Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 19 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (t1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 19 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (t1)

BÀI 13: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI. (T1)

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội.

 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

 3. Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tệ nạn xã hội.

- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.

III. Hoạt động dạy học.

 1. Kiểm diện sĩ số: 8a 8b

 2. Kiểm tra bài mới cũ. Giới thiệu chương trình học kì II.

 3. Bài mới.* Giới thiệu bài. HS quan sát 1 số hình ảnh (đánh bài, chích ma tuý, đua xe, mại dâm. -> những hình ảnh trên nói lên nội dung gì? HS trả lời-GV dẫn dắt vào bài.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 19 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19	NS: 27/12/2014
	ND: 29/12/2014
BÀI 13: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI. (T1)
I. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội.
 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
 3. Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tệ nạn xã hội.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.
III. Hoạt động dạy học.
 1. Kiểm diện sĩ số: 8a	8b	
 2. Kiểm tra bài mới cũ. Giới thiệu chương trình học kì II.
 3. Bài mới.* Giới thiệu bài. HS quan sát 1 số hình ảnh (đánh bài, chích ma tuý, đua xe, mại dâm.. -> những hình ảnh trên nói lên nội dung gì? HS trả lời-GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
- HS sắm vai tình huống 1 SGK. GV : chia lớp 3 nhóm thảo luận (3’) 
+ Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu các bạn trong lớp em cũng chơi như vậy?
=> Hết thời gian đại diện các nhóm lên trả lời các hỏi – các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc tình huống 2 SGK. Thảo luận nhóm (3’)
+ Theo em, P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì? Họ sẽ bị xử ntn?
=> Hết thời gian đại diện các nhóm lên trả lời các hỏi – các nhóm khác bổ sung.
- GV: Chốt ý đúng, trình chiếu giới thiệu cho HS nắm Điều 200, trong bộ luật hình sự năm 1999.
- HS theo dõi.
- GV: khẳng định vi phạm pháp luật của bà Tâm, P, H..
+ Thái độ của em đối với các nhân vật trong mục đặt vấn đề như thế nào?
- GV chốt, giáo dục HS biết đồng tình, ủng hộ bạn An và phê phán hành vi của bà Tâm, P, H. 
-> HS tiếp tục quan sát 1 số hình ảnh về tệ nạn xã hội -> em có suy nghĩ gì khi quan sát hình ảnh trên?
+ Theo em tệ nạn xã hội là gì?
- GV: Chốt ý đúng và ghi bảng
+ Kể các tệ nạn xã hội ở địa phương em, tệ nạn mà em biết? Trong những tệ nạn đó, tệ nạn nào nguy hiểm nhất?
+ Em hiểu gì về tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm?
- HS trả lời theo sự hiểu.- GV chốt, giải thích 
Môn địa
- Tổ 3 trình bày sự chuẩn bị ở nhà về số liệu tệ nạn XH qua các năm
+ Qua sơ đồ em nêu nhận xét của mình? ( trên máy chiếu)
+ Với dân số khoảng 90 triệu người mà tỉ lệ sa vào các tệ nạn xã hội lên đến 40% thì có ảnh hưởng gì sự phát triển của Việt Nam?
Môn sinh: thực vật. 
=> nguồn gốc ma tuý + Em hiểu thế nào là thực vật?
+ Những cây nào mà sản phản của nó không thể thiếu đối với sự tồn tại của con người?
+ Những loại cây nào gây nghiện? ( trên máy chiếu)
Môn hóa:
 + Từ cây thực vật gây nghiện nhờ quá trình nào tạo ra thuốc lắc, bột, nước..? ( trên máy chiếu)
- GV: trong y học được sử dụng thuốc có chứa chất gây nghiện nhằm giảm đau, gây mê...-> theo qui định của nhà nước
- HS trình bày sự chuẩn bị ở nhà: Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội ra sao? 
- GV chốt ý đúng và lấy dẫn chứng, hình ảnh minh hoạ..-> ghi bảng
Môn sử
 + Ngược dòng lịch sử, bạn nào cho cô biết truyền thống đạo đức của con người Việt Nam làn gì?
+ Vậy khi sa vào các tệ nạn xã hội truyền thống đạo đức đó ntn?
+ Những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Nguyên nhân nào là chính? ( trên máy chiếu)
+ là HS, qua bài học hôm nay em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- GV: liên hệ thực tế. giáo dục HS sống lành mạnh, biết cách phòng và tranh các tệ nạn xã hội. ( trên máy chiếu)
- HS: Trả lời theo ý hiểu.
- GV: Chốt ý đúng và khuyến kích em tích cực học tập, lao động, tham gia các hoạt động của Đội, nhà trường, địa phương tổ chức.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Có, vì đánh bạc bằng tiền là vi phạm pháp luật, vi phạm nội qui của nhà trường. Nếu lớp em có bạn chơi em sẽ ngăn cản
- P, H vi phạm pháp luật, nghiện hút. Bà Tâm vi phạm pháp luật vì tội bán ma túy..Họ sẽ bị xử lí theo pháp luật.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ: cờ bạc, ma túy, mại dâm
2. - Tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội như: ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thối giống nòi dân tộc
III. LUYỆN TẬP.
 4. Củng cố. - Củng cố bài bằng sơ đồ tư duy.
- HS thảo luận Bài tập 4 (3’) (đèn chiếu) + HS trả lời. + GV chốt ý đúng. 
- Trò chơi: giải ô chữ.
5. Đánh giá. 
- Tệ nạn xã hội là gì? Lấy ví dụ? - Kể tên hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội?
- Những nguyên nhân nào khiến con người sa vào các tệ nạn xã hội? Nguyên nhân nào chính?
6. Hoạt động nối tiếp.
- Về nhàhọc bài theo vở ghi và hoàn thành bài tập 1, 2, 4 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau.
	- Xem trước nội dung bài học 3, 4. - Tổ 3 sắm vai bài tập 3
- Nắm các qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
	- Tham khảo bộ luật hình sự về phòng, chống ma tuý.
	- Sáng tác thơ hoặc viết bài tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội.
	- liên hệ bản thân về thực hiện các qui định của pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội.
7. Rút kinh nghiệm.
.	..
..
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Phong chong te nan xa hoi.doc