Giáo án Hình học 8 kì 1 - GV: Lê Thiên Trung

Giáo án Hình học 8 kì 1 - GV: Lê Thiên Trung

Tiết 1:

§1.TỨ GIÁC

A. Mục tiêu:

* Kiến thức Giúp học sinh:

-Nắm được định nghĩa tứ giác

-Biết được tổng các góc trong của một tứ giác

* Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:

-Vẽ, gọi tên các yếu tố trong tứ giác

-Tính các góc cúa một tứ giác

-Vận dụng kiến thức của bài để giải bài tập

* Thái độ: *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá

 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

 

doc 67 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 kì 1 - GV: Lê Thiên Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
TiÕt 1:
§1.TỨ GIÁC
Mục tiêu:
* Kiến thức Giúp học sinh:
-Nắm được định nghĩa tứ giác
-Biết được tổng các góc trong của một tứ giác
* Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ, gọi tên các yếu tố trong tứ giác
-Tính các góc cúa một tứ giác 
-Vận dụng kiến thức của bài để giải bài tập
* Thái độ: *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập	
	B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên:-Bảng phụ vẽ hình 1 hình 2 sgk/64
-Bảng phụ ghi ?2 sgk/65
-SGK + thước
Học sinh:-SGK + Thước
	D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Đến giờ chúng ta đã biết được những hình hình học nào ?
	III.Bài mới: (27')
	*Đặt vấn đề: (2') Ở lớp 5 các em đã làm quen với hình chữ nhật, hình vuông. Hình chữ nhật, hình vuông có tên gọi chung là gì ? Chương I hình học 8 nghiên cứu, khám phá các tính chất loại hình này. Bài 1. Giúp chúng ta biết được hình chữ nhật, hình vuông có tên gọi chung là gì ? 
	*Triển khai bài: (25')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (17')Định nghĩa
GV:Em có nhận xét gì về ví trí của các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA của các hình trong hình 1 và hình 2 SGK/64 ?
HS: Ở hình 1 không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng. Ở hình 2 BC và AD nằm trên một đường thẳng
GV: Mỗi hình ở hình 1 là một tứ giác. Một cách tổng quát tứ giác ABCD là hình như thế nào ?
HS: Phát biểu như định nghĩa SGK/64
GV: Tương tự như tam giác, tứ giác ABCD có mấy đỉnh, gồm những đỉnh nào ?
HS: 4 đỉnh A, B, C, D
GV: Tứ giác ABCD còn được gọi tên là tứ giác gì ?
HS1: Tứ giác ADCB
HS2: BCDA, BADC, CDAB.
GV: Gọi theo quy tắc đỉnh kề đỉnh
GV: Ở hình 1 tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ đoạn thẳng nào ?
HS: Hình 1a
GV: Tứ giác như thế gọi là tứ giác lồi. Một cách tổng quát tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
HS: Phát biểu như định nghĩa sgk/65
GV: Từ nay khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 sgk/65
ŒĐịnh nghĩa:
B
C
 A
 D
a) Tứ giác (như sgk)
b) Tứ giác lồi: (như sgk)
?2 : Học sinh tự điền
Hoạt động 2: (8')Tổng các góc của tứ giác:
Gv: Cho học sinh hoàn thành ?3 
Gv: Trong tam giác tổng số đo 3 góc là bao nhiêu?
HS : 180 độ 
GV: Câu hỏi đặt ra là tổng các góc của tứ giác là bao nhiêu?
GV: Hãy vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý vào vở
HS: vẽ tứ giác ABCD vào vở
GV: Vẽ đường chéo AC. Dựa vào định lý về tổng ba góc trong tam giác, em hãy cho biết tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu ?
HS: đọc định lý sgk/65
GV: Các em về nhà tự chứng minh định này vào vở
HS: Chứng minh vào vở
Tổng các góc của một tứ giác
Định lý: (sgk)
 A + B + C + D = 1800
B
C
 A
D
	IV. Củng cố: (5')
GV: Tứ giác ABCD là hình như thế nào?
GV: Tứ giác lồi là tứ giác như thế nào?
GV: Tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu ?
GV: Yêu cầu học sinh là bài tập 1 sgk/66( gv treo bảng phụcó các hình 5và 6)
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(5')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2, 3, 4, 5 sgk/66,67
	HS: Học thực hiện vào vở bài tập
. 	GV: Về nhà học thuộc định nghĩa, định lý và hoàn thành các bài tập 	
Ngày soạn: 
TiÕt 2
§2.HÌNH THANG
Mục tiêu:
 * Kiến thức: Giúp học sinh:
Nắm dược định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang
 * Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ, tính số đo các góc của hình thang
-Chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông
-Sử dụng dụng cụ kiểm tra một tứ giác là hình thang 
 * Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập	
	B. Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên:	-Bảng phụ ghi ?2; -SGK + thuớc
Học sinh: 	-Học bài cũ; -Sgk + thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')Kiểm tra sỉ số học sinh:
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Vẽ tứ giác, đặt tên ?
Giả sử tứ giác đó có số đo ba góc lần lượt là: 
1000 , 700, 1300 thì góc còn lại có số đo bao nhiêu ?
	III.Bài mới: (3')
	*Đặt vấn đề: (3') 
GV: Quan sát hình 13 SGK tứ giác ABCD có gì đặc biệt ? 
Gợi ý: AB, DC có quan hệ gì ?
HS: AB song song DC
GV:Các tứ giác như thế có tên gọi là gì? Bài 2: cho chúng ta câu trả lời
	*Triển khai bài: (26')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:(10')Định nghĩa
GV:Tứ giác ABCD trên hình 13 có gì đặc biệt?
Gv: dựa vào câu trả lời của h/s để nêu định nghĩa.
GV: Tổng quát: Hình thang là tứ giác thoả điều kiện gì?
GV: Quan sát hình 14 SGK, cho biết: 
1.Cạnh nào của hình thang được gọi là cạnh đáy, cạnh bên?
2.Đoạn thẳng nào được gọi là đường cao của hình thang ?
GV: Yêu cầu h/s thực hiện ?1 
ŒĐịnh nghĩa: (sgk)
*Hình thang ABCD (AB//CD)
 H
 A
B
C
 D
Cạnh Đáy
Cạnh Đáy
Cạnh
Bên
Cạnh Bên
Hoạt động 2:(13') Nhận xét
GV: Yêu cầu h/s thực hiện ?2a 
AD//BC suy ra A2 = C2; 
Do đó DADC = DCBA (g.c.g)
Suy ra: AD=BC; AB=CD
GV: Từ đó rút ra kết luận:
-Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì ngoài quan hệ song song ra hai cạnh đáy, hai cạnh bên còn có quan hệ gì nữa ?
GV: Yêu cầu h/s thực hiện ?2b 
GV: Hãy xét DADC và DCBA: 
Suy ra: DADC = DCBA (c.g.c)
Do đó: AD = BC và A2 = C2 hay AD//BC
GV: Từ đó rút ra kết luận:
-Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên có quan hệ gì 
GV: Gọi một học sinh đọc nhận xét sgk/70
Nhận xét:
Cho hình thang ABCD(AB//CD):
*Nếu AD//BC thì AB=CD và AD=BC 
 A
B
C
 D
1
1
2
2
 A
B
C
 D
1
1
2
2
*Nếu AB=CD thì AD//BC và AD=BC
Hoạt động 3: (3')Hình thang vuông 
GV: Quan sát hình 18 SGK/70, hình thang đó có gì đặc biệt? 
GV: Hình thang như thế là 1 hình thang vuông Vậy hình thang vuông là hình thang như thế nào ?
HS: Phát biểu như định nghĩa SGK
Hình thang vuông:
Định nghĩa: (sgk)
A
B
C
D
Hình thang vuông ABCD (AB//CD),A =90
	IV. Củng cố: (5')
GV: Hình thang là tứ giác thoả mãn điều kiện gì ?
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện 10 sgk/71	
HS: Thực hiện vào vở
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(5')
	GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 6, 8, 9 vào vờ bài tập
	HS: Thực hiện vào vở bài tập
	GV: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành các bài tập trên	
Ngày soạn: 
TiÕt 3
§3.HÌNH THANG CÂN
Mục tiêu:
* Kiến thức: Giúp học sinh:
-Nắm dược định nghĩa hình thang cân.
-Biết được tính chất của hình thang cân.
-Nắm được các cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
* Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ hình thang cân
-Tính số đo góc, độ dài các cạnh trong hình thang cân
-Chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân
* Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập	
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
* Giáo viên: -Bảng phụ ghi vẽ hình 23, 27, 28 sgk/73
 -SGK + thuớc
* Học sinh: -Học bài cũ
 -Sgk + thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi:
Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD. Từ giả thiết đó hãy cho biết quan hệ giữa các cạnh, các góc của hình thang ?
giải bài tập 9 sgk
Đáp án: AB//CD; Góc A và góc D bù nhau
 Góc B và góc C bù nhau 
	III.Bài mới:	
	*Đặt vấn đề: (3') 
GV: Hình thang 23 sgk/72 có gì đặc biệt? 
Gợi ý: Quan hệ hai góc kề cạnh đáy
HS: Góc D và góc C bằng nhau
V: Các hình thang như thế là hình thang cân ? Tổng quát hình thang cân là hình thang như thế nào? Nó có gì đặc biệt ? Bài 3: cho chúng ta câu trả lời
	*Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:( 5')
 Gv: cho h/s hoàn thành ?1
GV:Hình thang ABCD (AB//CD) trên hình 23 sgk/72 là một hình thang cân. Tổng quát hình thang cân là hình thang như thế nào ?
HS : Phát biểu như định nghĩa SGK 
 H
 A
B
C
 D
Cạnh Đáy
Cạnh Đáy
Cạnh
Bên
Cạnh Bên
GV: Tứ giác ABCD là hình thang cân (đáy là AB và CD). Từ giả thiết đó suy ra quan hệ giữa các cạnh, các góc của tứ giác ABCD như thế nào ?
HS: AB//CD; C = D hoặc A = B
GV: Ngược lại, tứ giác ABCD có AB//CD; C = D hoặc A = B thì tứ giác là hình gì ?
HS: Hình thang cân (theo định nghĩa)
GV: Yêu cầu h/s thực hiện ?2
HS: Hình 24abd là hình thang cân
HS: Hai góc đối của hình thang cân bù nhau 
GV: Nhận xét
1. Định nghĩa : (sgk)
*Hình thang ABCD (AB//CD)
Hoạt động 2:
GV: Một hình thang đã cắt sẵn và yêu cầu học sinh kiểm tra hình vẽ đó có phải là hình thang cân không ?
HS: Dùng thước đo độ kiểm tra và khẳng định đó là hình thang cân.
GV: Gấp hình thang sao cho hai cạnh bên đè lên nhau và yêu cầu học sinh nhận xét quan hệ độ dài của hai cạnh bên ?
HS: Hai cạnh bên bằng nhau
GV: Cho ABCD là hình thang cân, đáy là AB, CD. Từ B kẻ BE//AD, khi đó BE ngoài song song ra nó còn có quan hệ gì với AD nữa ?
HS: Hình thang ABED có hai hai cạnh bên song song nên AD=BE (1)
GV: ADE ? EBC
HS: AD//BE nên ADE = EBC (đồng vị)
GV: Suy ra DBEC là tam giác gì ?
HS: Suy ra DBEC là tam giác cân tại B
GV: Suy ra BE ? BC
HS: BE = BC (2)
GV: Từ (1) và (2) suy ra AD ? BC
HS: AD = BC
GV: Trường hợp này là trường hợp AD không song song với BC, còn trường hợp AD song song với BC thì sao ?
HS: AD//BC suy ra ngay AD = BC do hìng thang ABCD có hai cạnh bên AD, BC song song
GV: Hãy phát biểu kết quả trên dưới dạng một định lý
HS: Phát biểu như định lý 1 sgk
GV: Đây chính là nội dung của định lý 1 sgk
GV: Gọi 1 học sinh đọc định lý sgk
HS: đọc định lý 1 sgk/72
GV: Hãy quan sát hình 27 sgk/73, Tứ giác ABCD là hình gì ?
HS: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau
GV: Nó có phải là hình thang cân không ?
HS: Không phải
GV: Chú ý: sgk/73
2. Định lý 1
Nhận xét:
Cho hình thang ABCD(AB//CD):
*Nếu AD//BC thì AB=CD và AD=BC 
A
B
C
D
1
1
2
2
A
B
C
D
1
1
2
2
*Nếu AB=CD thì AD//BC và AD=BC
Hoạt động 3:
3: Định lý 2 
GV: Quan sát hình 18 SGK/70, hình thang đó có gì đặc biệt? 
HS: có 1 góc vuông 
GV: Hình thang như thế là 1 hình thang vuông Vậy hình thang vuông là hình thang như thế nào ?
HS: Phát biểu như định nghĩa SGK
Hình thang vuông
Hình thang vuông ABCD (AB//CD)
A
B
C
D
	IV. Củng cố: (5')
GV: Hình thang là tứ giác thoả mãn điều kiện gì ?
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện 10 sgk/71	
HS: Thực hiện vào vở
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(5')
 	GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 6, 8, 9 vào vờ bài tập
	HS: Thực hiện vào vở bài tập
	GV: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành các bài tập trên	
Ngày soạn: 
TiÕt 4
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
-Định nhĩa hình thang cân
-Tính chất của hình thang cân
Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
-Vẽ  ... ra: SEFBK ? SEGDH
HS: SEFBK = SEGDH
Bài 13 sgk/119
Giả thiết: ABCD là hình chữ nhật
HK//DC và FG//AD
Kết luận: SEFBK = SEGDH
	IV. Củng cố: (7')
GV: Công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông ?
	GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 11
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
	Về nhà thực hiện các bài tập 12, 14, 15 sgk/119, 120
	Xem trước bài "Diện tích tam giác"
	Ngày soạn:	
TiÕt 28
§3.DIỆN TÍCH TAM GIÁC
	A. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh:
-Nắm vững công thức tính diện tích tam giác
-Biết chứng minh công thức tính diện tích tam giác
 Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
-Tính diện tích tam giác
-Vẽ hình có biết trước diện tích 
 Thái độ: *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập
	B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên: Sgk, thước, êke, giấy rời, kéo, keo dán
Học sinh: Sgk, thước, êke, giấy rời, kéo, keo dán
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Cho tam giác ABC vuông tại A. SABC = ?
	III.Bài mới: (30')
	*Đặt vấn đề: (2')
Công thức tính diện tích một tam giác bất kỳ là gì ? 
	*Triển khai bài: (28')
HĐ1: Chứng minh công thức tính diện tích tam giác(20')
GV: Yêu cầu học sinh đọc định lý sgk/120, nêu GT, KL
HS: Nêu GT, KL như sgk
GV: Nếu chỉ chú ý đến số đo của các góc thì tam giác có mấy loại ?
HS: Ba loại: Tam giác vuông, tam giác có ba góc nhọn, tam giác có một góc tù
GV: Hãy chứng minh định lý với từng trường hợp đó ? (gợi ý: vận dụng công thức diện tích tam giác vuông)
HS: TH1: Góc B bằng 1v. Khi đó: BºH 
nên AH = AB, suy ra SABC = BC.AH (theo công thức tính diện tích tam giác vuông) 
HS: TH2: H nằm giữa B và C. Khi đó:
SABC = SBAH + SHAC = BC.AH
HS: TH3: H nằm ngoài BC, giả sử C nằm giữa B và H. Khi đó: 
SABC = SAHB - SACH = BC.AH
GV: Nhận xét 
ŒĐịnh lý 
Định lý: (như sgk)
Chứng minh: (Tóm tắt sgk)
TH1: 
TH2: 
TH3: 
HĐ2:Thực hiện ? (8')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? sgk
HS: Thực hiện cắt, ghép theo nhóm
	IV. Củng cố: (7')
Giáo viên
Học sinh
Nêu công thức tính diện tích tam giác
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập: 16, 19 sgk/121,122
Điều khiển thảo luận giữa các nhóm (so sánh ý kiến giữa các nhóm) 
S = a.h 
Học sinh thực hiện theo nhóm
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
	Về nhà làm bài tập: 17,18,20,24,25 sgk/122,123- Tiết sau luyện tập
	 Ngày soạn:	
TiÕt 29
LUYỆN TẬP
	A. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
-Công thức diện tích tam giác, hình chữ nhật, hình vuông
Kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
-Tính diện tích tam giác, hình chữ nhật, đa giác có thể chia ra thành các tam giác các hình chữ nhậ
Thái độ: *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập
	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên: Sgk, thước, số lượng bài tập
Học sinh: Sgk, thước, học bài cũ
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Vẽ tam giác ABC, viết công thức tính diện tích của nó ?
III.Luyện tập: (30')
HĐ1: Bài tập 17 sgk/121 (10')
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập
HS: SABC = OA.OB 
Mặt khác: SABC = OM.AB
Do đó: AB.OM = OA.OB 
GV: Nhận xét
Bài 17
HĐ2: Bài 18 sgk/121 (10')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
HS: SABM = AH.BM
SAMC = AH.CM
Mà BM = CM nên SABM = SAMC
GV: Nhận xét
Bài 18
HĐ3: Bài tập 20 sgk/122 (10')
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
Gợi ý: Hình chữ nhật có hai cạnh đối là một cạnh của tam giác và một đường 
trung bình của tam giác
HS: Vẽ như phần nội dung
GV: Yêu cầu học sinh chứng minh cách vẽ như thế là đúng
HS: SBCMN = BC.NB = BC.AH = SABC
GV: Nhận xét
Bài 20
	IV. Củng cố: (7')
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 21 sgk
Hướng dẫn:
SAED = ? SABCD = ? Nếu SABCD = 3.SAED thì x = ?
Thực hiện theo nhóm
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
	Về nhà làm các bài tập: 22, 23, 24, 25 sgk /122,123
	 Ngày soạn:	
TiÕt 30
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
-Công thức diện tích tam giác, hình chữ nhật, hình vuông
Kỷ năng: * Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
-Tính diện tích tam giác, hình chữ nhật, đa giác có thể chia ra thành các tam giác các hình chữ nhật.
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập	
	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên: Sgk, thước, số lượng bài tập
Học sinh: Sgk, thước, học bài cũ
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Vẽ tam giác ABC, viết công thức tính diện tích của nó ?	
III.Luyện tập: (30')
HĐ1: Bài tập 17 sgk/121 (10')
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập
HS: SABC = OA.OB 
Mặt khác: SABC = OM.AB
Do đó: AB.OM = OA.OB 
GV: Nhận xét
Bài 17
HĐ2: Bài 18 sgk/121 (10')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
HS: SABM = AH.BM
SAMC = AH.CM
Mà BM = CM nên SABM = SAMC
GV: Nhận xét
Bài 18
HĐ3: Bài tập 20 sgk/122 (10')
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
Gợi ý: Hình chữ nhật có hai cạnh đối là một cạnh của tam giác và một đường 
trung bình của tam giác
HS: Vẽ như phần nội dung
GV: Yêu cầu học sinh chứng minh cách vẽ như thế là đúng
HS: SBCMN = BC.NB = BC.AH = SABC
GV: Nhận xét
Bài 20
	IV. Củng cố: (7')
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 21 sgk
Hướng dẫn:
SAED = ? SABCD = ? Nếu SABCD = 3.SAED thì x = ?
Thực hiện theo nhóm
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
	Về nhà làm các bài tập: 22, 23, 24, 25 sgk /122,123
 Ngay soạn: 
TiÕt 31
ÔN TẬP HỌC KỲ I
	A. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức:
-Về tứ giác các loại
-Các công thức tính diện tích tam giác, hình chữ nhật.
Kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ hình
-Chứng minh hình học
-Tính diện tích tam giác, hình chữ nhật.
Thái độ:
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
 Phân tích, so sánh, tương tự, tổng quát hoá.
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: 
- Có tính linh hoạt và tính độc lập, tính hệ thống
 	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: -Phiếu học tập đánh trắc nghiệm; -SGK + Thước + Compa
Học sinh: -Ôn tập; -Dụng cụ học tập: Thước, Compa
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định lớp: (1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Ôn tập: (35')
HĐ1: Trắc nghiệm khách quan (20')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các câu trắc nghiệm sau: 
Câu 1: Khoanh tròn câu đúng
Cho hình vẽ. Độ dài đường trung bình MN của hình thang là:
A. 22
B. 22,5
C. 11
D. 10
Câu 2: Khoanh tròn câu đúng
Cho một hình vuông và một hình thoi có cùng chu vi. Khi đó:
A. Diện tích hình thoi lớn hơn diện tích hình vuông.
B. Diện tích hình thoi nhỏ hơn diện tích hình vuông.
C. Diện tích hình thoi bằng diện tích hình vuông.
D. Diện tích hình thoi nhỏ hơn hoặc bằng diện tích hình vuông.
Câu 3: Khoanh tròn câu đúng
Một tứ giác là hình vuông nếu nó là:
A. tứ giác có ba góc vuông.
B. hình bình hành có một góc vuông.
C. hình thang có một góc vuông.
D. hình thoi có một góc vuông.
Câu 4: Khoanh tròn câu đúng
Tam giác cân là hình
A.không có trục đối xứng B.có một trục đối xứng
C. có hai trục đối xứng
D. có ba trục đối xứng
Câu 5: Khoanh tròn câu đúng
Tính các góc của tứ giác MNPQ biết M : N : P : Q = 1 : 3 : 4 : 4
A. 250, 750, 1000, 1000
B. 300, 900, 1200, 1200
C. 200, 600, 800, 800
D. 280, 840, 1120, 1120
Câu 6: Khoanh tròn "Đ" hay "S"
Hình chữ nhật MNPQ có E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh MN, NP, PQ, QM. Khẳng định sau đúng hay sai ?
Tứ giác EFGH là hình thang cân 
 Đ S
Câu 7: Khoanh tròn câu đúng
Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng ?
A. Hình thang cân
B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi
Câu 8: Đánh "X" thích hợp vào ô trống
Nội dung
Đúng
Sai
Nếu điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua cùng một tâm bất kì cũng thẳng hàng.
Một tam giác và tam giác đối xứng với nói qua một trục có cùng chu vi nhưng khác diện tích.
Đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: S
Câu 7: B
Câu 8:
Đúng
Sai
X
X
HĐ2: Trắc nghiệm tự luận (15')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập (phần nội dung)
GV: Vẽ hình, GT, KL ?
HS: Vẽ và nêu GT, KL như phần nội dung
GV: DEHK là hình bình hành khi nào ?
HS: DE//HK và EH//DK
HS: DE//HK và DE=HK
HS: EK và HD cắt nhau tại trung điểm của chúng
GV: HK ? BC và ED ? BC
HS: HK //BC và HK = BC
ED//BC và ED = BC
GV: Suy ra DEHK là hình gì?
HS: DEHK là hình bình hành 
GV: Nếu DEHK là hình chữ nhật thì 
EC ? BD 
HS: EC = BD
GV: Tam giác có hai trung tuyến bằng nhau là tam giác gì ?
HS: Tam giác cân
GV: Như vậy, tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật ?
HS: Cân tại A
GV: Hình bình hành DEHK có BD và CE vuông góc với nhau thì DEHK là hình gì ?
HS: Hình thoi
GV: HG = ?BD; GK = ?EC
HS: GH=BD=a và GK=EC=b
GV: Suy ra SDEHK = ?
HS: SDEHK =4..a.b = a.b (đvdt) 
Bài tập: Cho tam giác ABC, các trung tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi H là trung điểm của GB, K là trung điểm của GC.
a) Chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành.
b) Tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật.
c) Tứ giác DEHK hình gì khi các trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau ?
d) Trong điều kiện câu c hãy tính diện tích tứ giác DEHK khi biết BD = a, 
CE = b.
Giải thiết: BH = HG; KG = KC
EA = EB; DA = DC
Kết luận:
a) DEHK là hình bình hành
b) Tam giác ABC cần thỏa mãn điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật.
c) Tứ giác DEHK hình gì khi các trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau ?
d) Trong điều kiện câu c hãy tính diện tích tứ giác DEHK khi biết BD = a, 
CE = b.
	IV. Củng cố: (5')
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện câu a của bài tập
Bài tập: Cho tam giác ABC. E và D lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Gọi G là giao điểm của CE và BD; H và K là trung điểm của BG và CG.
a) Tứ giác DEHK là hình gì ? Vì sao ?
b) Tam giác ABC cần thỏa điều kiện gì thì DEHK là hình chữ nhật.
c) Trong điều kỉện b hãy tính tỉ số diện tích của hình chữ nhật DEHK với diện tích tam giác ABC
Thực hiện vào vở bài tập
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà (4')
	Về nhà hoàn thành bài tập phần củng cố
	Làm thêm bài tập: 
	Bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A và có BC = 2AB = 2a. ở phía ngoài tam giác vẽ hai tam giác đều ABF và ACG. Hai đường cao xuất phát từ G và F của hai tam giác đều này cắt nhau tại E.
	a) Tính các góc B, C và cạnh của tam giác ABC
	b) Chứng minh tứ giác AEBF là hình thoi
	c) Tính diện tích tích giác ABF và hình bình hành AEBF

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh hoc 8(2).doc