A. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
- Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng.
- Biết nhận ra một hình có trục đối xứng trong thực tế.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
Giấy kẻ ô vuông, các tấm bìa có dạng tam giác cân, chữ A, tam giác đều, hình thang cân.
C. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
Tiết : , bài soạn : §6. Đối xứng trục Ngày soạn :13/10/2004 Mục tiêu Qua bài này, HS cần : Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng. Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết nhận ra một hình có trục đối xứng trong thực tế. Chuẩn bị của GV và HS. Giấy kẻ ô vuông, các tấm bìa có dạng tam giác cân, chữ A, tam giác đều, hình thang cân. Tiến trình bài dạy Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Yêu cầu HS thực hiện ?1. -Giới thiệu hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng nêu định nghĩa. -Nêu qui ước trong trường hợp điểm B nằm trên đường thẳng d. -Tự làm ?1 Hoạt động 2. Hình thành định nghĩa và tính chất hai hình đối xứng qua một đường thẳng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Yêu cầu HS làm ?2: Gọi một HS lên bảng làm. -Giới thiệu : Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là đối xứng với nhau qua đường thẳng d -Giới thiệu trục đối xứng. -Củng cố : Cho ABC và đường thẳng d. Vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của ABC qua trục d. -Giới thiệu hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua trục d. Nhấn mạnh “Hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau. -Cho HS quan sát h.54 SGK và giới thiệu H và H’ là hai hình đối xứng nhau qua trục d. -Cả lớp làm vào vở ?2. Kiểm tra thông báo kết quả. -Đọc định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng trong SGK. -Làm vào vở Hoạt động 3. Hình thành định nghĩa trục đối xứng của một hình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Giới thiệu ABC là hình có trục đối xứng, đường thẳng AH là trục đối xứng của hình. -Nêu định nghĩa trục đối xứng của một hình. -Yêu cầu HS thực hiện ?4. (Sử dụng tấm bìa có dạng chữ A, tam giác đều, hình tròn để kiểm tra rằng nếu gấp tấm bìa theo trục đối xứng thì hai phần của tấm bìa trùng nhau) -Gấp tấm bìa hình thang cân sao cho hai đỉnh cùng đáy trùng nhau. Làm rõ nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang. Hỏi : Có nhận xét vị trí của hai phần tấm bìa sau khi gấp ? -Làm ?3 -Đứng tại chỗ trả lời ?4 -Chú ý theo dõi. -Trả lời. -Đọc định lí SGK. Hoạt động 4. Củng cố và bài tập về nhà. Củng cố Bài tập 37 SGK. Đáp : Hình 59h không có trục đối xứng. Còn lại các hình khác đều có trục đối xứng. Cụ thể h.59a có hai trục đối xứng, h.59g có năm trục đối xứng. Hướng dẫn bài tập về nhà Các bài 35, 36, 39, 40, 41 trang 87, 88 SGK.
Tài liệu đính kèm: