Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 24, Bài 8: Quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 24, Bài 8: Quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU/OBJECTIVES

1. Năng lực/Cor competence:

- Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.

- Trình bày một số quy định của PL về quyền tự do ngôn luận.

- Sử dụng và thực hiện quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật.

2. Phẩm chất/ Personal qualities: Hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm, trung thực, trách nhiệm

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 24, Bài 8: Quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn/Date of preparation: 9/3/2023
Ngày giảng/Date of teaching: 11/3/2023
UNIT 8 - PREIOD 24
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I. MỤC TIÊU/OBJECTIVES
1. Năng lực/Cor competence: 
- Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận. 
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Trình bày một số quy định của PL về quyền tự do ngôn luận. 
- Sử dụng và thực hiện quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật.
2. Phẩm chất/ Personal qualities: Hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm, trung thực, trách nhiệm
3. Yêu cầu đối với HS giỏi/Requirements with gifted students: 
- Giải thích được thế nào là quyền tự do ngôn luận
- Phê phán, lên án hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm trái pháp luật.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. 
III. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. GV: sách HD học, kế hoạch dạy học, Tình huống 
2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK; 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV đặt một số câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
H: Em hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Kể tên 1 số tín ngưỡng tôn giáo mà em biết.
HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, KL
3. Bài mới
A. HĐ khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS vào bài
H: Em nhận xét về cách giao tiếp ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay. Bản thân em đã thể hiện giao tiếp với thầy cô, bạn bè như thế nào?
HS trả lời-> dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ/TEACHER’ S AND SS’ ACTIVITIES
NỘI DUNG/CONTENTS
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ/TEACHER’ S AND SS’ ACTIVITIES
NỘI DUNG/CONTENTS
B. HĐ hình thành kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là quyền tự do ngôn luận, quy định của PL về quyền tự do ngôn luận.
- HS HĐCN– 2 phút y/c 1a STL/63
- HS chia sẻ, thống nhất
 - GV chốt: 
+ Ngôn luận có nghĩa dùng lời nói(ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ của mình nhằm bàn bạc một vấn đề (luận).
+ Tự do là làm điều đúng, điều mình thích một cách thoải mái, không bị ép buộc hay ngăn cản.
+ Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội.
+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước. 
- Những việc làm thể hiện tự do ngôn luận: C,D,H, K
- HS HĐCN cặp đôi – 2 phút y/c 1b STL/63,64
- HS chia sẻ, thống nhất
- GV nhận xét, khái quát: 
+ Điểm chung của các HĐ trong những bức tranh trên là mọi người tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước. 
+ Các HĐ trên cần sự góp ý của nhiều cá nhân vì đây là vấn đề chung của xã hội, của đất nước.
- HS HĐCN chia sẻ y/c 1.c/64
- GV nhận xét, chốt
- HĐCN4 (7phút) thực hiện y/c 2a STL/64,65,66 chia sẻ, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
( PHT1: + CD thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của PL.
 + PL quy định CD có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin....
 + Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để CD thực hiện quyền tự do ngôn luận.
+ Để sd hiệu quả quyền tự do ngôn luận, CD phải theo quy định của pháp luật. 
 PHT2: Tự do ngôn luận
+ Các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hoá địa phương.
+ Phản ánh trên phương tiện đại chúng về vấn đề tiết kiệm điện, nướcvv.
+ Góp ý xây dựng nông thôn mới
+ Bàn bạc về vấn đề trương học hạnh phúc, TH xanh, sạch đẹp, an toàn.
Tự do ngôn luận trái pháp luật:
+ Đưa tin sai sự thật.
+ Tuyên truyền chống Đảng, chống chế độ.
+ Chia rẽ phá hoại khối đoàn kết dân tộc., nói xấu lãnh tụ.
+ Xuyên tạc công việc đổi mới của đất nước qua một số tờ báovv.
 PHT3: HS chia sẻ cá nhân
(?) Bản thân, gia đình, địa phương có việc làm gì thể hiện quyền tự do ngôn luận?
+ Bầy tỏ ý kiến cá nhân .
+ Trình bày nguyện vọng.
+ Nhờ giải đáp thắc mắc.
+ Học tập nâng cao ý thức văn hoá...vv.
- HS HĐCN chia sẻ y/c 2.b/67
- GV nhận xét, chốt
+ CD thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng viết thư, gọi điện, hỏi đáp trực tiếp....
- HĐCN (7phút) thực hiện y/c STL/67
chia sẻ.
- GV nhận xét, khái quát.
H: HS phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận?
- GV: Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật phát huy quyền làm chủ của công dân nói chung và học sinh nói riêng mỗi chúng ta phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa – xã hội, tìm hiểu nắm vững pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp ý kiến có giá trị tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội.
? Vậy là HS em thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào?
HS : Trả lời
- Trong lớp : Phát biểu ý kiến xây dựng bài, thạm gia đóng góp ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp
C/ Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS
- HS HĐCN chia sẻ y/c BT 
- GV nhận xét, chốt
- HS HĐCN chia sẻ y/c BT 
- GV nhận xét, chốt
II. Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận
- Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận.
- Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí.
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.
- Phải theo quy định của pháp luật để phát huy quyền làm chủ của công dân góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.
3. Trách nhiệm của công dân, HS trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. 
- Bày tỏ ý kiến cá nhân
- Trình bài nguyện vọng
- Không nghe, đọc những tin tức trái pháp luật
- Tiếp nhận thông tin báo, đài, tham gia đóng góp ý kiến
- Tìm hiểu hiến pháp và pháp luật
- Học tập nâng cao ý thức văn hóa
4. Bài tập
Bài tập 3: Bày tỏ/69
- Mặt cười: 1,3
- Mặt mếu: 2,4
Bài tập thêm: Nêu ý nghĩa của các câu:
Ăn không nói có; Ném đá giấu tay; - Nói có sách, mách có chứng.
- Ăn không nói có: Những lời nói bịa đặt, vu khống nhằm nói xấu, hãm hại người khác.
- Ném đá giấu tay: Nói đến những người làm điều xấu, điều ác mà giấu mặt, cố tỏ ra không liên quan gì đến hậu quả đã gây ra.
- Nói có sách, mách có chứng: nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được.
4. Củng cố: 2’
	H: Qua bài này chúng ta cần ghi nhớ nội dung, kiến thức gì?
5. HDHB: 3’
- Bài cũ: Hiểu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.
- Bài mới: Ôn lại các đơn vị kiến thức để kiểm tra giữa học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_24_bai_8_quyen_tu_do_ng.docx