Ngày giảng: 11/08. TIẾT 12:
Lớp: 6A,B,C. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:- HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ?
2. Kĩ năng : - Vẽ trung điểm của đoạn thẳng và nhận biết được 1điểm là trung
điểm của đoạn thẳng.
3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, gấp giấy , lập luận.
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng cách , com pa, phấn màu, sợi dây,
giấy gấp , 1 bảng phụ ( Bài 60).
2. Học sinh : Thước thẳng có chia khoảng cách , com pa, phiếu học tập , sợi dây, giấy gấp.
Ngày giảng: 11/08. Tiết 12: Lớp: 6A,B,C. trung điểm của đoạn thẳng I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ? 2. Kĩ năng : - Vẽ trung điểm của đoạn thẳng và nhận biết được 1điểm là trung điểm của đoạn thẳng. 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, gấp giấy , lập luận. II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng cách , com pa, phấn màu, sợi dây, giấy gấp , 1 bảng phụ ( Bài 60). 2. Học sinh : Thước thẳng có chia khoảng cách , com pa, phiếu học tập , sợi dây, giấy gấp. III/ Tiến trình lên lớp: 1.Tổ chức: (1’) 6A- Vắng: 6B - Vắng : 6C- Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5') + Giáo viên cho hình vẽ , biết AM = 2cm, MB = 2cm. Tính AB ? Nhận xét gì về vị trí điểm M đối với A, B ? Đáp án: Vì M nằm giữa A và B => AM + MB = AB 2 + 2 = 4cm => M nằm giữa A và B+ 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:( 10') Trung điểm của đoạn thẳng HS : Đọc ĐN trung điểm của đoạn thẳng SGK/ 124 GV: M nằm giữa A và B thì thoả mãn đẳng thức nào ? HS: thoả mãn AM + MB = AB GV: M là trung điểm của AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì ? HS: M nằm giữa A và B; M cách đều A và B => MA + MB = AB MA = MB GV : Yêu cầu hs lên bảng vẽ hình + Vẽ đoạn thẳngAB = 35 cm + Vẽ trung điểm M của AB Hãy giải thích cách vẽ? Vậy nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = HS: Lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của GV và vẽ trung điểm M của AB GV: Cho hs làm bài 64 SGK tr 126 HS: Đọc bài toán -> Vẽ hình -> giải GV: Nhận xét bổ xung Hoạt động 2:( 15') Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng GV: Có những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng ? GV: Chỉ rõ cách vẽ theo từng bước ? HS: Cách1: Dùng thước Cách 2: Gấp giấy Cách 3: Dùng dây gấp GV : Chốt lại và hướng dẫn HS các cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng GV: Hướng dẫn HS cách gấp giấy như SGK HS:Thực hành theo hướng dẫn của GV 1/ Trung điểm của đoạn thẳng SGK/ 124 M là trung điểm của AB MA = MB = AB và MA = MB + Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa Bài 64 C là trung điểm của đoạn thẳng DE Vì DC + CE = DE DC = CE 2/ Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng Ví dụ: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm . Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB Ta có MA + MB = AB ; MA = MB Nên MA = MB = = 2,5(cm) Cách 1: Dùng thước chia khoảng + Đo đoạn AB + Tính MA = MB = + Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA ( hoặc MB). Cách 2: Gấp giấy Cách 3 : Dùng dây gấp ( SGK/ 125) 4. Củng cố:(12') +Luyện tập tại lớp bài 60 - T125 + Hoạt động nhóm ( 12') GV: Ta đã biết cộng 2 đoạn thẳng , trung điểm của đoạn thẳng.Hãy vận dụng làm bài 60/ SGK Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm * HS : Nhóm trưởng phân công Mỗi cá nhân hoạt động độc lập Thảo luận chung các cách làm bài 60 Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT * HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm GV : Chốt lại và chính xác kết quả trên bảng phụ a) Vì OA = 2cm < OB = 4cm , nên điểm A nằm giữa 2 điểm O và B b) Vì A nằm giữa 2 điểm O và B , nên OA + AB = OB AB = OB - OA = 4 - 2 = 2 (cm) Vậy OA = AB = 2cm c) Theo câu a, b ta có A là trung điểm của đoạn thẳng OB. 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2') - Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi - Bài tập về nhà : 61 65 / SGK- T126 - Ôn tập trả lời các câu hỏi và bài tập trang 126 * Chuẩn bị tốt bài tập về nhà
Tài liệu đính kèm: