Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 24 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 24 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Tiết 24. Bài 17.

NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân , do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí

2. Thái độ:

Hình thành và nâng cao cho HS ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

3. Kỹ năng:

Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

I. Nội dung:

Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 24 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14 – 02 - 2012
Tiết 24. Bài 17.
NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS hiểu tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân , do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí
2. Thái độ:
Hình thành và nâng cao cho HS ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
3. Kỹ năng:
Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Nội dung:
Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Dũng cảm đấu tranh ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
III. Tài liệu và phương tiện:
Hiếp pháp 1992, Luật Dân sự, Luật Hình sự
Câu chuyện về những tấm gương anh dũng đấu tranh bảo vệ tài sản nhà nước.
IV. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
HS trường TQT lao động đào mương giúp địa phương. Hai bạn Quý và Hùng đào được một hộp sắt, trong đó có những động tiền vàng. Hai bạn đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của các bạn và cô giáo chủ nhiệm
Số tiền vàng ấy thuộc quyền sở hữu của ai? Được sử dụng ntn? Việc làm của hai bạn Quý và Hùng đúng hay sai? Nếu là em em sẽ làm gì?
Giới thiệu bài:
Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy nhà nước và công dân cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1.
 HS đọc tình huống phần đặt vấn đề
? Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và bạn Lan giải thích đúng hay sai? 
Ở trường hợp của Lan em sẽ xử lý ntn?
GV nhận xét kết luận
? Theo em rừng mang lại lợi ích cho ai?
? Qua tình huống trên, chúng ta rút ra bài học gì?
? Vậy tài sản nhà nước là gì? Trách nhiệm của chúng ta ra sao?
Hoạt động 2.
Ở địa phương em có những tài sản Nhà nước nào mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người?
GV:Tổ chức cho HS chia nhóm thảo luận.
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng.
GV: Nhận xét ý kiến các nhóm.
Sau khi HS nêu ví dụ. GV cho cả lớp nghe điều 17 của Hiến pháp năm 1992 đối chiếu với ý kiến của HS.
GV:Cho đọc điều 78 HP năm 1992 
GV: Củng cố phần này bằng một bài tập xử lí tình huống.
GV: Nhận xét, giải đáp.
Hoạt động 3. Tìm hiểu NDBH.
GV: Đàm thoại giúp HS hiểu được khái niệm tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng. Tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển đất nước.
1/ Tài sản nhà nước bao gồm những loại gì? Tài sản của nhà nước thì thuộc quyền sở hữu của ai?
2/ Khai thác các quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ nhân dân thì được gọi là gì?
3/Tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng có tầm quan trọng như thế nào?
Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
Nhà nước làm cách nào để quản lí tài sản chung?
Công dân HS cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.(Thực hành qua bài tập)
 Em đồng ý với ý kiến nào khi nói về trách nhiệm của HS. 
- Điện nước của nhà trường thì không cần tiết kiệm.
- Họp lớp bàn về tài sản là không cần thiết.
- Vứt rác sang lớp bạn, xuống sân trường là vi phạm.
- Tham gia tốt các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đi tham quan phải biết bảo vệ di sản văn hoá.
-Giúp đỡ các chú kiểm lâm bảo vệ rừng.
- Báo cáo thầy, cô về hành vi vẽ, viết, ngồi lên bàn.
GV: Kết luận và chuyển ý.
GV:Giải đáp và đưa ra một số ví dụ minh hoạ.
GV:Chốt lại ý kiến của HS
I. Đặt vấn đề:
1, Tình huống SGK.
- Lan đúng vì rừng là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho kiểm lâm và UBND quản lí vì các cơ quan này có trách nhiệm xử lý.
- Cách xử lí: Báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất để có biện pháp xử lí.
- Lợi ích của rừng dành cho tất cả mọi người vì nó giúp bảo vệ môi trường, chống thiên tai, tạo bầu không khí trong lành cho trái đất
- Bài học: Cần biết tôn trọng và bảo về tài sản chung của nhà nước.
2, Tìm hiểu tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở địa phương.
TS nhà nước
Lợi ích cơng cộng
- Đất đai.
- Rừng núi.
- Sơng hồ, nguồn nước.
- TN trong lịng đất...
- Vốn và các tài sản khác do NN đầu tư vào các lĩnh vực....
- Đường sá.
- Cầu cống.
- Bệnh viện.
- Trường học.
- Cơng viên.
- Nhà văn hố.
- Khu du lịch...
- Trạm bơm
- đường dây điện
- Biển báo gt
II. Nội dung bài học:
1. Tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng:
- Tài sản nhà nước: là tất cả những tài sản mà HP và PL quy định là của nhà nước, thuộc sở hữu tồn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
VD: 
- Lợi ích cơng cộng: là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
- Tầm quan trọng của tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng: Tài sản NN và lợi ích cơng cộng là cơ sở vật chất của XH để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. Nghĩa vụ của cơng dân
- Phải tơn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích cơng cộng.
- Khơng được xâm phạm TSNN.
- Khi được nhà nước giao nhiệm vụ quản lí, sử dụng thì phải bảo quản, giữ gìn khơng được tham ơ, lãng phí.
- HS: Nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy của trường, lớp, nơi ở.
Giúp các cơ quan bảo vệ tài sản nhà nước.
3, Trách nhiệm của nhà nước:
-, Thực hiện quản lí tài sản bằng hệ thống luật pháp.
- Tuyên truyền, giáo dục mọi cơng dan thực hiện nghĩa vụ của mình
4, Trách nhiệm của học sinh.
III, Bài tập.
Bài 1: Các bạn Hs lớp 8B không có ý thức trách nhiệm đối với tài sản chung..
Bài 2: 
a, - ông Tám đúng: Giữ gìn , bảo quản tài sản chung..
- Sai: Lợi dụng tài sản chung vào việc kiếm lợi riêng.. 
4/CỦNG CỐ:
1/ Nhà nước quản lí tài sản và lợi ích công cộng theo phương thức nào?
2/ Các tài sản của nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức quản lí, sử dụng, thì nhà nước quản lí bằng cách nào?
3/ Các công trình phúc lợi được quản lí như thế nào?
5 / Hướng dẫn học tập: 
Học bài, làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị trước bài Quyền khiếu nại tố cáo của công dân
Phân biệt khiếu nại, tố cáo	
Sưu tầm tranh ảnh, truyện kể , bài báo liên quan đến nội dung bài học
Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại tố cáo.
. Trách nhiệm của nhà nước, công dân.
 ***************************************
Kiểm tra ngày. tháng . năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17 Ton trong bao ve tai san nha nuoc.doc