Giáo án Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội - Lớp 8 - Bài 1 và 2

Giáo án Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội - Lớp 8 - Bài 1 và 2

Tiết 1: Bài 1 :

TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 1/ Kiến thức: - Hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.

 2. Kỹ năng: - Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt, giao tiếp, học tập, lao động

 3. Thái độ: - Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanhlịch, văn minh trong gia đình

* Trọng tâm: Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh.

II. CHUẨN BỊ.

- Tư liệu tranh ảnh, băng hình về những hành vi có văn hóa, thể hiện tác phong thanh lịch văn minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. ổn đinh

2. Kiểm tra.

3. Bài mới

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội - Lớp 8 - Bài 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2011
Ngày dạy: 4/4/2011
Tiết 1: Bài 1 : 
Tác phong của người Hà Nội
I. MụC TIÊU CầN ĐạT
	Giúp HS :
	1/ Kiến thức : - Hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.
	2. Kỹ năng : - Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt, giao tiếp, học tập, lao động 
	3. Thái độ : - Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình
* Trọng tâm : Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh.
II. Chuẩn bị.
Tư liệu tranh ảnh, băng hình về những hành vi có văn hóa, thể hiện tác phong thanh lịch văn minh.
III. Tiến trình dạy học
ổn đinh
Kiểm tra.
Bài mới
GTB: Từ xa xưa đã có những vần thơ ca ngợi về sự văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.
 Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng người Thủ đô.
Nhất cao là núi Ba Vì
Nhất thanh nhất lịch kinh kì Thăng Long.
- Vậy chúng ta là những con người Hà Nội ngày nay, chúng ta cần phải có những tác phong cơ bản nào để xứng đáng với thủ đô yêu dấu, ngàn năm văn hiến của chúng ta. Cô cùng các em đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV: Trong đời sống, tất cả các hành vi của con người đều góp phần làm nên tác phong của người đó. Tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài tổng hợp của các yếu tố ăn, mặc, nói năng, động tác, cử chỉ... của một con người.
Tác phong thanh lịch, văn minh là tác phong của con người có hành vi văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, gây được thiện cảm với người khác. 
GV: Nói đến người Hà Nội là nói đến những con người vừa hiểu biết, hào hoa, vừa ân cần, tế nhị nhưng lại rất mực khiêm nhường và ham học hỏi... khiến cho ai mỗi khi có dịp gặp gỡ, giao thiệp cũng đều cảm thấy hài lòng, quý trọng.
Không chỉ có thế, người Hà Nội còn gây ấn tượng ở tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, sự tươi vui, duyên dáng sau mỗi câu nói, nụ cười. Từ thái độ bình tĩnh, sự đi đứng khoan thai, cử chỉ tự tin, dứt khoát đến dáng vẻ ung dung đều toát lên nét đẹp thanh lịch, văn minh. 
Theo em tác phong thanh lịch văn minh của người Hà Nội được thể hiện ở điểm nào?
Em hiểu thế nào là con người có hành vi văn hóa?
Lấy ví dụ về cách ứng xử của con người với con người? Cách ứng xử với thiên nhiên?
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về sự không ngăn nắp. Em hãy nhận xét về cách xắp xếp đồ đạc từ bức tranh trên?
Gv cho học sinh đọc phần sách giáo khoa. 
Theo em tác phong thanh lịch văn minh được thể hiện như thế nào trong sinh hoạt?
Gọn gàng ngăn nắp có tác dụng gì? Ví dụ?
Trong đi đứng, hoạt động cần thể hiện như thế nào?
GV cho học sinh phân biệt giữa hđ gọn gàng, ngăn nắp với vội vàng hấp tấp.
Yêu cầu của sự nhanh nhẹn, tháo vát là phải cẩn thận.
Trong lao động mỗi con người cần thể hiện như thế nào?
Tác phong thanh lịch, văn minh được thể hiện như thế nào trong học tập và công tác?
Khi giao tiếp, ứng xử chúng ta nên xử sự như thế nào?
Tác phong văn minh thanh lịch được thể hiện rõ nhất qua việc ứng xử, giao tiếp của mỗi con người.
Mỗi chúng ta cần chú trọng lời ăn , tiếng nói, thái độ của bản thân trong khi giao tiếp ( không nói to, cười to, biết tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ)
“ Là con gái, khi cười chỉ chúm chím, duyên dáng. Nụ cười thể hiện nét đẹp sâu thắm từ tâm hồn, được phản ánh qua ánh mắt trìu mến thân thương để người đối diện khi nhận được nụ cười là cảm nhận sự đầm ấm chân tình, là vui lây, hạnh phúc lây”.
I.Tác phong thanh lịch, văn minh- nét đẹp của người Hà Nội.
1.Tác phong thanh lịch, văn minh.
2. Tác phong thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
-Là nét đẹp của người Hà Nội.
-Là tác phong của con người có hành vi văn hóa. 
II. Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh 
Trong sinh hoạt: 
- Gọn gàng, ngăn nắp.
2. Trong đi đứng, hoạt động: 
Nhanh nhẹn, tháo vát
3.Trong lao động: Khoa học, sáng tạo.
4.Trong học tập, công tác: nghiêm túc, tích cực.
5.Trong giao tiếp, ứng xử: cởi mở, lịch sự.
Củng cố: Giáo viên cho học sinh đọc truyện: Chuyến tàu khuya.
 Giáo viên khái quát. 
Tác phong của người Hà Nội
Tác phong thanh lịch văn minh- nét đẹp của người Hà Nội
Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh.
Tác phong thanh lịch văn minh
Tác phong TLVM – nét đẹp của người HN.
Thanh lịch trong sinh hoạt	
Thanh lịch trong đi đứng, hoạt động
Thanh lịch trong lao động.
Thanh lịch trong học tập, công tác.
Thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử.
Tác phong thanh lịch, văn minh không tự nhiên mà có, nó do bền bỉ rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, mỗi người cần rèn luyện tác phong sinh hoạt, học tập và làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nếp sống thanh lịch, văn minh.
Hướng dẫn: 
 Về nhà các em cố gắng rèn luyện cho mình trở thành người có nếp sống văn minh thanh lịch bằng các hành động, việc làm thiết thực của mình trong sinh hoạt, trong đi đứng, hoạt động, trong lao động, ht, công tác, trong giao tiếp ứng xử, có lối sống lành mạnh. 
Tuyên truyền cho những người thân về lối sống văn minh thanh lịch của người HN
Chuẩn bị: Cách giao tiếp ứng xử ngoài xã hội của người HN văn minh thanh lịch bằng các câu chuyện, tranh ảnh-
	----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 8/4/2011
Ngày dạy: 11/4/2011
Tiết 2 .Bài 2 
Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm được những nét cơ bản trong giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội thanh lịch, văn minh và rèn kĩ năng, hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong các mối quan hệ xã hội. 
- Nắm được một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử ở một số hoàn cảnh cụ thể ; nhận thức và phân biệt được những hành vi đúng, sai trong giao tiếp. Từ đó tự giác, ý thức điều chỉnh những hành vi của mình trong giao tiếp cho phù hợp. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong một số hoàn cảnh nhất định.
3. Thái độ: Có ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh thanh lịch.
* Trọng tâm: Sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh : Đọc tài liệu và sưu tầm những tài liệu về cách giao tiếp, ứng xử của người HN.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn đinh
2.Kiểm tra : Tác phong thanh lịch văn minh của người Hà Nội được thể hiện như thế nào ?
Là công dân học sinh Hà Nội em sẽ rèn luyện mình như thế nào để trở thành người HN thanh lịch, văn minh ?
3.Bài mới
- Giáo viên dẫn dắt vào bài: Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà còn đẹp bởi cốt cách của con người nơi đây. Người Hà Nội xưa vốn nổi tiếng là thanh lịch, điều đó được thể hiện ở ngay trong giao tiếp hàng ngày từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh chúng ta đều phải rèn luyện cho mình thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Như vậy là chúng ta đã góp phần xây dựng và làm nên nét đẹp của người Hà Nội.
Hoạt động của t hầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong đời sống xã hội và một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. 
Gọi học sinh đọc sgk
GV cho học sinh thảo luận 2b/1n 
1 dãy 1 câu.
Đại diện trình bày
Nhóm 1+2+ Giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội?
Nhóm 3+4: + Khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội chúng ta cần chú ý điều gì? 
- Học sinh thảo luận và ghi kết quả ra giấy khổ lớn
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Lớp nhận xét, bổ sung, tranh luận.
- Giáo viên chốt lại từng câu hỏi và kết luận:
Hoạt động 2: Hình thành cho học sinh một số thói quen khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
+ Mời 5 học sinh lên biểu diễn bằng động tác minh họa theo lời bài hát: Con chim vành khuyên
+ Cả lớp hát tập thể bài: Con chim vành khuyên
- Hỏi: Qua bài hát, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Em hiểu gì về văn hóa chào hỏi?
Chào như thế nào là đúng, phù hợp?
Em hiểu thế nào là tự trọng và biết tôn trọng người khác.
- Giáo viên có thể nêu một số tình huống cho học sinh scùng trao đổi 
Tình huống 1: Trong buổi thảo luận nhóm, khi Lan đang trình bày quan điểm của mình thì có một số bạn trong nhóm lại đang nói chuyện với nhau về bộ quần áo mới của họ mà không hề quan tâm đến ý kiến của Lan, em có nhận xét gì về hành động của các bạn đó? Nếu là Lan, em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?
Khi giao tiếp cần chú ý điều gì đối với người đối thoại với mình?
Tình huống 2: Em đang cầm trên tay mấy cuốn sách vừa mua thì một người lạ đi ngược chiều va vào em làm mấy cuốn sách rơi xuống
+ Trường hợp 1: Người đó đi thẳng, không nói năng gì.
+ Trường hợp 2: Người đó cau mày và nói: “Đứng thế à!”
+ Trường hợp 3: Người đó vội vã nói lời xin lỗi, rồi cúi xuống nhặt và đưa trả em những cuốn sách đó. 
Em đồng tình với cách xử sự của người ở trường hợp nào? Vì sao?
GV cho học sinh đọc truyện : Sao phải cảm ơn.
Em học được gì từ mẹ của Loan?
Tình huống 3: Một bạn học sinh chuyển vào lớp em đã hơn 1 tháng nhưng bạn vẫn rất nhút nhát. Mặc dù em và các bạn trong lớp đã cố gắng chủ động gần gũi bạn và rủ bạn tham gia vào các hoạt động của lớp nhưng bạn vẫn không sao hòa đồng được. 
Em có nhận xét gì về bạn học sinh đó? Vì sao?
- Giáo viên kết luận: Con người sống trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Không chỉ có sự giao tiếp, ứng xử trong quan hệ gia đình, nhà trường mà đối với mối quan hệ xã hội, dù ở nghề nghiệp nào, hoàn cảnh nào, một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quí mến của mọi người. Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội.
Hoạt động 3: Giới thiệu, hướng dẫn học sinh về cách giao tiếp, ứng xử trong những trường hợp cụ thể khi tham gia các hoạt động văn hóa.( học tiết 2)
I. Sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài xã hội
1. ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử trong đời sống xã hội
+ Giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
 	+ Rèn thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại.
+ Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
2.Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
+ Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
+ Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường . 
+ Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp.
Rèn luyện một số thói quen khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
- Biết chào hỏi
- Biết tự trọng và tôn trọng người khác
- Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Biết thích  ... i nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh chúng ta đều phải rèn luyện cho mình thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Như vậy là chúng ta đã góp phần xây dựng và làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài xã hội, hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài xã hội.
Hoạt động của t hầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: Giới thiệu, hướng dẫn học sinh về cách giao tiếp, ứng xử trong những trường hợp cụ thể khi tham gia các hoạt động văn hóa.
- Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm những biểu hiện thanh lịch, văn minh khi đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim
+ Nhóm 2: Tìm những biểu hiện thanh lịch, văn minh khi đến thư viện.
+ Nhóm 3: Tìm những biểu hiện thiếu văn hóa khi đến nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim
+ Nhóm 4: Tìm những biểu hiện thiếu văn hóa khi đến thư viện.
- Học sinh thảo luận và viết ra giấy khổ lớn sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nêu ý kiến, bổ sung. 
- Trong quá trình học sinh trình bày, phát biểu, giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi phụ. Chẳng hạn:
+ Khi đến thư viện đọc sách hay học bài, đây là nơi có nhiều người đến, nhưng lại cần một không gian hoàn toàn yên tĩnh vì mọi người đều mong muốn mình không bị làm phiền. Vậy việc ứng xử trong giao tiếp chúng ta cần thể hiện như thế nào?
+ Nếu em đang say sưa đọc sách mà có một người chạy “huỳnh huỵch” đến, kéo ghế ngồi xuống và lấy điện thoại ra nói chuyện to ngay gần chỗ em. Em cảm thấy thế nào?
+ Đến thư viện, chúng ta có cần chú ý tới trang phục không?
+ Nói đến thư viện là nói đến sách, mà sách ở đây là để cho mọi người cùng đọc. Vậy làm thế nào để giữ ch sách có tuổi thọ lâu nhất?
- Qua những gợi ý, học sinh tự rút ra bài học cho mình trong giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Trong xã hội văn minh, việc đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện để thưởng thức nghệ thuật và tìm tòi cho mình kiến thức là nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa của con người. Chính vì thế, khi đến những nơi này mỗi người càng cần tỏ rõ mình là người có văn hóa. Cụ thể:KTC.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi vui chơi giải trí.
- Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi
+ Hãy nêu những điều cần thiết khi các em tham gia các hoạt động tập thể như: đi cắm trại, tham gia hội diễn văn nghệ, tham gia mít tinh, tham gia đồng diễn, tham gia các hoạt động từ thiện
+ Khi đi tham quan dã ngoại, học sinh cần chuẩn bị và thể hiện như thế nào?
+ Công viên, vườn hoa là những nơi vui chơi, giải trí của tất cả mọi người. Vậy khi đến những nơi này, chúng ta cần ứng xử như thế nào để thể hiện mình là con người có văn hóa?
- Giáo viên kết luận: Tham gia các hoạt động tập thể, đi tham quan, dã ngoại, hoặc khi đến công viên, vườn hoalà những hoạt động mang tính cộng đồng, có nhiều người tham gia, đó là môi trường tốt để học sinh có thể học hỏi, giao lưu, thư giãnChính vì vậy, chúng ta càng cần phảI ứng xử có văn hóa. Điều đó được thể hiện từ trang phục, thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói sao cho xứng đáng là học sinh Hà Nội thanh lịch, văn minh. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn cách giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, bến tàu xe.
Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Mặc quần áo sạch, đẹp, thoải mái khi đi mua hàng hoặc đi siêu thị.
Nhẹ nhàng lựa chọn hàng hóa.
Hách dịch, to tiếng với người bán hàng.
Lịch sự, nhẹ nhàng, cẩn thận khi thanh toán.
Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Xả rác ngay nơi chờ đợi tàu xe.
Chen lấn, xô đẩy khi lên xe buýt.
Nhường ghế cho người già đến sau mình.
Gặp người quen thì vui mừng, la hét.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Hàng hóa là những sản phẩm do sức lao động của con người làm ra, cần phải nhẹ nhàng, tránh làm hư hang.
Khách hàng là thượng đế, mình mất tiền mua, mình có quyền yêu sách.
Ai chen lên trước thì mua trước, việc gì phải nhường ai.
Đến những nơi công cộng, ai biết mình là ai, mặc thế nào chẳng được.
- Giáo viên kết luận: Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, bến tàu xe, chúng ta cần lưu ý chấp hành vệ sinh công cộng, không chạy nhảy, đùa nghịch, la hét, cần thể hiện thái độ, cử chỉ văn minh, lịch sự. 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
Hà hẹn Mai đúng tám giờ tối đến đón mình để đi dự sinh nhật một bạn trong nhóm. Đúng tám giờ Mai đến nhưng Hà đang mải xem phim, Mai đợi Hà đến 30 phút. Hết phim, do vội nên Hà cứ mặc nguyên quần áo ngủ để đi. Đến nơi, các bạn vẫn đang đợi. Thấy thế, Hà reo to và sấn đến đòi cắt bánh sinh nhật.
Em có nhận xét gì về Mai và Hà ? Theo em, khi đi dự sinh nhật hay dự tiệc, chúng ta nên có hành vi, thái độ như thế nào 
- Giáo viên tiếp tục gợi ý để học sinh tìm hiểu về cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi dự đám cưới và đám tang
+ Theo em, chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào khi đi dự đám cưới và đám tang ?
- Để hướng dẫn học sinh hành vi giao tiếp, ứng xử khi đến thăm người ốm, giáo viên có thể cho học sinh đóng vai theo tình huống, sau đó cùng nhau trao đổi:
Trên đường đi học về, nghe tin Tuấn phải đi nằm viện, thế là cả nhóm : Tú, Trung, Nam cùng rủ nhau vào viện để thăm Tuấn. Đến cổng viện đã gần 12 giờ. Sợ về muộn nên cả nhóm chạy nhanh đi tìm phòng của Tuấn. Vì không biết phòng của Tuấn nên các bạn vừa đi vừa gọi to :
- Tuấn ơi ! Cậu ở phòng nào ?...
Thấy vậy, người nhà của Tuấn ra đón. Gặp Tuấn, các bạn mừng quýnh lên, xúm lại tranh nhau hỏi thăm
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tình huống trên ?
I. Sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài xã hội
Ii. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh ngoài xã hội
1. Giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa
a. Khi đến những nơi biểu diễn, rạp chiếu phim.
- Trang phục đẹp, thoải mái, lịch sự, phù hợp lứa tuổi
- Đến sớm hơn giờ mở màn một chút để chủ động tìm chỗ ngồi theo vé của mình mà không ảnh hưởng đến các khán giả khác.
- Tôn trọng nội qui của rạp, không gây ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến người xung quanh
- Nên vỗ tay sau mỗi tiết mục biểu diễn. Không nên có những hành động cử chỉ thiếu lịch sự như: chen lấn, xô đẩy, chê bai, bình phẩm, phản ứng với sơ xuất của diễn viên.
a. Khi đến thư viện
- Trang phục phải kín đáo, gọn gàng, lịch sự.
- Phải tuyệt đối tôn trọng nội qui phòng đọc, giữ trật tự trong phòng đọc. 
- Cẩn thận khi sử dụng tài liệu. Đọc xong, để tài liệu đúng nơi qui định.
 	- Khiêm tốn, lịch sự, đúng mực khi giao tiếp với cán bộ thư viện
 Khi tham gia các hoạt động tập thể 
 	- Biết phối hợp, hợp tác vì mục đích chung trong công việc. 
 	- Tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm cao.
 	- Tác phong nghiêm túc, nói năng đúng mực, trang phục đúng qui định. 
- Luôn sáng tạo trong các hoạt động, gây được sự hứng thú đối với tập thể. 
 Khi đi tham quan, dã ngoại . 
- Tích cực tìm hiểu để mở rộng kiến thức cho bản thân.
- Tôn trọng nội qui, qui định nơi tham quan. Chấp hành kỉ luật của tập thể.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp với điều kiện thời tiết và nội dung hoạt động.
- Thái độ, cử chỉ thân mật, vui vẻ, nói lời hay, ứng xử đẹp, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Biết giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan sạch đẹp. 
 Khi đến công viên, vườn hoa 
 	- Không nằm trên thảm cỏ, ghế, mắc võng, trải chiếu trong các vườn hoa, công viên, tượng đài, đài kỉ niệm làm mất mĩ quan xung quanh.
- Không tắm giặt tại đài phun nước, bể chứa nước được dùng để làm cảnh trang trí.
- Không có hành động khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm người khác. Không gây rối trật tự công cộng làm ảnh hởng đến những người xung quanh.
- Không có lời nói, cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa. Không có hành động khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm người khác, gây rối trật tự công cộng.
- Không cởi trần, mặc quần áo lót đi lại trong công viên và khu vực vui chơi giải trí.
- Không vứt rác bừa bãi, không phá hoại cây cối, không ngắt hoa, bẻ cành, không làm hư hại thảm cỏ trong công viên..
Khi đến siêu thị. đi mua hàng 
- Phải tuân thủ các qui định của siêu thị : ra, vào, gửi đồ, mua hàng... 
- Là khách hàng, phải lịch sự trong khi mua : Sử dụng lời hay, ý đẹp, không chen lấn, xô đẩy, không cậy mình có tiền mà chê bai, dè bỉu, nặng lời, thiếu tôn trọng người bán. 
 Khi đến bến tàu, bến xe.
- Xếp hàng mua vé theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau làm mọi người xung quanh khó chịu. Không tụ tập quá đông, cười nói ồn ào, gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến người khác.
- Tự bảo quản tư trang, đồ đạc của mình một cách cẩn thận phòng kẻ gian lấy cắp đồ. Giúp đỡ những người xung quanh khi có thể: xách giúp đồ đạc, chỉ đường, nhường ghế đợi cho người già, phụ nữ có thai, trẻ em 
- Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi làm mất mĩ quan và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Khi đi dự tiệc, sinh nhật : 
+ Trang phục phải phù hợp, lịch sự
+ Nên đến đúng giờ, không nên để chủ nhân phải đợi.
+ Trong khi dự tiệc, thái độ phải niềm nở, tươi vui, thân thiện, không nói năng, ăn uống xô bồ làm phiền chủ nhân và những người xung quanh
+ Khi bữa tiệc kết thúc, ra về cần bày tỏ sự cảm ơn chủ nhân một cách chân thành. Không nên nói những lời khách sáo, thiếu tự nhiên.
+ Khi đến dự đám cưới : cần ăn mặc đẹp, đi đúng giờ, giao tiếp cởi mở, lịch sự, sử dụng rượu, bia có chừng mực
+ Khi đến đám tang : cần ăn mặc lịch sự, nên chọn gam màu tối. Giao tiếp nhỏ nhẹ, nghiêm trang, kính cẩn. Trong lúc gia chủ bối rối, có thể giúp đỡ như : mời nước hoặc hướng dẫn mọi người đến viếng
Khi đến bệnh viện thăm người ốm
 - Khi đến bệnh viện thăm người ốm, nên mặc quần áo nhã nhặn, không mặc quần áo lôi thôi hoặc quá sặc sỡ kẻo gây khó chịu cho người bệnh. Nên đi nhẹ, nói nhỏ để giữ cho người bệnh được yên tĩnh.
- Có thể tặng hoa, trái cây, bánh kẹo, đường sữahợp tính cách, khẩu vị người bệnh.Trò chuyện thân tình với người bệnh về những chuyện vui, tránh nói chuyện buồn kẻo người bệnh mệt thêm.
- Không nên ở lại quá lâu, chỉ nên thăm người bệnh một lúc rồi ra về để người bệnh nghỉ ngơi. Không nên đến vào giờ nghỉ trưa hoặc quá khuya. Chỉ nên đi từng nhóm nhỏ vài ba người vào thăm, đông người quá sẽ khiến người bệnh mệt mỏi thêm. 
- Nên chào hỏi cả những người bệnh cùng phòng, như vậy họ sẽ cảm thấy được an ủi hơn. 
4.Củng cố
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học
- Giải đáp thắc mắc (nếu có)
5. Dặn dò: - Về nhà học bài. Học hiểu và tự rèn luyện cho mình những thói quen ứng xử thanh lịch, văn minh.
	- Chuẩn bị: bài 3 ứng xử với môi trường tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thanh lich van minh.doc