Giáo án Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2004-2005

Giáo án Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2004-2005

A. Mục tiêu

Qua tiết này, HS cần :

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, ba điểm thẳng hàng, vận dụng các dấu hiệu nhận biiết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.

B. Chuẩn bị của GV và HS.

Các bài tập đã ra tiết 12.

C. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1. On lại kiến thức củ.

GV : Hỏi

Câu 1. Nêu định nghĩa và các tính chất của hình bình hành.

Câu 2. Nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. Chứng minh dấu hiệu 3.

Câu 3. Chứng minh các dấu hiệu 4 và 5.

HS : lên bảng trả lời và chứng minh

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 13, bài soạn :	luyện tập
Ngày soạn :27/10/2004 
Mục tiêu
Qua tiết này, HS cần :
Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, ba điểm thẳng hàng, vận dụng các dấu hiệu nhận biiết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.
Chuẩn bị của GV và HS.
Các bài tập đã ra tiết 12.
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. Oân lại kiến thức củ.
GV : Hỏi
Câu 1. Nêu định nghĩa và các tính chất của hình bình hành.
Câu 2. Nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. Chứng minh dấu hiệu 3.
Câu 3. Chứng minh các dấu hiệu 4 và 5.
HS : lên bảng trả lời và chứng minh.
Đáp :
Câu 1; 2 SGK, câu 3 :
Dấu hiệu 3.
ABC = CDA (c.g.c) 1 = 1 AD // BC.
Vậy tứ giác ABCD có AB // CD, AD // BC nên là hình bình hành.
Dấu hiệu 4.
Ta có : + = ( + + + ) = .3600 = 1800 AB // CD
Chứng minh tương tự ta được AD // BC. Vậy tứ giác ABCD có AB // CD, AD // BC nên là hình bình hành.
Dấu hiệu 5. 
AOD = COB (c.g.c) 1 = 1 AD // BC.
Chứng minh tương tự ta được AB // CD
Vậy tứ giác ABCD có AB // CD, AD // BC nên là hình bình hành
Hoạt động 2. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức củ vào giải toán.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 43 SGK.
Bài tập 44 SGK.
-Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời, giải thích.
-Nhận định việc trả lời của HS, giải thích lại.
-Vẽ hình, ghi bảng GT, KL.
-Hỏi : Muốn c/m BE = DF ta c/m thế nào ?
-Chốt c/m BEDF là hình bình hành. Gọi một HS lên bảng trình bày lời giải
-Nhận xét bài giải. Nhấn mạnh để c/m hai đoạn thẳng bằng nhau ta ghép chúng vào hai cạnh đối của một tứ giác, rồi c/m tứ giác đó là hình bình hành.
-Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Đáp : Cả ba tứ giác h.42 đèu là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết 3).
-Đọc đề bài, nêu GT,KL.
GT
Hình bình hành ABCD, EA = ED, FB = FC.
KL
BE = DF.
 -Trả lời.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Lời giải. Tứ giác BEDF có DE // BF và DE = BF nên là hình bình hành. Do đó BE = DF.
Bài LT 46 SGK.
-Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời.
-Nhận định việc trả lời của HS. Lưu ý cho HS hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang, do đó hình bình hành có tất cả các tính chất của hình thang.
-Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Đáp : 
Các câu đúng là a), b). Các câu sai là c) , d) ví dụ như hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng khôn là hình bình hành.
Bài LT 47 SGK.
-Xẽ hình lên bảng, gọi một lúc hai HS lên bảng cùng làm.
-Cho lớp nhận xét.
-Nhận xét bài giải, nói lại cách giải, lưu ý cho HS để c/m ba điểm A, O, B thẳng hàng ta có thể ghép O vào trung điểm của đoạn CD sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.
-HS 1 làm câu a), HS 2 làm câu b), cả lớp theo dõi.
Đáp : 
a) AHD = CKB (cạnh huyền, góc nhọn) AH = CK. 
Tứ giác có AH // CK, AH = CK nên là hình bình hành.
b) AC và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường(tính chất hai đường chéo của hình bình hành) mà O là trung điểm của HK nên O cũng là trung điểm của AC Do đó ba điểm A,O,C thẳng hàng.
Hoạt động 3. Củng cố và bài tập về nhà.
Củng cố
Q ua các bài tập trên và Bài LT 49 SGK.
Hướng dẫn bài tập về nhà
Bài LT 48 trang 93 SGK. Chú ý cho HS có hai cách giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc