Giáo án Hình học 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Năm học 2004-2005

Giáo án Hình học 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Năm học 2004-2005

A. Mục tiêu

Qua bài này, HS cần :

- Nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, đinh lí về các đường thẳng sông song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trứoc một khoảng cho trước.

B. Chuẩn bị của GV và HS.

Phấn màu để vẽ hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

C. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1. hình thành định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 18, Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 18, bài soạn :	§10. Đường thẳng song song với một
	đường thẳng cho trước
Ngày soạn :05/11/04 
Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
Nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, đinh lí về các đường thẳng sông song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trứoc một khoảng cho trước.
Chuẩn bị của GV và HS.
Phấn màu để vẽ hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. hình thành định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS thực hiện ?1.
-Vẽ hình lên bảng. 
-Hỏi : Cho điểm A thuộc đường thẳng a song song với b. nếu điểm A có khoảng cách đền b bằng h thì khoảng cách từ mọi điểm b thuộc a đến b bằng bao nhiêu ?
-Giới thiệu định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
Định nghĩa. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tuỳ ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia.
-làm vào vở ?1.
Đáp : AHBK là hình chữ nhật ( bhb có một góc vuông), suy ra BK = AH = h.
-Suy nghĩ, trả lời.
Đáp : Cũng bằng h.
-Ghi định nghĩa vào vở.
Hoạt động 2. Tìm tòi và phát hiện tính chất của hai đường thẳng song song cách đều.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS thực hiện ?2.
-Vẽ hình lên bảng. 
--Hỏi để chứng minh M a ta cần c/m gì ?.
-Chốt : Cần c/m AM // b.
-Ghi bảng : Tứ giác AHKM có hai cạnh đói AK, MK song song và bằng nhau nênlà hình bình hành, suy ra AM // b. vậy M a. chứng minh tương tự M’ a’
-Giới thiệu tính chất trong SGK. 
• Cho HS làm ?3 để củng có tính chất trên.
-Nhận định việc trả lời của HS, giải thích lại.
• Giới thiệu tính chất.
-Cho HS đọc phần nhận xét trong SGK.
-Cả lớp vẽ hình vào vở.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Ghi nhớ,đứng 
tại chỗ c/m.
-Ghi vở.
-Làm ra nháp, thông báo kết quả, giải thích.
Đáp :Đỉnh A nằm trên đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2 cm.
Hoạt động 3. hình thành định nghĩa và tìm tòi, phát hiện tính chất các đường thẳng song song cách đều.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Treo bảng hình 96a) SGK, nêu định nghĩa các đường thẳng song song cách đều. 
-Treo bảng h.96b) lên bảng, yêu cầu HS làm ?4. Gọi HS đứng tại chỗ chứng minh
-Ghi bảng chứng minh .
• Yêu cầu HS phát biểu ở mỗi câu a), b) của ?4 thành một đinh lí.
-Lưu ý cho HS các đinh lí về đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang là các trường hợp đặc biệt của đinh lí này.
-Vẽ hình, theo dõi, lắng nghe, ghi vở.
Định nghĩa. Các đưòng thẳng a, b, c, d được gọi là song song cách đều nếu 
a // b // c // d và AB = BC = CD.
-Làm vào vở. 
a) Hình thang AEGC có AB =AB , AE // BF // CG nên FE = FG. Chứng minh tương tự, FG = FH..
b) Hình thang AEGC có FE = FG , AE // BF // CG nên AB = BC. Chứng minh tương tự, BC = CD. 
• Phát biểu đinh lí. Cả lớp ghi đinh lí vào vở.
Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà. 
Củng cố. Bài tập 68 SGK.
HS : Đọc đề bài.
GV : Vẽ hình. Hỏi : yếu tố nào cố định ? Có nhận xét 
gì về khoảng cách từ điểm C đến d ?
Chốt : Khoảng cách từ C đến d bằng 2cm, vậy c di chuyển trên đường thẳng m.
Hướng dẫn bài tập về nhà. Các bài 69, 70, 71 trang 102, 103 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18.doc