Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2008-2009

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2008-2009

VI. Yêu cầu :

- Về kiến thức HS phải nắm vững những kiến thức đã học và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Về kĩ năng và thái độ : có ý thức thực hành và làm đúng theo đạo đức con người và những quy định của pháp luật.

VII. Đồ dùng dạy và thực hành:

Các tranh vễ về thực tế về thái độ cư xử của con người thể hiện đạo đức.

Các bộ luật về vi phạm pháp luật, và xử lí vi phạm.

VIII. Nội dung thực hành:

5. Về kiến thức đã học: “ Từ bài 12 công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em . đến bài 18 quyền bảo đảm bí mật thư tín điện thoại điện tín”. (GV và HS đàm thoại)

6. Các hành vi vi phạm về đạo đức sẽ bị xã hội và người đời lên án như thế nào? (Săm vai )

7. Nêu các tấm gương người tốt việc tốt. (HS kể )

IX. Cách thực hành:

Bước 1: HS ôn lại kiến thức đã học.

Bước 2: Đóng vai các điều luật ở SGK.

 

doc 70 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình học kì I
Tuần 1, tiết 1.
Ngày soạn: 25/8/2008.
Ngày dạy: 
Tên bài: Bài 1 TỰ CHĂM SÓC, 
 RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I.Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
2. Thái độ: Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân.
3. Kĩ năng:
- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong thào thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy và học:
Giáo án, SGK, SGV, tranh thể dục thể thao, Giấy, bút.
Bài tập, tình huống, ca dao tục ngữ
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( Ôn kiến thức xã hội)
Đạo đức là gì?
Làm thế nào để trở thành 1 HS có đạo đức tốt?
Bài mới: giới thiệu bài.
Cha ông ta nói: “Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì điều ước đầu tiên của con người là sức khỏe
-Để hiểu sức khỏe nói chung và tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cá nhân nói riêng. Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Truyện đọc:
II.Nội dung:
Sức khỏe có ý nghĩa như thế nào?
-Sức khỏe là vốn quý của con người.
-Sức khỏe tốt giúp cho chúng ta học tập tôt, lao động có hiệu quả, năng suất cao; cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái, yêu đời.
2. Rèn luyện sức khỏe như thế nào?
-Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng( chú ý an toàn thực phẩm)
-Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.
-Phòng bệnh hơn chửa bệnh.
-Khi mắt bệnh tích cực chửa bệnh cho khỏi bệnh.
III. Bài tập:
- Cho HS đọc truyện
- Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua?
2.Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
3. Sức khỏe có cần cho mỗi người hay không?
Ví dụ: Em đã tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe như thế nào?
Cho HS thảo luận theo chủ đề sau:
1.Chủ đề sức khỏe đối với học tập.
2.Chủ đề sức khỏe đối với lao động.
3.Chủ đề sức khỏe với vui chơi giải trí.
GV: Bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khỏe.
-Nếu sức khỏe không tốt ngồi học sẽ uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không học bài dẫn đến kết quả kém.
-Trong công việc mà sức khỏe không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ việc gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm đi.
-Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.
*Tổ chức HS Sắm vai:
Tình huống: “1 HS dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghỉ học để xuống phòng y tế”.
* Em hãy nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu? Nếu bị dụ dổ hút chích hê rô in, em phải làm thế nào?
- HS A đọc truyện.
- Mùa hè này Minh được tập bơi và biết bơi.
-Minh được thấy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập TT.
-Con người có sức khỏe thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi giải trí
- Sức khỏe tốt học tập tích cực và đạt kết quả cao
- Sức khỏe tốt sẽ lao động có năng suất cao và hiệu quả sẽ dược nâng cao
- Sức khỏe tốt sẽ vui chơi được thoải mái vô tư, tinh thần sản khoái
HS A: Dáng gầy, yếu, mệt
Trả lời:
Thuốc lá, rượu là:...
Nếu bị dụ dổ sẽ suy nghĩ kỉ trước khi hành động và từ chối thẳng không nên nghe lời họ
4.Củng cố: Em hãy cho biết ý kiến đúng?
 a. Bố meï sáng nào cũng tập thể dục.(đ)
 b. Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.(s)
 c. Tuấn thích mùa đông vì ích phải tắm.(s)
 d. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám.(s)
 đ. Mẹ thường xuyên đưa em đi khám sức khỏe.(đ)
5. dặn dò: Bài tập về nhà b, d SGK tr5.
 Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khỏe.
 Học bài và chuẩn bị bài 2 (Siêng năng kiên trì)
*Tục ngữ
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Càng già, càng dẻo, càng dai.
- Cơm không rau như đau không thuốc.
- Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung.
Ngày thế giới phòng chống thuốc lá: 31/5.
Ngày thế giới vì sức khỏe: 7/4.
Việt Nam: Hội nghị tăng cường sức khỏe: 18/2/1998.
 ------------------------------------
Tuần 2, 3 tiết 2, 3.
Ngày soạn: 28/8/2008.
Ngày dạy: 
Tên bài: Bài 2 SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: HS hiểu được
- Thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3. Kĩ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
II. Đồ dùng dạy và học:
Giáo án, SGK, SGV, tranh, truyện, tình huống, bài tập.
Giấy, bút
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 1 phút.
 Kiểm tra bài cũ:
Sức khỏe là gì? Em hãy kể 1 việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân ?
Trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao của ẻm?
Bài mới:
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tìm hiểu bài:
-Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
II.Nội dung
1.Thế nào là siêng năng kiên trì?
- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
-Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
2. Biểu hiện:
-SN-KT trong học tập.
- SN-KT trong lao động.
-SN-KT trong hoạt động xã hội khác
* Biểu hiện trái với siêng năng kiên trì:
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả.
- Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản.
3. Ý nghĩa:
 Siêng năng kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
III. Bài tập:
- Gọi 1-2 HS đọc truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ:
- Các em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
2. Bác Hồ đã tự học như thế nào?
3. Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
4. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
* Em hãy kể tên các danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng kiên trì mà thành công trong sự nghiệp ?
- Người siêng năng là người như thế nào?
- Người không SN-KT là người như thế nào?
- Trước khi kết thúc tiết 1 cho HS ghi nội dung 1 thế nào là siêng năng kiên trì?
-HS: A, B đọc chuyện.
- Bác Hồ biết những thứ tiếng như: Đức, Ý, Nhật, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốckhi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
- Bác vừa học vừa làm.
- Bác học trong 2 giờ đêm.
- Bác viết 10 từ mới vào tay.
- Học ngoài vườn hoa.
- Cùng giáo sư người Ý.
- Tra tự điển.
- Khó khăn của Bác là: bác không được học ở trường lớp, Bác phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 đến 18 giờ trong 1 ngày, tuổi của Bác lại cao.
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì, đức tính siêng năng của Bác đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
- Một số ví dụ: 
1. Nhà bác học Lê Quý Đôn.
2. Bác sĩ Tôn Thất Tùng.
3. Giáo sư Lương Đình Của.
4. Nhà bác học Niu Tơn
* Người siêng năng là:
- Yêu lao động, miệt mài trong công việc, luôn hoàn thành nhiệm vụ, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt.
- Ngại khó, khổ, mau chán nản.
HS trả bài.
N1: Học tập.
-Chăm chỉ làm bài.
-Bài khó không nản chí.
-Tự giác học tập.
N2: Lao động.
-Chăm chỉ làm việc.
-Tìm tòi sáng tạo.
-Không bỏ dở công việc.
-Miệt mài với công việc.
N3: Hoạt động khác.
-Kiên trì luyện tập TDTT.
-Bảo vệ môi trường.
-Tình nguyện xóa đói, mù chữ..
- Tay làm hàm nhai.
- Siêng làm thì có.
- Miệng nói tay làm.
- Có côngnên kim.
- Cần cù bù khả năng.
* Ý nghĩa: (HS ghi bài)
- Ví dụ: Về sự thành đạt.
+ HS giỏi.
+Làm kinh tế VAC.
Đúng
Sai
-Đóng vai
HS kể chuyện
- Kiểm tra kiến thức cũ.
. Người siêng năng là người như thế nào? 
.Nêu 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì?
- Tiếp thu kiến thức mới.
. Hình thức thảo luận nhóm
- N1: Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
- N2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động?
- N3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác?
- Tìm những câu ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì?
- Từ đó em thấy siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ?
+ Hãy điền Đ tương ứng câu đúng, S câu sai?
Hành vi
- Cần cù chịu khó.
- Lười biến, ỷ lại.
- Tự giác làm việc.
- Việc hôn nay để mai hãy làm.
- Uể oải, chểnh mảng.
- Cẩu thả, hời hợt.
- Đùn đẩy, trốn trách.
- Chọn 4 đến 5 hs đóng vai tiểu phẩm:
1. Siêng năng, kiên trì.
2. Không siêng năng, kiên trì.
- Giải bài tập:
a. Đánh dấu ( x ) vào ô trống thể hiện siêng năng, kiên trì?
1. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
2. Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập.
3. Gặp bài tập khó Nam không làm.
4. Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật.
5. Hùng tự giác nhặc rác trong lớp.
b. Trong những câu tục ngữ sau câu nào thể hiện sự siêng năng, kiên trì?
1. Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.
2. Đổ mồ hôi sôi nước mắt.
3. Liệu cơm gắp mắm.
4. Chân lắm tay bùn.
5. Cầy sâu cuốc bẩm.
c. Kể những việc làm em đã từng thể hiện siêng năng, kiên trì?
Củng cố: 
Phiếu điều tra nhanh.
Biểu hiện
Siêng năng, kiên trì
Có
Không
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới.
Giúp mẹ.
Chăm sóc em
Tập TDTT.
Dặn dò: Làm bài tập SGK
 Sưu tầm tục ngữ
 Học bài và chuẩn bị bài 3 (Tiết kiệm)
 --------------------------
Tuần 4, Tiết 4.
Ngày soạn: 10/9/2008.
Ngày dạy:
Tên bài: Bài 3 TIẾT KIỆM
Yêu cầu:
Kiến thức: Giúp HS hiểu.
Thế nào là tiết kiệm. Biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
Thái độ:
Quý trọng người tiết kiệm, giản dị.
Ghét sống xa hoa lãng phí.
Kĩ năng:
Có thể tự đánh giá được mình đã có ý thức và thực hành tiết kiệm chưa.
Thực hiện TK chỉ tiêu, thời gian, công sức của cá nhân gia đình và xã hội.
Đồ dùng dạy và học:
Giáo án, SGK, SGV, chuyện, gương người TK.
Giấy, bút, ca dao, tục ngữ
Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 1 phút.
Kiểm tra bài cũ:
Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?
Nhận xét phiếu tự đánh giá củ HS?
Bài mới:
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tìm hiểu bài:
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình.
- Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm.
II.Nội dung:
1.Thế nào là tiết kiệm?
- Tiết kiệm là biết sử dụng 1 cách đúng mức, hợp lí của cải, vật chât, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Biểu hiện:
 Tiết kiệm là biết quý trọng kết quả lao động của người khác.
Ý nghĩa:
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình, gia đình và xã hội.
- Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho mình, gia đình và xã hội.
4. HS rèn luyện và thực hành tiết kiệm:
III. Bài tập:
- Gọi HS đọc truyện.
- Trả lời câu hỏi.
1. Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
2. Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền?
3. Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
4. Phân tích diễn biến của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
5. Suy nghĩ của Hà thế ... chổ ở của công dân được quy định trong HP của nhà nước.
Thái độ: Có ý thức tôn trọng chổ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chổ ở của mình củng như chổ ở của người khác.
Kĩ năng: Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chổ ở của công dân, Biết bảo vệ chổ ở của mình và k xâm phạm chổ ở của người khác, Biết phê phán tố cáo những ai làm trái PL xâm phạm đến chổ ở của người khác.
Đồ dùng dạy và học:
Giáo án, SGK, SGV, HP 1992, luật hình sự 1999,....
Luật tố tụng hình sự 1998, tranh ,. Giấy, bút...
Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 1 phút.
Kiểm tra bài cũ:
PL nước ta quy định như thế nào về quyền được bảo vệ về tính mạng...?
Nêu ví dụ về vi phạm quyền này?
Khi có hành vi vi phạm đó em sẽ làm gì?
Bài mới:
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tình huống:
II. Nội dung:
1. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân:
 Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân là 1 trong những quyền cơ bản của công dân.
2. Quyền của công dân:
 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chổ ở:
- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chổ ở không ai tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
3. Ý thức của công dân:
 Chúng ta phải biết tôn trọng chổ ở của người khác, phải biết tự bảo vệ chổ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phậm đến chổ ở của người khác. 
III. Bài tập:
- Gợi ý thảo luận.
1. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa?
2. Trước sự việc xảy ra như vậy bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
3. Theo em bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai, vì sao?
KL: Hành động bà Hòa xông vào khám nhà T là sai, là vi phạm PL.
GV: giới thiệu điều 73 - HP 1992.
- Theo em bà Hòa nên làm thế nào để xác định nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của người khác?
GV: Giới thiệu điều 124 Bộ luật hình sự 1999.(bảng phụ STK tr 129)
- khai thác nội dung.
1. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân là gì?
2. Những hành vi như thế nào là vi phạm PL về chổ ở của công dân?
3. Người vi phạm quyền bất khaam phạm về chổ ở của công dân sẽ bị PL xử lí như thế nào?
4. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
* Tổ chức trò chơi đóng vai nhằm hình thành cho HS thái độ và kĩ năng bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của mình và tôn trọng chổ ở của người khác.
- TH 1: Bố mẹ đi vắng em ở nhà 1 mình đang học bài có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong TH này?
- TH 2: Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là 1 cái gì đó bị cháy, em sẽ làm gì?
GV: chia lớp 4 nhóm.
N1+2: thực hiện TH 1
N3+4 .................TH 2.
- cho HS làm bài tập SGK.
- 2 HS đọc.
- Gia đình bà Hòa:
+ Mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng vàng.
+Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T lất trộm.
+ Bà Hòa chửi đốnguoots ngày.
+ Mất quạt bàn, bà Hòa nghĩ nhà T lấy chiếc quạt.
+Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào khám.
- HS tranh luận:
+ Bà Hòa cứ xông vào lục lọi, khám xét nhà T.
+ Bà Hòa đi báo chính quyền đianj phương.
+ Bà Hòa bỏ về chịu mất quạt.
+ Bà Hòa không được vào khám xét nhà T.
+ Chỉ ở trường hợp thứ 2 bà Hòa mới có quyền khám nhà T.
Bảng phụ.(HS xem điều luật)
-Bà nên:
+ Quan sát và theo dõi.
+Cần báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp.
+K được tự ý vào lục lọi khám xét nhà người khác.
+ Vì làm như vậy là vi phạm PL.
- HS xem bảng phụ
HS thảo luận và rút ra nội dung ghi vào vỡ.
Các nhóm thảo luận và phan vai viết kịch bản.
Lần lượt các nhóm thực hiện, trao đổi và tranh luận để tìm ra nhóm đóng vai hay nhất.
N1+2 thực hiện.
N3+4 thực hiện.
Cả lớp tranh luận nhận xét và bình phẩm nhóm hay nhất.
Củng cố: Gọi HS nhắc lại kiến thức vừa học.
Dặn dò: làm bài tập còn lại SGk.
 Xem trước bài 18( Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín)
Tuần 31,32, tiết 31,32.
Ngày soạn: 13/3/2009.
Tên bài: Bài 18 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN 
 VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.
Yêu cầu:
Kiến thức: HS hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện tín và điện thoại của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta.
Thái độ: HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín.
Kĩ năng: HS biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoauj, điện tín.
 Biết phê phán tố cáo những ai làm trái Pl, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
Đồ dùng dạy và học:
Giáo án, SGK, SGV, các TH, ....
HP 1992 điều 73, bộ luật hình sự và luật tố tụng
Giấy Ao, bút...
Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: 
Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân là gì?
Nêu 1 vài hành vi vi phạm về chổ ở của công dân?
Em sẽ làm gì trong trường hợp sau:
+ Đến nhà bạn mượn truyện nhưng bạn không có nhà.
+ Quần áo nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm, em muốn sang lấy về nhưng nhà họ không coái ở nhà.
+ 
Bài mới : giới thiệu nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?
HS tranh luận.
Vậy: Quyền được bảo đảm bí mật an toàn thư tín điện thoại điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta, những quyền đó là gì? nó như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Tg
Nội dung
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
I. Tình huống.
II. Nội dung:
1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân?
 - Đây là 1 trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp 1992.tại điều 73
 - Có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mỡ thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
2. Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín điện tín, điện thoại?
 Đó là:
- Đọc trộm thư của người khác. 
- Thu giữ thư tín, điện tín của người khác.
- Nghe trộm điện thoại của người khác.
- Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người nghe.
III. Bài tập:
Khai thác tình huống.
1. Theo em Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền k? Vì sao?
2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc thư xong, dán lại rồi mới đưa cho Hiền k?
3. Nếu là Loan em sẽ làm thế nào?
+ Giới thiệu điều 73- 125(bộ luật hình sự) HP 1992
1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân?
2. Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín điện tín, điện thoại?
3. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật ... sẽ bị PL xử lí như thế nào?
4. Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
Bài tập: Em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau?
1. Nhặt được thư của người khác.
2. Bố mẹ hoặc anh chị đọc thư của em mà k hỏi ý kiến của em.
3. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để khỏi thất lạc thư, điện bào.
4. Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật kí cuae em thì em sẽ làm gì.
+ Phượng k được đọc thư của Hiền, 
+ Vì: đó k phải là thư gửi cho Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu k được sự đồng ý của Hiền thì k được đọc.
+ Không , bời vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền bí mật, an toàn thư tín...
+ Nếu là Loan em sẽ:
- Giải thích để Phượng hiểu k được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý.
- Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín...
Bảng phụ điều 73 và 125
HS tự rút ra bài học
HS tự rút ra bài học
 - Bị xử lí kỉ luật hoặc phạt hành chính.
- Nếu còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ 1 năm.
- Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy.
- Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm PL.
- Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy cô giáo, hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu.
- Nhóm 1: trả lời câu 1.
- Nhóm 2: trả lời câu 2.
- Nhóm 3: trả lời câu 3.
- Nhóm 4: trả lời câu 4.
Củng cố: Ôn lại kiến thức vừa học.
 Trả lời nhanh: đúng hay sai.
a. Minh đọc trộm thư của Hà (Sai)
b. Mai nghe điện thoại của Đông. (Sai)
c. Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại (Đúng)
d. Phê bình bạn An bóc thư của người khác, (Đúng)
5. Dặn dò: - Học thuộc nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương(Tệ nạ xã hội, bệnh dịch, các quyền của trẻ em...)
 - Ôn thi học kì II.
Tuần 33, tiết 33.
Ngày soạn: 5/4/2009.
Tên bài : BÀI THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG.
(NỘI DUNG BÀI ĐÃ HỌC)
Yêu cầu : 
Về kiến thức HS phải nắm vững những kiến thức đã học và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Về kĩ năng và thái độ : có ý thức thực hành và làm đúng theo đạo đức con người và những quy định của pháp luật.
Đồ dùng dạy và thực hành:
Các tranh vễ về thực tế về thái độ cư xử của con người thể hiện đạo đức.
Các bộ luật về vi phạm pháp luật, và xử lí vi phạm.
Nội dung thực hành:
Về kiến thức đã học: “ Từ bài 12 công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ... đến bài 18 quyền bảo đảm bí mật thư tín điện thoại điện tín”. (GV và HS đàm thoại)
Các hành vi vi phạm về đạo đức sẽ bị xã hội và người đời lên án như thế nào? (Săm vai )
Nêu các tấm gương người tốt việc tốt. (HS kể )
Cách thực hành:
Bước 1: HS ôn lại kiến thức đã học.
Bước 2: Đóng vai các điều luật ở SGK. 
 Sắm vai các tình huống vi phạm và các tấm gương tốt trong thực tế cuộc sống. (GV: nêu tình huống trước để HS chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: HS và GV đàm thoại các điều luật nhằm giải đáp các thắc mắc mà HS chưa hiểu.
Kết luận:
GV : Nhận xét thái độ thực hành và ý thức tiếp thu kiến thức của HS.
Tuần 34, tiết 34.
Ngày soạn: 12/4/2009.
Tên bài : ÔN THI HỌC KÌ II
Yêu cầu: 
 - HS nắm vững kiến thức đã học trong học kì I từ bài 1 đến bài 11
 - Từ kiến thức đã học HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế để áp dụng vào cuộc sống của bản thân gia đình và cộng đồng.
 - HS phải có thái độ đúng đắn đối với những hành vi sia trái, biết phân biệt đúng và sai khi đối mặt với tình huống thực tế.
 II. Phương tiện ôn tập:
Các bài tập tình huống để hs thực hành.
 Ca dao tục ngữ, tranh về nội dung bài học...
Hoạt động trên lớp:
Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 8 phút
Mục đích học tập của em là gì?
 Nó có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em? 
Em sẽ làm gì để rèn luyện mục đích học tập của mình trở thành hiện thực?
Điện thoại điện tín, thư tín là gì?
Tại sao phải bảo vệ bí mật...?
 3. Nội dung ôn: 30 phút
Kiến thức của các bài đã học từ bài 12 đến bài 18.
TG
Nội dung
GV
HS
1. Công ước LHQ về quyền trẻ em:
2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN K6.doc