I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức : - Giúp học sinh có điều kiện nắm chắc hơn khái niệm đối xứng trục ,hình có trục đối xứng. Tính chất của hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đối xứng nhau.
2.Kỷ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp qua việc tìm tòi lời giải cho một bài toán.
3.Thái độ: - Rèn khả năng vận dụng nhanh nhẹn,hoạt bát.
Nêu vấn đề, vấn đáp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước .
Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, làm bài tập về nhà.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1) Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: (5)
Phát biểu các định nghĩa:Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình có trục đối xứng.
3. Bài mới:
a/ Đặt vấn đề. Trực tiếp
b /Triển khai bài.
Ngày giảng:..../....../....... Tiết 11: luyện tập I. MụC TIÊU. 1.Kiến thức : - Giúp học sinh có điều kiện nắm chắc hơn khái niệm đối xứng trục ,hình có trục đối xứng. Tính chất của hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đối xứng nhau. 2.Kỷ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp qua việc tìm tòi lời giải cho một bài toán. 3.Thái độ: - Rèn khả năng vận dụng nhanh nhẹn,hoạt bát. Nêu vấn đề, vấn đáp. II. CHUẩN Bị: Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước . Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, làm bài tập về nhà. iii.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Phát biểu các định nghĩa:Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình có trục đối xứng. 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề. Trực tiếp b /Triển khai bài. hoạt động nội dung *Hoạt động 1: Luyện kỹ năng vẽ hình(7’) 1. Cho góc xOy có số đo 500 , điểm A nằm trong góc đó, vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy. a) So sánh OB và OC. b) Tính số đo góc BOC. GV: Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình. HS: 1 em lên bảng vẽ, dưới lớp làm vào vở. ? Qua hình bạn vẽ trên bảng em nào cho cô biết muốn so sánh OB và OC ta làm thế nào? HS: lên bảng trình bày, dưới lớp làm vào vở. *Hoạt động 2: Bài tập vận dụng vào thực tiễn(15’) Cho hai điểm A, B thuộc cùng một nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d. Gọi C là điểm đối xứng với A qua d. Gọi D là giao điểm của đường thẳng d và đoạn BC. Gọi E là điểm bất kì của đường thẳng d (E khác D). Chứng minh rằng AD+DB < AE+EB. GV: Đưa đề và hình lên bảng phụ HS: Quan sát và tiến hành làm, 1 em lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào nháp. ? Nếu bạn Tú đang ở vị trí A, cần đến bờ sông d lấy nước rồi đi đến vị trí B. Vậy con đường ngắn nhất bạn Tú nên đi là con đường nào? *Hoạt động 3: Luyện kỹ năng nhận dạng hình(10’) GV: Dùng tranh vẽ sẵn hình 61(trang 88, sgk) đưa lên bảng cho học sinh nhận xét. HS: Trả lời tại chổ. GV: giới thiệu Biển 203a, 207b, 233 Luật GTĐB và giáo dục ATGT cho học sinh HS: Đọc đề và thảo luận theo nhóm. GV:Nhấn mạnh lại A B C O y x 500 1 2 3 4 1.Bài tập 36(Sgk) a) Ta có A đối xứng với B qua Ox nên OA = OB Tương tự A đối xứng với C qua Oy nên OA = OC Vậy OB = OC. b) Ta có BOC = O1+O2+O3+O4= = 2(O2 + O3) = 2.500 = 1000 2.Bài tập 39(Sgk) Ta có: AD+DB = DC+DB < CE+EB = AE + EB ịDC+DB < AE+EB. 3.Bài tập 40(Sgk). Biển a,b,d có trục đối xứng. 4.Bài tập 41.(SGK) Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai? a) Đúng. b) Đúng. c) Đúng. d) Sai. Vì đường thẳng chứa đoạn thẳng cũng là trục đối xứng của đoạn thẳng đó. 4.Củng cố: (4’) - BT 42/SGK. HS hoạt động nhóm trên bảng nhóm, thi giữa 4 nhóm. GV nhận xét, bổ sung - Đọc phần có thể em chưa biết. 5.Dặn dò: (3’) - Xem lại các bài tập đã giải. - Làm bài tập 42(Sgk),60,61,62(SBT) - HD: BT61/SBT. BC là trung trực của HMđvận dụng tính chất đường trung trực IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày giảng:.../...../....... Tiết 12: hình bình hành I. MụC TIÊU. 1.Kiến thức: Nắm vững định nghĩa hình bình hành, tính chất, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình bình hành, nhận biết một tứ giác là hình bình hành. Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, 3 điểm thẳng hàng, 2 đường thẳng song song. 3.Thái độ: Rèn tư duy logic, phân tích tổng hợp. II. CHUẩN Bị: GV: Bảng phụ, bút dạ, thước . HS: Bút dạ, thước thẳng, làm bài tập về nhà, ôn phần nhận xét của bài hình thang. III.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ:(4') Định nghĩa hình thang, vẽ hình thang có hai cạnh bên song song. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề.(1') GV đưa hình vẽ như trong Sgk(hình 65) và nêu câu hỏi : Khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống ABCD luôn là hình gì? b. Triển khai bài. hoạt động nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa.(8’) GV: Cho HS thực hiện ?1 ở SGK GV: Giới thiệu ABCD là hình bình hành. ?Vậy thế nào là hình bình hành. GV: Cho HS ghi định nghĩa dưới dạng ký hiệu ? Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì hình thang đó có tính chất gì?(độ dài 2 đáy, cạnh bên) ? Có thể định nghĩa hình bình hành theo cách khác được không? HS: Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên bằng nhau. ? Nhận xét gì về hình bình hành và hình thang ? Hình ảnh của hình bình hành trong thực tế? *Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất (12’) GV: Cho học sinh nhận xét về các cạnh, các góc và đường chéo của hình bình hành. HS: - Phát biểu định lí(Sgk) - Vẽ hình và chứng minh định lý HS: Đứng tại chỗ chứng minh định lý. GV: Dán bảng phụ phần chứng minh. ? Nhắc lại các tính chất cơ bản của hình bình hành. GV: Vậy một tứ giác có các tính chất trên có phải là hình bình hành không? GV: Giới thiệu cách nhận biết hình bình hành. *Hoạt động 3:Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết.(10’) ? Dấu hiệu nào đã biết? ? Lập mệnh đề đảo của mệnh đề trên. GV: Mệnh đề này đúng và là một dấu hiệu nhân biết ? Chứng minh dấu hiệu b HS: Đọc tiếp các dấu hiệu còn lại. GV: Phần chứng minh xem như bài tập về nhà. ? Một hình thang có 2 đáy bằng nhau thì ta suy ra được điều gì?(dấu hiệu nhận biết hình bình hành từ hình thang) GV: Yêu cầu HS làm ?3 trong Sgk Đưa hình vẽ 70 (tr.92) lên bảng phụ. Mỗi trường hợp chỉ rõ dấu hiệu nhận biết nào. *Hoạt động 4: Bài tập.(4’) Cho tam giác ABC. D,E ,F lần lượt là trung điểm của AB , BC và AC.Chứng minh DEFB là hình bình hành. GV dán bảng phụ đề và hình vẽ HS: 1 em lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào nháp. GV: Nhận xét, cùng HS sửa sai và hướng dẫn thêm vài cách giải khác. 1.Định nghĩa: A B C D Tứ giác ABCD là hình bình hành. Û AD// BC AB // DC *Nhận xét: Hình bình hành là hình thang đặc biệt. A B C D O 2.Tính chất: Định lí (Sgk) GT ABCD là hình bình hành AC cắt BC tại O a)AB = CD; AD = BC KL b) A = C; D = B c) OA = OC; OB = OD Chứng minh: ( SGK) 3.Dấu hiệu nhận biết. (SGK) ?3 Hình a,b,d,và e là hình bình hành. Ta có:DE là đường trung bình của tam giác ABC. ị DE // BC ị DE // BF DE = BC ị DE = BF Vậy DEFB là hình bình hành 4.Củng cố: (5’) - Nhắc lại định nghĩa, tính chất ,đấu hiệu nhận biết hình bình hành. - Các câu sau đúng hay sai a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành. b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành. c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau la hình bình hành. e) Hình bình hành là hình thang. f) Hình thang là hình bình hành. GV cho học sinh trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài HS: Ta luôn có AB // CD, AB = CD. Do đó ABCD luôn là hình bình hành 5.Dặn dò- HDẫn: (2’) - Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu biết hình bình hành. - Làm bài tập 44,45,46(Sgk). - Tiết sau luyện tập - HD BT 48/Sgk. Kẻ đường chéo AC Xét D ABC, EF là gì ? Xét D ADC, HG là gì? IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày giảng:...../....../........ Tiết 13: luyện tập i. MụC TIÊU. 1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, nhận biết một tứ giác là hình bình hành, vận dụng các tính chất của hình bình hành vào bài toán chứng minh. 3.Thái độ: Rèn luyện thao tác phân tích tổng hợp chính xác. ii. CHUẩN Bị: Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước . Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, làm bài tập về nhà. iii.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1') Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (10') HS1: Nêu tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành. HS2: Chứng minh rằng tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề. (1') Trực tiếp b/Triển khai bài. hoạt động nội dung *Bài tập 47/Sgk. (10') B A C D H K Cho ABCD là hình bình hành và hình vẽ như sau: a) Chứng minh AHCK là hình bình hành b) Gọi O là trung điểm của HK.chứng minh A,O,C thẳng hàng. GV: Yêu cầu học sinh cả lớp làm vào giấy nháp. Một Hs lên bảng thực hiện. GV hdẫn tứ giác AHCK đã có đặc điểm gì. Cần chỉ ra thêm đkiện gì nữa? *Bài tập 48/Sgk. (10') Tứ giác ABCD có E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao? HS:Vẽ hình lên bảng, nhận dạng và chứng minh,dưới lớp làm vào nháp. GV:Gọi học sinh nhận xét và sửa sai. GV:Em nào có cách giải khác(với các dấu hiệu nhận biết khác) HS:Đưa thêm cách giải khác. * Bài tập 49/Sgk.(9') Cho hình bình hành ABCD .Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB và CD Đường chéo BD cắt AI và CK theo thứ tự ở M và N.Chứng minh rằng: a)AI // CK b)DM = MN = NB GV: Để chứng minh AI // CK ta cần chứng minh như thế nào? ? Nhận xét gì về điểm M đối với đoạn thẳng DN? 1.Bài tập 47/Sgk a)Chứng minh AHCK là hình bình hành. Ta có: ị AH // CK (1) mặt khác: Xét DAHD và DCKB có: AD = BC ị DADH = DCBK (ch-góc nhọn). ị AH = CK (2) Từ (1) và (2) ị AHCK là hình bình hành. b) Vì AHCK là hình bình hành,nên AC cắt HK tại trung điểm của mổi đường Vậy A,C,O thẳng hàng. 2.Bài tập 48/Sgk. Giải: Ta có : EB = EA FB = FC ịEF là đường trung bình của DABC ị EF // AC và EF = AC (1) Tương tự: HG // AC và HG = AC (2) Từ (1) và (2) ị EF // HG và EF = HG Vậy EFGH là hình bình hành. 3.Bài tập 49/Sgk. a) Ta có : AK // DC AK = CI ịAKCI là hình bình hành. Vậy AI // CK. b)Ta có : IM // CN mà I là trung điểm DC ị M là trung điểm DN ị DM = MN (1) Tương tự: Ta có BN = NM (2) Từ (1) và (2) ị BN = NM = MD. 4.Củng cố: (3') - Nhắc lại các tính chất và cách chứng minh tứ giác là hình bình hành. ? Hình bình hành có trục đối xứng không? 5.Dặn dò- HDẫn: (3') - Học kỹ bài theo vở. - Làm bài tập 80,82,83(SBT). - Đọc trước bài mới. Tiết sau mang compa. - HD.BT82/SBT. Chứng minh được AECF là hình bình hành. Suy ra AE // CF IV. Bổ sung: ............................................................................................. ... .............................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày giảng:....../......./........ Tiết 23: Luyện tập I. MụC TIÊU. 1.Kiến thức : Giúp HS củng cố vững chắc những tính chất,những dấu hiệu nhận biết hình vuông kết hợp với dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp,kỹ năng nhận biết một tứ giác là hình vuông. 3.Thái độ: Rèn thái độ đam mê , thích học hỏi, phát triển tư duy logic. II. CHUẩN Bị: GV: Bảng phụ ghi các đề bài tập 83 ,84 / SGK. HS: Làm bài tập về nhà. III. TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa,tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề b. Triển khai bài. Hoạt động A B C D H E F G Nội dung Bài 1: GV: Ghi đề ở bảng phụ. Cho ABCD là hình vuông , AE = BF = CG = DH .Chứng minh EFGH là hình vuông. HS: Một học sinh lên bảng trình bày. Bài 2: Các câu sau đúng hay sai. a) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. b) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mổi đường là hình thoi. c)Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau. d) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. HS: Quan sát và trả lời theo nhóm. Bài 3: BT 84/Sgk GV:Đưa đề bài ở bảng phụ. HS:Đọc đề vẽ hình và ghi GT, KL. GV:dẩn dắt và yêu cầu HS lên bảng thực hiện. HS:Lên bảng thực hiện,dưới lớp làm vào nháp. Bài 4: Bài tập 86(Sgk) GV:Yêu cầu Hs làm như Sgk Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt theo nhát AB (như ở hình).Nhận xét tứ giác trên. 1.Bài 1: Giải: Vì AE = BF = CG = DH nên EF = FG = GH = HE Mặt khác góc H bằng 900 ,Vậy EFGH là hình vuông. 2.Bài 2: BT83/Sgk a) Sai. b) Đúng. c) Đúng. d) Sai. e) Đúng. A D F E C B 3.Bài 3: BT 84/Sgk a) AEDF là hình bình hành Vì:AF // ED và AE // FD. b) Nếu có thêm AD là phân giác của BAC thì AEDF là hình thoi. c) Nếu có thêm thì hình bình hành AEDF thành hình chữ nhật. d)Nếu và AD là phân giác của góc BAC thì AEDF là hình vuông. B A O 4.Bài 4: BT 86/SGK 4.Củng cố: - Nhắc lại cách nhận biết một tứ giác là hình vuông. 5.Dặn dò- HDẫn: - Học kỷ định nghĩa ,tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông. - Làm bài tập 85,88,89/SGK - Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập chương I. IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày giảng:....../......./........ Tiết 24: ÔN tập CHƯƠNG i I. MụC TIÊU. 1.Kiến thức : Hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương I về tứ giác : Định nghĩa ,tính chất, các dấu hiệu nhận biết tứ giác đặc biệt đã học. Đặc biệt là thấy được mối liên hệ biện chứng giữa các hình đó. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các hình, chứng minh, tính toán, tìm điều kiện của một hình để thỏa mãn một tính chất nào đó. 3.Thái độ: Rèn thái độ nghiêm túc, khả năng tư duy logic, tính tự lập, sáng tạo . II. CHUẩN Bị: GV: Bảng phụ sơ đồ nhận biết tứ giác. HS: Làm các câu hỏi và các bài tập về nhà. III.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn. 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề: Trực tiếp b/ Triển khai bài. Hoạt động Nội dung *Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV:Điền những chổ còn thiếu ở bảng dưới đây. A.Lý thuyết: I. Hệ thống các kiến thức chương I Hình Định nghĩa Tính chất về góc Tính chất hai đường chéo Đối xứng tâm Đối xứng trục Hình thang . . ............ ............. ............. Hình thang cân . .. . .. Hình bình hành .. Tứ giác có 4 góc vuông .. .... .. Hình thoi . . Hai đường chéo vuông góc tại trung điểm của mổi đường . . Hình vuông .. . .. .. GV:Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. HS:Thực hiện theo nhóm.Kết quả như sau. Hình Định nghĩa Tính chất về góc Tính chất hai đường chéo Đối xứng tâm Đối xứng trục Tứ giác Hình gồm 4 đoạn thẳng trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào củng không cùng nằm trên một đường thẳng Tổng các góc trong tứ giác bằng 3600 Hình thang cân Là hình thang có hai góc ở đáy bằng nhau. Tổng hai góc kề cạnh bên bằng 1800 Hia đường chéo bằng nhau. đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy. Hình chữ nhật Tứ giác có 4 góc vuông Các góc bằng nhau và bằng 900 Hai đường chéo bằn nhau và cắt nhau tại trung điểm của mổi đường Giao điểm của hai đường chéo Hai đường thẵng qua trung điểm các cạnh Hình thoi Tứ giác có các cạnh bằng nhau Các góc đối bằng nhau. Hai đường chéo vuông góc tại trung điểm của mổi đường và là đường phân giác các góc của hình thoi Giao điểm hai đường chéo là tâm đối xứng Hai đường thẳng nối các đỉnh đối nhau Hình vuông Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau Các góc đều bằng 900 Hai đường chéo vừa bằng nhau cắt nhau tại trung điểm, vuông góc với nhau và là phân gíac của các góc Giao điểm của hai đường chéo Hoạt động nội dung Hình bình hành GV:Đưa đề bài và hình 109(SGK) Hình thang Hình vuông Hình thoi Hình chữ nhật HS:Quan sát và hoạt động theo từng nhóm 2 em cùng bàn. II. Quan hệ bao hàm giữa các hình đã học: Bài tập 87/SGK: a)Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình: Hình bình hành, hình thang. b)Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình:Hình bình hành, hình thang. c)Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp các hình vuông. III. Sơ đồ nhận biết tứ giác: Tứ giác Hình thang Hình thang vuông Hình thang cân Hình bình hành Hình chữ nhật Hình vuông Hình thoi GV:Đưa “sơ đồ nhận biết tứ giác” lên bảng. HS:Hoạt động theo nhóm và điền theo chiều mủi tên dấu hiệu nhận biết. Hoạt động nội dung *Hoạt động 2: Bài tập GV:Đưa đề bài tập 89/SGK lên bảng,yêu cầu học sinh đọc lại. HS: Hoạt động theo từng bàn 2 em để giải. GV:Nhận xét và chốt lại cách giải. B. Bài tập: Bài tập 89/Sgk a) E đối xứng với M qua D. ị DE = DM. MD là đường trung bình D ABC. ị MD // AC , . Do AC ^ AB ị MD ^ AB và DE = DM (c.m.t) ị AB là trung trực của EM. ị E đối xứng với M qua AB. b) Ta có: EM // AC , EM = AC ( = 2 MD) ị AEMC là hình bình hành. AEBM là hình thoi. c) D ABC vuông cân tại A thì AEBM là hình vuông. 4. Củng cố: ? Các dấu hiệu nhận biết các hình: Hình bình hành; Hình chữ nhật; Hình thoi;Hìnhvuông. 5.Dặn dò- HDẫn: -Ôn lại theo hệ thống đã ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra chương. -Làm bài tập 90 SGK. -Làm thêm bài tập sau: Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH.Gọi D là điểm đối xứng của H qua AB, gọi E là điểm đối xứng của H qua AC. a) Chứng minh D,A,E thẵng hàng. b) Chứng minh D đối xứng với E qua A. c) Tam giác DHE là tam giác gì? Vì sao ? d) Tứ giác BDEC là hình gì ? Vì sao ? e) Chứng minh rằng BC = BD + CE. IV.Bổ sung: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày giảng:....../......./........ Tiết 25: Kiểm tra chương i I. MụC TIÊU. 1. Kiến thức :- Củng cố và đánh giá khả năng của học sinh qua quá trình học chương I. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh, phân tích ,tổng hợp để giải toán trong chương, rèn tính tự lập sáng tạo. 3.Thái độ: - Rèn thái độ nghiêm túc trong kiểm tra. II. CHUẩN Bị: GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. HS: Giấy kiểm tra, thước thẳng, compa. III. TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra: Đề Bài A. PHần trắc nghiệm:(4 điểm). Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu đúng. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi. Hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình thoi đó. Câu 2: Ghép mỗi câu ở cột I với một câu ở cột II để có kết quả đúng. Cột I Cột II Kết quả 1. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là a. hình bình hành 2. Tứ giác có các cạnh đối song song là b. hình thoi 3. Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau và vuông góc là c. hình chữ nhật 4. Hình bình hành có một góc vuông là d. hình vuông B. phần tự luận:(6 điểm). Câu 3: Cho D ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, N là điểm đối xứng với M qua I. Tứ giác AMCN là hình gì? Vì sao? Tứ giác ANMB là hình gì? Vì sao? Tìm điều kiện của D ABC để tứ giác AMCN là hình vuông? đáp án-Biểu điểm. A. Trắc nghiệm.:(4 điểm) Trả lời đúng một câu được 0,5 điểm Câu 1: Các câu đúng: a, d. Câu 2: Cột I Cột II Kết quả 1. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là a. hình bình hành 1 - b 2. Tứ giác có các cạnh đối song song là b. hình thoi 2 - a 3. Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau và vuông góc là c. hình chữ nhật 3 - d 4. Hình bình hành có một góc vuông là d. hình vuông 4 - c B. Tự luận:(6 điểm) Vẽ hình, ghi GT - KL đúng (1 điểm) A B C M I N a. Chứng minh được ANCM là hình bình hành. (1điểm) Chứng minh ANCM là hình chữ nhật. (1 điểm) b. Tứ giác ANMB là hình bình hành. Thật vậy: Có AN = MC ( vì AMCN là hình bình hành) Mà MC = MB (gt) ị AN = MB (1 điểm) Mặt khác: AN // BM (vì AN // MC) Vậy tứ giác ANMB là hình bình hành. (1 điểm) c.Để hình chữ nhật AMCN là hình vuông thì AM = MC hay AM = 1/2BC Vậy tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A. (1 điểm) 3. Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra: 4. Dặn dò: - Ôn định nghĩa tứ giác IV.Bổ sung: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: