Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 21, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 21, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Hiểu được thế nào là tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH. Xác định được các loại hình HĐXH.

2. Phẩm chất: Biết hợp tác và khẳng định bản thân bằng việc tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH.

3. Yêu cầu đối với HS khá, giỏi

Giải thích được ý nghĩa của HĐXH.

- Tích hợp ANQP: lấy VD về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; KNS.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 21, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/2/2023 
Ngày giảng: 15/2/2023
Unit 8 – Period 21
THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ( tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Hiểu được thế nào là tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH. Xác định được các loại hình HĐXH.
2. Phẩm chất: Biết hợp tác và khẳng định bản thân bằng việc tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH.
3. Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
Giải thích được ý nghĩa của HĐXH. 
- Tích hợp ANQP: lấy VD về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; KNS.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. 
III. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Giáo viên 
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, hình ảnh, câu chuyện về tích cực tham gia hoạt động TT&HĐXH.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV đặt một số câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
H: Theo em năng động tự giác, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ.
TL: Gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng cuéc sèng cña mçi c¸ nh©n, gia ®×nh vµ x· héi.
3. Bài mới:	 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu: Phát huy khả năng của HS
GV đưa ra tình huống: 
Trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề “ Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” nảy sinh hai quan niệm:
- Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ, không cần phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần thiết nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
H: Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao?
H: Hãy kể những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội em thường tham gia ở trường?
HS chia sẻ
GV: Bước đầu có những hiểu biết về hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
B. HĐ hình thành kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là HĐTT, HĐXH
- Mục 1.a: GV cho HS đọc dẫn chứng “Câu lạc bộ xanh”
HĐCĐ – 5p trả lời câu hỏi mục 1.a
- Gọi đại diện 1HS cáo kết quả và chia sẻ với cả lớp-> GVNX, bổ sung
(“Câu lạc bộ xanh” là câu lạc bộ của trường THCS Phạm Văn Đồng được thành lập nhằm rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh
- Hình thức: 
+ Thực hiện các HĐ nhặt rác, trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan xung quanh trường
+ Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về thiên nhiên, thi tìm hiểu về các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, tổ chức hoạt động tham quan về môi trường)
Mục 1.b:
HĐ cặp đôi trả lời câu hỏi mục 1.b
HS trao đổi, trình bày, chia sẻ
GVNX, bổ sung trên máy chiếu
(Tranh 1: Là các em học sinh đang nhổ cỏ, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ để ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho nền độc lập nước nhà; 
Tranh 2: Làm công trình thuỷ lợi giúp cho bà con nông dân có được nguồn nước thuận lợi phục vụ cho sản suất
Tranh 3: thăm hỏi gia đình có công với cách mạng.
 Tranh 4: hiến máu nhân đạo; 
Tranh 5: dọn vệ sinh môi trường; 
Tranh 6: ủng hộ, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn)
 Tất cả 6 bức tranh đều là hoạt động xã hội vì đều là những hoạt động chung do tập thể lớp, nhà trường hoạt các đoàn thể xã hội tổ chức nhằm thức đẩy sự phát triển của xã hội.
- GV chiếu side 3: Một số hình ảnh về hoạt động xã hội-> Yêu cầu HS quan sát
H. Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Kể tên một số loại hình hoạt động xã hội mà em biết?
- HS trình bày, chia sẻ
- GVNX,KL
Tích hợp: ANQP
H. Kể một số hoạt động tập thể, HĐ xã hội ở trường, lớp, ở địa phương em?
HĐ2. Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của HĐTT&HĐXH
GV tổ chức cho HSHĐN(4’) bằng phiếu học tập mục 2.a
Tham gia hoạt động tập thể, HĐ xã hội
Không tham gia HĐ tập thể, HĐ xã hội
- HS trình bày, chia sẻ trên máy chiếu hắt
- GVNX,bổ sung trên máy chiếu 
Hoạt động cá nhân mục 2.b ->chia sẻ trước lớp quan điểm của mình 
- GV chốt về ý nghĩa của hoạt động xã hội.
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức, HS vận dung KT làm bài tập.
 - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn thực hiện theo nhóm luận phiên nhau điền tên các tổ chức xã hội và các chương trình hoạt động xã hội trong thời gian 3p. Nếu nhóm nào viết được nhiều tên thì nhóm đó thắng 
1. Thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Hoạt động tập thể, HĐ xã hội là những hoạt động chung do tập thể lớp, nhà trường, hoạt động của các đoàn thể xã hội tổ chức nhằm thức đẩy sự phát triển của xã hội.
- Các loại hình hoạt động xã hội:
+ Học tập văn hóa 
+ Tham gia sản xuất của cải vật chất 
+ Hoạt động từ thiện, nhân đạo
+ Hoạt động đoàn - đội
+ Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 
+ Tham gia chống tệ nạn xã hội 
+ Các câu lạc bộ
2. Ý nghĩa của hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
Tham gia các hoạt động xã hội là cơ hội, điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện và phát triển khả năng, đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
II. Luyện tập
1. Bài 1
* Các tổ chức xã hội
- Tổ chức trính trị
- Tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp
- Tổ chức tự quản 
- Tổ chức khác.
* Các chương trình hoạt động xã hội
- Hoạt động từ thiện 
- Hoạt động đoàn - đội
- Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội 
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 
- Hoạt động nhân đạo 
- Tham gia chống tệ nạn xã hội 
- Câu lạc bộ người cao tuổi 
4. Củng cố: 2’
	HS tự đánh giá, khái quát lại kiến thức tiết học.
	GV nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cho HS.
5. HDHB: 3’
- Bài cũ: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa
- Bài mới: Đọc và trả lời câu mục 3 bài tích cực tham gia các HĐTTXH.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_21_bai_8_tham_gia_hoat.docx