đều 2 đầu của đoạn thẳng AB cố định 3. Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều 2 cạnh của góc đó 4. Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng bằng 3 cm Cột B a. là đường trung trực của đoan thẳng AB. b. là 2 đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3 cm. c. là đường tròn tâm A bán kính bằng 3 cm. d. là tia phân giác của góc xOy Đáp án: 1 Û b; 2 Û a; 3 Û d; 4 Û c. IV. tiến trình bài dạy. Hoạt động 1: Luyện tập BT 68 Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Bài tâp 68 (SGK – Trang 102): Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng d và có khoảng cách đến d bằng 2 cm. Lấy điểm B bất kỳ thuộc đường thẳng d. Gọi C là điểm đối xứng của A qua B. Hỏi khi điểm B di chuyển tên d thì B di chuyển trên đường thẳng nào? + GV cho HS phân tích bài toán qua việc vẽ hình và nhận thấy 2 tam giác vuông bằng nhau. + Sau khi chứng minh xong GV hỏi HS điểm A có mấy cách chọn? m K H d C 2 B A 10 phút H A K B d C 2 m + HS vẽ hình và quan sát thấy 2 tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn ị CH = AH = 2 cm Vậy điểm C luôn có khoảng cách đến đường thẳng d cố định bằng 2 cm. Do đó C di chuyển trên đường thẳng m song song với d và cách d một khoảng cách bằng 2 cm. + HS có 2 cách chọn điểm A vì thế sẽ có 2 đường thẳng m cần tìm. Hoạt động 2: Luyện tập BT 70 + BT 71 Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Bài tập 70 (SGK – Trag 103) Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Oy sao cho OA bằng 2 cm. Lấy B là một điểm bất kỳ thuộc tia Ox . Gọi C là trung điểm của đoạn AB. Hỏi khi điểm B di chuyển trên tia Ox thì điểm C di chuyển trên đường nào?. + GV hướng dẫn HS làm theo cách 1: Nối O với C, OC là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền, hãy so sánh CO với CA? ị Vậy CA = CO điều đó nghĩa là C luôn cách đều 2 đầu đoạn AO cố định ị C nằm trên đường trung trực của AC. Gọi trung trực là m và giao điểm với AO là H ị OH = ? Kết luận: C di chuyển trên tia Hm, khoảng cách từ tia HM đến Ox bằng 1 cm. + GV hướng dẫn HS làm theo cách 2: Từ C hạ CK ^ Ox. Hỏi CK có là đường trung bình của DBOA không? Vì sao? So sánh CK vầ OA vậy CK luôn bằng 1 cm điều đó nghĩa là điểm C di chuyển trên đường nào? Bài tập 71 (SGK – Trang 103) Cho DABC vuông tại A. Lấy M là một điểm bất kỳ thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ điểm M đến AB, gọi ME là đường vuông góc kẻ từ M đến AC, gọi O là trung điểm của DE. a) Chứng minh ba điểm A, O, M thẳng hàng. b) Khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường nào? c) Hỏi điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài nhỏ nhất? + GV gợi ý HS chứng minh ý a): a) Sau khi vẽ hình hãy phát hiện tứ giác AEMD là hình gì? Do O là trung điểm của đường chéo DE và nó còn là trung điểm của đường chéo nào? ị đpcm. b) Từ kết quả bài 70 hãy vận dụng vào BT này với O là trung điểm của AM cho biết điểm O di chuyển trên đường nào? c) Để AM có độ dài nhỏ nhất thì AM phải vuông góc với BC điều đó nghĩa là điểm M trùng với điểm nào? Bài tập 72 (SGK – Trang 103) Đố Để vạch một đường thẳng song song với mép gỗ AB và cách mép gỗ một khoảng bằng 10 cm, bác thợ mộc đặt đoạn bút chì CD dài 10 cm vuông góc với ngón tay trỏ lấy làm cữ, rồi đưa ngón tay trỏ chạy dọc theo mép gỗ AB. Chứng minh minh đường vạc của bác thợ là đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng bằng 10 cm. + GV có thể làm mẫu ngay cho HS qaun sát. 25 phút + HS vẽ hình: y A m 2 cm C H x 1 cm O K B + HS trả lời câu hỏi trong cách 1: Do OC là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông nên OC = AB = AC; CA = CO ị C ẻ trung trực của OA; OH = 1 cm (vì H là trung điểm của OA) + HS trả lời câu hỏi trong cách 2: A B H C D P Q E M Theo ĐL về dấu hiệu nhận biết đường trung bình thì CK là đường trung bình ị CK = OH. Điều đó nghĩa là C luôn cách Ox một khhoảng không thay đổi là 1 cm. + HS trả lời câu hỏi trong BT 71: a) Tứ giác AEMD là hình chữ nhật, O là trung điểm của đường chéo DE nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM, vậy A, O, M thẳng hàng. b) Sau khi kẻ AH ^ BC thì điểm O di chuyển trên đường trung bình của DABC. (Chứng minh theo 2 cách như BT70). c) Điểm M ở vị trí trùng với H thì AM sẽ có độ dài nhỏ nhất. (vì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên) + HS quan sát GV thực hiện và trả lời các câu hỏi để chứng minh được nét vẽ chính là đường thẳng đạt được yêu cầu đề ra (ý nghĩa thực tế) Mô hình cái cữ của người thợ mộc II. hướng dẫn học tại nhà. + Nắm vững nội dung kiến thức qua các btập vận dụng, hoàn thành các BT còn lại. + BTVN: BT trong SBT. Chuẩn bị cho bài sau: Hình thoi.
Tài liệu đính kèm: