A. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
- Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết vẽ một hình chữ nhật, biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
Eke, compa để kiểm tra một tứ giác là hình chữ nhật. Bảng vẽ sẵn một tứ giác để kiểm tra xem một tứ giác có là hình chữ nhật không.
Tiết : 16, bài soạn : §9. Hình chữ nhật Ngày soạn :01/11/2004 Mục tiêu Qua bài này, HS cần : Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vẽ một hình chữ nhật, biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Chuẩn bị của GV và HS. Eâke, compa để kiểm tra một tứ giác là hình chữ nhật. Bảng vẽ sẵn một tứ giác để kiểm tra xem một tứ giác có là hình chữ nhật không. Tiến trình bài dạy Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hình chữ nhật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Cho HS quan sát h.84 SGK. Giới thiệu định nghĩa. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật = = = = 900. -Chú ý : Hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là hình thang cân. -Quan sát. -Ghi vở định nghĩa. -Làm ?1 ra nháp. Đáp : ABCD là hình bình hành vì AB // CD, AD // BC(hoặc =, =) ABCD là hình thang cân vì AB // CD, =. Hoạt động 2. Tìm tòi và phát hiện các tính chất của hình chữ nhật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nói : Từ ?1 suy ra hình chữ nhật có những tính chất của hình chữ nhật, hình thang cân. -Hỏi : từ các tính chất của hình bình hành, hãy nêu cácc tính chất của hình chữ nhật. -Hỏi : Từ tính chất của hình thang cân, hãy nêu các tính chất của hình chữ nhật. -Ghi bảng tính chất : Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. -Suy nghĩ .. -Trả lời. Đáp : Các cạnh đối bằng nhau. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. -Trả lời . Đáp : Hai đường chéo bằng nhau. Hoạt động 3. Tìm tòi và phát hiện các dáu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS • Hỏi -Tuy hình chữ nhật được định nghĩa là tứ giác có bốn góc vuông, nhưng để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật, chỉ cần c/m tứ giác có mấy góc vuông ? vì sao ? Nêu dấu hiệu nhận biết 1. -Nếu tứ giác đã là hình thang cân thì hình thang cân đó cần thêm mấy góc vuông để ttrở thành hình chữ nhật ? Vì sao ? nêu dấu hiệu nhận biết 2. -Nếu tứ giác là hình bình hành thì hình bình hành đó cần thêm mấy góc vuông để trở thành hình chữ nhật ? vì sao ? Nêu dấu hiệu nhận biết 3. -Để chứng minh một hình bình hành là hình chữ nhật, còn có thể dùng dấu hiệu nhận biết về đường chéo. Nêu dấu hiệu nhậnh biết đó. • Chốt từng dấu hiệu, giải thích lại. • Củng cố :Treo bảng tứ giác vẽ sẵn ( hình chữ nhật), yêu HS thực hiện ?2. -Nhận định kết quả kiểm tra, nhấn mạnh kết luận được nhờ dấu hiệu nhận biết 4. • Lắng nghe, suy nhgĩ trả lời, giải thích. Dấu hiệu nhận biết 1. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. Dấu hiệu nhận biết 2. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. Dấu hiệu nhận biết 3. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. Dấu hiệu nhận biết 4. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. • Ghi vở. -Một HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, nhận xét. Đáp : Dùng compa kiểm tra thấy MN = QP, MQ = NP, MP = NQ thì kết luận được tứ giác là hình chữ nhật. Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà. Củng cố GV hỏi : Câu 1. Nhắc lại hai tính chất về đường chéo của hình chữ nhật. Tính chất nào có ở hình bình hành ? Tính chất nào có ở hình thang cân ? Câu 2. Có thể khẳng định rằng tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật hay không ? HS : Trả lời. Đáp : Câu1. SGK. Câu 2.không, ví dụ như hình thang cân. Hướng dẫn bài tập về nhà Các bài 58, 59, 63, 64, 65 trang 99, 100 SGK.
Tài liệu đính kèm: