Giáo án Hình học 8 - Tiết 13 đến 24 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 13 đến 24 (Bản 2 cột)

I\ Mục tiêu:

-Hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm. Nhận biết đoạn thẳng, tam giác đối xứng qua một điểm.

-Biết vẽ hai hình đối xứng qua một điểm.

-Nhận biết những hình có tâm đối xứng.

II\ Chuẩn bị:

III\ Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 13 đến 24 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13: LUỆN TẬP
I\ Mục tiêu:
-Vận dụng thích hợp các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành trong giải tốn.
II\ Chuẩn bị:
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOạT ĐộNG 1: KIểM TRA BàI Cũ
Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành
áp dụng tứ giác MNPQ cĩ phải là hình bình hành khơng?
-Tứ giác cĩ các cạnh đối song song là hình bình hành.
-Tứ giác cĩ các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác cĩ hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác các gĩc đối bằng nhau là hình bình hành
-Tứ giác cĩ hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Tứ giác MNPQ là hình bình hành 
Vì cĩ MN//PQ và MN=PQ
HOạT ĐộNG 2: LUYệN TậP
Bài 47: Cho hình vẽ ABCD là hình bình hành:
a\ Chứng minh AHCK cũng là hình bình hành.
b\ Gọi C là trung điểm HK chứng minh ba điểm A,O,C thẳng hàng.
Ta cĩ :
Mặt khác AH=CK ()
Do đĩ tứ giác AKCH là hình bình hành
O là trung điểm của đường chéo HK nên cũng là trung điểm của AC A,O,C thẳng hàng.
Bài 48: Cho tứ giác ABCD cĩ E,F,G,H lần lượt là trung điểm của AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Ta cĩ HE là đường trung bình của tam giác ABD
Do đĩ HE//BD; HE=BD (1)
GF là đường trung bình của tamgiác CBD
Nên GF//BD; GF=BD(2)
Từ (1) và (2) HE//GF và HE=GF
Tứ giác EFGH là hình bình hành
Bài 49: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của của CD và AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở M,N. chứng minh:
a\ AI//CK
b\ DM=MN=NB
a\Ta có AB//CD nên AK//CI
Mặt khác 
Do đó AICK là hình bình hành AI//CK
b\ IM là đường trung bình của tam giác DCN
MD=MN
IN là đường trung bình của tam giác ABM
MN=NB
Do đó MD=MN=NB
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ
Các câu sau đúng hay sai?
a\ Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b\ Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
c\ Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
d\ Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Câu đúng: a,b
Câu sai : c,d
HOẠT ĐỘNG 4: DẶN DÒ
Soạn bài đối xứng tâm, làm các bài ? sgk
Vẽ hai hình đối xứng qua một điểm
Tiết 14: ĐỐI XỨNG TÂM
I\ Mục tiêu:
-Hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm. Nhận biết đoạn thẳng, tam giác đối xứng qua một điểm.
-Biết vẽ hai hình đối xứng qua một điểm.
-Nhận biết những hình có tâm đối xứng.
II\ Chuẩn bị:
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: HAI ĐIỂM ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐIỂM
Yêu cầu HS thực hiện ?1:
Cho hai điểm O và A. Hãy vẽ A’ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng AA’.
Điểm A’ gọi là điểm đối xứng với A qua O và ngược lại. Khi đó A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua O.
Nêu định nghĩa:
Hãy tìm điểm đối xứng của điểm O qua O.
Phát biểu qui ước.
-Tóm lại cách vẽ điểm đối xứng với M qua O.
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu điểm O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Chính là điểm O.
Vẽ tia MO và trên MO xác định M’ sao cho OM=OM’
HOẠT ĐỘNG 2: HAI HÌNH ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐIỂM
Yêu cầu HS thực hiện ?2
-Vẽ A’ đối xứng với A qua O.
-Vẽ B’ đối xứng với B qua O
-Lấy C thuộc đoạn AB vẽ C’ đối xứng với C qua O
-Kiểm tra A’; B’; C’ có thẳng hàng không?
Hình đối xứng với đoạn thẳng AB qua điểm O là hình nào?
Mỗi điểm thuộc AB điểm đối xứng của nó có thuộc A’B’ không?
Từ đó rút ra định nghĩa.
Dùng thước kiểm tra A’; B’; C’ thẳng hàng.
Hình đối xứng với đoạn thẳng AB qua điểm O là đoạn thẳng A’B’.
Mỗi điểm C bất kì thuộc AB điểm đối xứng C’ qua O đều thuộc A’B’.
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua O và ngược lại.
Nêu cách vẽ hình đối xứng của một đoạn thẳng qua một điểm.
Hãy vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua O
Yêu cầu nêu cách vẽ.
Nêu tính chất:
Nếu hai đoạn thẳng( góc , tam giác ) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
Nêu những đoạn thẳng góc , tam giác bằng nhau trên hình vẽ.
Chỉ cần vẽ điểm đối xứng của hai mút sau đó nối lại.
HOẠT ĐỘNG 3: HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG
Thực hiện ?3
Định nghĩa hình có tâm đối xứng:
Tìm tâm đối xứng của hình bình hành.
Thực hiện ?4
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H cũng thuộc hình H.
Giao điểm hai đường chéo hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP
Bài 53:Cho hình vẽ biết MD//AB ;ME//AC chứng minh A và M đối xứng với nhau qua I
Ta có ADME là hình bình hành vì có EA//MD và AD//EM
I là trung điểm của ED nên I cũng là trung điểm của AM hai điểm A và M đối xứng với nhau qua I
HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ
Học bài và làm các bài tập 52,54;55;56;57 sgk
Tiết 15: LUYỆN TẬP
I\ Mục tiêu:
-Biết vận dụng đối xứng tam vào giải toán.
-Rèn luyện kĩ năng vẽ hình đối xứng qua một điểm. nhận biết hình có tâm đối xứng
II\ Chuẩn bị:
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Làm thế nào để chứng minh hai điểm A và B đối xứng qua điểm O?
Ta chứng minh O,A,B thẳng hàng và OA=OB
SỬA BÀI TẬP
Bài 54: Cho góc vuông xOy điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm đối xứng với A qua Ox, C là điểm đối xứng với A qua Oy. Chứng minh hai điểm B và C đối xứng với nhau qua O.
Ta có Ox là trung trực của AB nên OA=OB
tam giác AOB cân tại O
Oy là trung trực của AC nên OA=OC
Tam giác AOC cân tại O
Mà 
Vậy OB=OC và B,O,C thẳng hàng 
Do đó B và C đối xứng với nhau qua O
Bài 55: cho hình bình hành ABCD , O là giao điểm hai đường chéo một đường thẳng qua O và cắt AB,CD theo thứ tự tại M và N . Chứng minh M và N đối xứng với nhau qua O.
Xét hai tam giác AOM và CON có:
Do đó 
Vậy hai điểm M và N đối xứng với nhau qua O
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ
Các câu sau đúng hay sai?
a\ Tâm đối xứng của một đường thẳng là điểm bất kì thuộc đường thẳng đó.
b\ Trọng tâm của tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó.
c\ Hai tam giác đối xứng qua một điểm thì có chu vi bằng nhau.
a\ Đúng
b\ Sai
c\ Đúng
HOẠT ĐỘNG4: DẶN DÒ
Trả lời câu hỏi:
Tứ giác có bốn góc vuông gọi là hình gì?
Các tính chất của hình đó .
Nêu những cách nhận biết hình đó.
Tiết 16 : HÌNH CHỮ NHẬT
I\ Mục tiêu:
-HS nắm được định nghĩa, tính chất , dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
-Biết vẽ hình chữ nhật, biết chứng minh tứ giác là hình chữ nhật, vận dụng vào tam giác vuông.
-Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật để tính toán chứng minh và áp dụng vào thực tế.
II\ Chuẩn bị:
Êke, compa
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐỊNH NGHĨA HÌNH CHỮ NHẬT
Quan sát hình vẽ và nhận xét tứ giác ABCD có gì đặc biệt.
GV giới thiệu tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
Nêu định nghĩa hình chữ nhật.
Thực hiện ?1: Hình chữ nhật ABCD có phải là hình bình hành không, có phải là hình thang cân không?
GV khẳng định vấn đề.
Tứ giác ABCD có 4 góc vuông
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
Hs trả lời
TÍNH CHẤT CỦA HÌNH CHỮ NHẬT
Do hình chữ nhật là hình bình hành, là hình thang nên hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành , hình thang cân.
Hãy nêu các tính chất của hình bình hành, của hình thang cân.
Kết hợp tính chất về đường chéo của hình thang cân với hình bình hành ta được điều gì?
HS nêu
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Dựa vào định nghĩa và các tính chất của hình thang cân, hình bình hành rút ra dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
Hướng dẫn học sinh chứng minh từng dấu hiệu.
Thực hiện ?2: với compa kiểm tra được hai đoạn thẳng bằng nhau không? Tứ giác là hình chữ nhật không?
1\ Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
2\ Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật.
3\ Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
4\ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Ta kiểm tra các cạnh đối nếu chúng bằng nhau thì tứ giác đó là hình bình hành.
Sau đó kiểm tra hai đường chéo nếu bằng nhau là hình chữ nhật.
ÁP DỤNG VÀO TAM GIÁC
Thực hiện ?3: qua sát hình vẽ
a\ Tứ giác ABCD là hình gì?
b\ So sánh AM và BC 
c\ Tam giác vuông ABC có AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền. Hãy phát biểu tính chất câu b dưới dạng một định lí
Thực hiện ?4: cho hình vẽ
a\ Tứ giác ABCD là hình gì? 
b\ Tam giác ABC là tam giác gì?
c\ Tam giác ABC có trung tuyến là AM hãy phát biểu tính chất vừa tìm được ở câu b như một định lí
Nêu định lí tương ứng.
Áp dụng vào bài 58.
a\ Tứ giác ABCD là hình chữ nhật vì là hình bình hành có một góc vuông.
b\ BC=AD=2AM
c\ Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
a\ Tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
b\ Tam giác ABC vuông tại A
c\ Nếu tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì đó là tam giác vuông
DẶN DÒ
Học bài và làm các bài tập 60;61;62;63;64;65
Tiết17 	LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
	Qua bài này HS cần:
Củng cố định nghĩa, các tính chất,dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.Định lí Pytago.
Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài toán liên quan, áp dụng vào thực tế.
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, êke
	HS: dụng cụ học tập
III/Tiến trình bài dạy:
	1\ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cac dấu hiệu nhận biết HCN? Làm bài tập sau:
61/99: ( HS làm, cho hs khác nhận xét và cho điểm). 
GT	cho DABC, AH ^ BC, I là trung điểm của AC, E là điểm ĐX của H qua I.
KL	 AECH là hình chữ nhật.
	3/ luyện tập
62/99sgk: ( Bài này GV cho học sinh đứng tại chỗ trả lời).
GV
HS
+ Câu a là đúng hay sai? Vì sao?
+ Câu a là đúng hay sai? Vì sao?
+ Đúng, vì Giả sử I là tâm 
+Đúng, vì khi đó OA = OB = OC suy ra.
63/100sgk( Chia lớp thành 4 nhóm, Đại diện nhóm lên bảng trình bày cách làm, các hs khác ...  Sai( mọi hình chữ nhật đề có hai đường chéo bằng nhau)
e\ Đúng
Bài 81: Cho hình vẽ tứ giác AEDF là hình gì?
Tứ giác AEDF là hình chữ nhật vì có 3 góc vuông và có AD là phân giác của góc A nên 
Tứ giác AEDF là hình vuông
Bài 84: SGK
Yêu cầu học sinh vẽ hình ghi giả thuyết kết luận
Hướng dẫn bài 85
Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi ôn tập
Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra.
a\ Tứ giác AEDF là hình bình hành 
b\ D là giao điểm của đường phân giác góc A với BC
c\ Khi góc A vuông thì hình bình hành AEDF là hình chữ nhật.Khi D là giao điểm của phân giác góc A với BC thì hình chữ nhật AEDF trở thành hình vuông.
TIẾT 22:HÌNH VUÔNG
I\ Mục tiêu:
-Hiểu được định nghĩa hình vuông, hiểu được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
-Biết vẽ một hình vuông, chứng minh một tứ giác là hình vuông, nhận biết một hình vuông dựa vào các dấu hiệu nhận biết.
-Vận dụng các kiến thức về hình vuông để chứng minh tính toán các bài toán thực tế.
II\ Chuẩn bị:
Thước , compa, êke
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
Nêu định nghĩa hình chữ nhật, định nghĩa hình thoi
Có tứ giác nào vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi không?
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
ĐỊNH NGHĨA HÌNH VUÔNG
Cho học sinh quan sat hình vẽ:
Tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
ABCD gọi là một hình vuông.
Nêu định nghĩa hình vuông:
Tứ giác ABCD là hình vuông
Theo định nghĩa thì hình vuông là hình gì?
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
TÍNH CHẤT CÙA HÌNH VUÔNG
Vậy hình vuông có những tính chất nào?
Kết hợp cả hai tính chất về đường chéo của hình chữ nhật và hình thoi thì hai đường chéo hình vuông có tính chất gì?
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của đường
Là đường phân giác của các góc tương ứng
Áp dụng: Bài 79:
a\ Hình vuông có cạnh là 3 cm. Tính độ dài đường chéo.
b\ Đường chéo của một hình vuông là 2 dm. 
Tính độ dài cạnh hình vuông.
Dựa vào định lí pitago 
a\ 
b\ 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG
Các dấu hiệu nhận biết hình vuông dựa vào hình chữ nhật và hình thoi:
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông.
Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Yêu cầu học sinh giải thích dấu hiệu 2 và 5.
Củng cố làm ?2 Tìm các hình vuông
Hs giải thích
DẶN DÒ
Làmcác bài tập 81;83;84;85 sgk
TIẾT 22 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Qua tiết học này HS cần đạt được :
* Về kiến thức : Học sinh hệ thống và nắm vững các kiến thức về hình thoi, hình vuông và hình bình hành thông qua việc áp dụng các tính chất dấu hiệu vào việc chứng minh các bài toán.
* Về thực hành : Làm quen và thực hiện thành thạo các bài toán chứng minh các tứ giác là các hình đặc biệt vừa học, hình thành được các bước suy luận chứng minh các bài toán một cách logíc có hệ thống .
* HS có ý thức rèn luyện học tập tốt, biết cách và tự tiếp thu các cách suy luận chứng minh từ đó có thể suy luận một bài toán trong quá trình thực hiện chứng minh .
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : Giáo án , Thước thẳng và compa, Bảng phụ, Đèn chiếu, Phiếu học tập
Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn địng lớp.
HOẠT ĐỘNG 2 : Kiểm tra bài cũ :
HS1 : Nêu các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành?
C . HOẠT ĐỘNG 3 : Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TG
BT 83/109 SGK
? Hãy dựa vào các dấu hiệu nhận biết của các hình : hình thoi, hình vuông để trả lời cho các câu BT83?
BT 84/109 SGK 
 Hãy đọc đề vẽ hình và ghi GT/KL của bài?
AEDF có những gì? Nếu có những điều đó thì AEDF thì AEDF là hìng gì?
Hãy trình bày cho câu a?
Hình bình hành là hình thoi khi nào?
Hãy chọn một trong các điều kiện phù hợp với bài này để xác định vị trí của điểm D?
D được xác định như thế nào?
BT 83/109 SGK
 HS trả lời và nhận xét .
BT 84/109 SGK
GT a. D ABC , D Ỵ BC 
 DF // AC, DE // AB
 c. Nếu D ABC Vg A
KL a. AEDF là hình gì?
 b. D nằm ở đâu trên 
 BC thì AEDF hthoi
 c. AEDF là hình gì?
 D nằm ở đâu trên 
 BC thì AEDF hVg
a. AEDF là hình gì ? Vì sao?
Xét tứ giác AEDF ta có : DF // AC, DE // AB
Nên AEDF là hình bình hành.
b. D nằm ở đâu trên BC thì AEDF hthoi 
vì : AEDF là hình bình hành 
Nên để AEDF là hình thoi thì phải có hai cạnh liên tiếp bằng nhau hoặc có đường chéo là tia phân giác của một góc 
Hay AD là giao diểm của đường pân giác của góc A với cạnh BC thì AEDF là hthoi
? Theo a AEDF là hình gì ? Vậy nếu có Â = 900
thì AEDF là hình gì? Dựa vào dấu hiệu gì?
HCN là hình vuông khi nào?
Vậy D được xác định như thế nào thì AEDF là hình vuông?
 Hãy trình bày bài làm?
GV chốt lại bài làm.
BT 85/109 SGK
Hãy vẽ hình và ghi gt/kl?
Tứ giác ADFE có những điều gì?
Nếu có những điều kiện đó thì ADFE là hình gì?
Hãy trình bày bài làm?
? Khi ADFE là hình vuông thì hai đường chéo thế nào?
Vậy MÂ thế nào?
Tương tự NÂ thế nào?
AFBE , DEBF là các hình gì ? Vì sao?
Khi đó DE và BF, AF và CE thề nào?
Vậy EM và MF thế nào? 
Vậy với những điều trên thì EMFN thế nào?
Hãy trình bày bài làm?
GV chốt lại cách trình bày .
Theo a ta có 
AEDF là hình bình hành
Mà Â = 900 (gt c)
Nên AEDF là HCN.
Tương tự a ta có AEDF là hình vuông khi HCN AEDF có một đường chéo là phân giác 
Hay D là giao điểm của phân giác  với cạnh BC .
BT 85/109 SGK
GT ABCD là HCN
 AB = 2AD,
 EA=EB;FD=FC
 M = AF Ç DE
 N = CE Ç BF
KL a.ADFE hình gì?
 b. EMFNhình gì?
a. ADFE là hình gì ? Vì sao?
Xét tứ giác ADFE ta có : AD = AE =
Mà AE = DF == .
Và : Â = 900 
Nên ADFE là hình vuông.
b. EMFN là hình gì ? Vì sao?
Ta có ADFE là hình vuông nên AF ^ DE 
Hay Ê = 900 (1)
Tương tự ta có : NÂ = 900 (2)
Ta lại có : AECF là hình bình hành (AE //=FC)
Suy ra : AF // EC . (3)
EBFD là hình bình hành ( EB //= FD)
Suy ra : DE // BF . (4)
Từ 3 và 4 suy ra : EMFN là hình bình hành (5)
Từ 1, 2 và 5 suy ra : EMFN là hình chữ nhật . (6)
Mà : ME = MF (AEFD là Hvuông) (7)
Từ 6 và 7 suy ra : EMFN là hình vuông .
CỦNG CỐ : 
? Để chứng minh một tứ giác là hình vuông ta có thể thông qua các hình nào?
? Ứng với mỗi hình đó ta cần thêm những d8iềi kiện nào?
HS :
GV : Khi làm một bài chứng minh ta cần chú ý đến các bước làm lần lượt sau:
đọc kỹ đề bài
Vẽ hình và ghi GT/KL của bài.
suy lậun các điều kiện bắt buộc để có được điều cần chứng minh theo các gt đề bài cho đến khi những điều đó điều có hoặc suy ra được từ các chứng minh khác kèm theo thì ta đi đến bước 4
trình bày lời giải.
Lưu ý rằng cấu trúc trong bài chứng minh phải dùng các cụm từ luôn luôn có sự gắn kết chặt chẽ và có tính lôgíc theo toán học tránh trường hợp trình bày dư , thiếu các dữ kiện trong chứng minh từ đó đưa đến bài chứng minh sai.
D . Hoạt động 4 : Hướng dẩn học ở nhà :
Ôn tập lại các kiến thức trong chương I.
Xem lại các bài toán vừa chứng minh và trình bày lại để có thể tập làm quen với việc trình bày chứng minh trong hình học .
Xem trước các bài tập luyện tập để tiến hành giải trong tiết 23 để kiểm tra 1 tiết vào tiết 24 được kết quả tốt.
IV . RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT 24: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I\ Mục tiêu:
-Hệ thống hóa các kiến thgức đã học về các tứ giác đã học( định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
-Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập, chứng minh nhận biết, tìm điều kiện của hình.
-Thấy được mối liên hệ giữa các hình đã học. 
II\ Chuẩn bị:
Thước, êke
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
LÍ THUYẾT
1\ Định nghĩa tứ giác?
Chú ý ta chỉ xét các tứ giác lồi
2\ Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân.
3\ Nêu các tính chất của hình thang cân.
4\ Nêu các tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB,BC,CD,DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trên một nửa mặt phẳng chứa bất kì một cạnh nào của tứ giác.
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song .
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Trong hình thang cân có:
-Hai đường chéo bằng nhau
-Hai cạnh bên bằng nhau
-Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
-Đường trung bình của hình thang song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
5\ Nêu định nghĩa hình bình hành, chữ nhật
Hình thoi, hình vuông.
Cho học sinh quan sát sơ đồ trong sgk và giải thích.
6\ Nêu các tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
7\ Đối xứng trục, đối xứng tâm.
-Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
-Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
-Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
-Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
BÀI TẬP
Bài 88: Cho tứ giác ABCD . Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của AB,BC,CD,DA. Các đường chéo AC,BD của tứ giác ABCD có điều kiện gì thì EFGH là: 
a\ Hình chữ nhật?
b\ Hình thoi?
c\ Hình vuông?
Ta có 
a\ EFGH là hình chữ nhật khi AC BD
b\ AC=BD
c\ AC BD và AC=BD
Hướng dẫn học sinh giải bài 89
DẶN DÒ
Chuẩn bị bài tiết 24 kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_13_den_24_ban_2_cot.doc