Giáo án Hình học 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)

I . Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :

- nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác .

- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tế đơng giản .

II . Chuẩn bị của thầy và trò :

Thầy : - giáo án

 - bảng phụ

 - đèn chiếu

Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :

A . Hoạt động 1 : Ổn định lớp .

B . Hoạt động 2 : kiểm tra bài củ:

C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới :

GV : Đặt vấn đề : Ở chương trình lớp 7 ta đã nắm được một số các kiến thức về tam giác vậy trong tam giác tổng số đo các góc là bao nhiêu?

HS : trả lời .

Hôm nay ta nghiên cứu đến tứ giác. Vậy tứ gíac là hình như thế nào? Các góc trong một tứ giác có tổng số đo là bao nhiêu? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC.
Mục tiêu chương I:
* Về kiến thức : cần cung cấp và rút ra cho học sinh những kiến thức chủ yếu sau :
-Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chử nhật, hình thoi hình vuông (bao gồm những định nghĩa, tính chất, và dấu hiệu của mổi loại tứ giác trên)
-hai hình đối xứng qua một trục (qua một đường thẳng), hai hình đối xứng qua một điểm.
* Về kỷ năng : HS nắm được các kỷ năng như : 
vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình 
kỷ năng lập luận và chứng minh hình học (được coi trọng).
Đặc biệt rèn luyện chứng minh định lý.
Rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát dự đoán khi giải toán, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng vào thực tế các kiến thức đã học .
phân phối tiết dạy trong chương :
Chương I được phân phối tiến hành trong 24 tiết cụ thể sau: 
Tiết 1 : tứ giác.
Tiết 2 : hình thang .
Tiết 3 : hình thang cân.
Tiết 4 : luyện tập.
Tiết 5 : đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Tiết 6 : đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Tiết 7 : luyện tập.
Tiết 8 : dựng hình bằng thước và compa, dựng hình thang .
Tiết 9 : luyện tập.
Tiết 10: đối xứng trục.
Tiết 11: luyện tập
Tiết 12:hình bình hành.
Tiết 13: luyện tập.
Tiết 14: đối xứng tâm.
Tiết 15: luyện tập.
Tiết 16: hình chử nhật.
Tiết 17: luyện tập.
Tiết 18: đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước .
Tiết 19: luyện tập.
Tiết 20: hình thoi.
Tiết 21: hình vuông .
Tiết 22: luyện tập.
Tiết 23: ôn tập chương I
Tiết 24: kiểm tra chương I.
C. Về phương pháp :
Chương I thực hiện theo những phương pháp sau :
	-phương pháp nêu vấn đề.
	-phương pháp kiểm tra đánh giá .
	-phương pháp tự nghiên cứu và tìm tòi của học sinh 
	-phương pháp trắc nghiệm học sinh.
Tiết 1 : Bài 1 : Tứ Giác .
I . Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác .
Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tế đơng giản .
II . Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : 	- giáo án 
	 	- bảng phụ 
	- đèn chiếu 
Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
A . Hoạt động 1 : Ổn định lớp .
B . Hoạt động 2 : kiểm tra bài củ:
C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới :
GV : Đặt vấn đề : Ở chương trình lớp 7 ta đã nắm được một số các kiến thức về tam giác vậy trong tam giác tổng số đo các góc là bao nhiêu?
HS : trả lời .
Hôm nay ta nghiên cứu đến tứ giác. Vậy tứ gíac là hình như thế nào? Các góc trong một tứ giác có tổng số đo là bao nhiêu? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Định nghĩa
cho các hình vẽ sau : 
 A B C D A 
 D 
B D A C A B
 C B C D
 a) b) c) 
 HÌNH 1 HÌNH 2
Trong các hình vẽ trên ình vẽ nào có hai đoạn thẳng bất kỳ không cùng nằm trên một đường thẳng ?
Mỗi hình đó gọi là một tứ giác .
Vậy tứ giác là hình vẽ như thế nào?
GV chốt lại và nêu các khái niệm liên quan .
Hãy trả lời ?1 SGK ?
Tứ giác ABCD gọi là tứ giác lồi.
Vậy tứ giác lồi là tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?
GV nêu chú ý SGK.
Hãy làm ?2 SGK ?
GV nêu lại các khái niệm liên quan đến ?2 cho HS .
1.Định nghĩa: 
HS trả lời và vẽ hình tứ giác 
*Khái niệm tứ giác : SGK
*Khái niệm tứ giác lồi : SGK
Các niệm khác : 
hai đỉnh cùng thuộc một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau.
Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau.
Hai cạnh cùng xuất phát cùng một đỉnh gọi là hai cạng kề nhau.
Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau.
2 . Tổng các góc của một tứ giác:
Hãy làm ?3 ?
Câu b theo hai cách : C1: đo rồi cộng các kết quả .
Vẽ đường chéo rồi tíng tổng dựa vào tính chất tam giác ?
 Qua hai cách thực hiện thì tổng các góc của một tứ giác là bao nhiêu ?
GV Chốt lại nội dung định lý cho HS vẽ hìng và ghi GT/KL.
2 . Tổng các góc trong một tứ giác:
Định lý : SGK
 ABCD là tứ giác
 Thì : Â +BÂ+CÂ+DÂ=3600
C . Củng cố : 
GV: Hãy nhắc lại các khái niệm về tứ giác và tứ giác lồi , định lý về tổng các góc trong tứ giác ?
Nếu biết 3 góc trong tứ giác thì góc còn lại tính như thế nào?
HS : trả lời .
GV : Hãy tìm các số đo góc trong hình 5 và hình 6 cỉa bài tập 1 trang 66 SGK? Tính thế nào ?
HS : tìm và trả lời.
Hãy làm bài tập 2?
HS : Thực hiện và trình bày cách làm.
D . Hướng dẩn học ở nhà :
Học theo sách giáo khoa và vở ghi.
Làm bài tập 3, 4, 5 trang 67 . Đọc phần : “có thể em chưa biết trang 68 .
GV hướng dẩn bài tập 3 :
3a: muốn chứng minh AC là trung trực của BD ta d7ụa vào định lý đảo về đường trung trực lớp 7
3b : Để tính được các góc B và D ta chứng minh hai tam giác ABC và ADC bằng nhau sau đó dựa theo cách tìm của hình 6a để tính .
IV . RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_1_tu_giac_ban_dep.doc