Giáo án Giáo dục công dân khối 8 cả năm

Giáo án Giáo dục công dân khối 8 cả năm

Tiết 1

Bài 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

Ngày soạn: 20-08-2011

I - Mục tiêu

1- Về kiến thức

Giúp hs hiểu :

- Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2- Về kỹ năng

-Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3-Về thái độ

 -Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

 -Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc

II- Phương pháp /Kĩ thuật dạy học tích cực

- Đàm thoại

- Thảo luận

- Nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 126 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân khối 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Bài 1
Tôn trọng lẽ phải
Ngày soạn: 20-08-2011
Giảng lớp
TSHS
Ngày dạy
HS vắng
Ghi chú
8A
8B
I - Mục tiêu
1- Về kiến thức
Giúp hs hiểu :
- Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2- Về kỹ năng
-Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3-Về thái độ 
 -Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
 -Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc
II- phương pháp /Kĩ thuật dạy học tích cực
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Nêu và giải quyết vấn đề
III- tài liệu và phương tiện
- SGK,SGV GDCD 8
- Truyện đọc ,bài tập tình huống về tôn trọng lẽ phải .
IV-Tiến trình bài dạy
1- ổn định tổ chức lớp. (1’)
2- kiểm tra: kiểm tra đồ dùng học tập HS (1’)
 -Nhắc nhở HS ghi bài
3- Bài mới
Tg
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung, kiến thức
1’
13’
12’
14’
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Trong cuộc sống hàng có nhiều mối quan hệ khác nhau, nếu ai cũng cư xử đúng mực thì xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Tôn trọng lẽ phải có biểu hiện gì? và ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Chúng ta cùng các em tìm hiểu bài hôm nay .
GVghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặt vấn đề
Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
GV mời một HS đọc phần đặt vấn đề .
HS thảo luận theo 3 nhóm
Nhóm 1:
1- Em có nhận xét gì về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
Nhóm 2 :
Trong các cuộc tranh luận ,có bạn đưa ra ý kiến nhưng đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3:
Nếu thấy bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì ?
 Nhóm 4
-Theo em những hành động như thế nào được coi là đúng đắn ? vì sao ?
HS thảo luận ,
HS trình bày, nhận xét
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
GVđàm thoại :
Câu hỏi :
1- Em hiểu thế nào là lẽ phải ?cho ví dụ .
2- Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
3- Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
HS trình bày cá nhân .
HS ghi vào vở
GVkhái quát lại nội dung bài học.
Hoạt động 4
4- Luyện tập và củng cố
 * Hãy nêu 5 hành vi tôn trọng lẽ phải và 5 hành vi không tôn trọng lẽ phải.?
 Bài 1sgk (trang 4)
GVmời 1hs đọc yêu cầu bài tập .
HS làm bài cá nhân.
HS trả lời và nhận xét.
Bài 2 Sgk (trang 5)
Bài 3 sgk (trang 5)
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài theo bàn và trình bày.
HS nhận xét
GVđánh giá
GVkhái quát lại bài
I-Đặt vấn đề
Nhóm 1:
 Hành động của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
Nhóm 2:
 Trong các cuộc tranh luận, các bạn đưa ra ý kiến nhưng đa số bị các bạn phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần: ủng hộ bạn, và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác hiểu và thấy những điểm em cho là đúng và hợp lí.
Nhóm 3:
 Trong giờ kiểm tra thấy bạn mình quay cóp, em cần có thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi đó. Phân tích cho các bạn ấy hiểu tác hại của việc quay cóp và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
Nhóm 4:
 Những trường hợp trên, cần nhận thức đúng đắn, ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
II-Nội dung bài học
 1-Lẽ phải là nhưng điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết gđiều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những điều sai trái.
2-ý nghĩa
- Giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp.
- Làm cho mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn.
III- Bài tập
HS lầm vào vở.
Bài 1sgk (trang 4)
 Chọn ý c Vì: lắng nghe là tôn trọng ý kiến của bạn, ta phân tích ý kiến đó đúng hay chưa đúng, nếu thấy đúng ta cần phải bảo vệ tức là ta đã tôn trọng lẽ phải.
Bài 2 Sgk
 Chọn ý c Vì: Khi bạn mắc khuyết điểm cần chỉ rõ cái sai để bạn lần sau không mắc nữa, như thế mới không bao che, dung túng thiếu sót của bạn, giúp đỡ bạn chân tình, thẳng thắn. Mình đã tôn trọng lẽ phải và suy nghĩ theo hướng tích cực.
 Bài 3 sgk (trang 5)
 a-Hành vi tôn trọng lẽ phải :
 c-Phê phán hành vi sai trái của bạn.
 e-Lăng nghe ý kiên của mọi người, nhưng cũng săn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
4-Củng cố: (3’)
 -Lẽ phải là gì?
 -Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
 -Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
5- giao bài về nhà 
- Học thuộc bài 
- Làm bài tập 4, 5 trang 5
- chuẩn bị bài sau: suy nghĩ trả lời phần gợi ý bài – Liêm khiết
V- Rút kinh nghiệm bài giảng ..............................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Bài 2
Liêm khiết
Ngày soạn: 04-09-2011
Giảng lớp
TSHS
Ngày dạy
Học sinh vắng 
Ghi chú
8A
8B
I-Mục tiêu
1-Về kiến thức
-Giúp hs hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt được hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày; 
-Vì sao cần phải sống liêm khiết; muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì.
2- Về kĩ năng
-HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
-Kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết. Kĩ nămh phân tích, so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái liêm khiết. Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết
3-Về thái độ
 -Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
II -Phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực.
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, giảng giải, nêu gương
- Xử lí tình huống
III-Tài liệu và phương tiện
- Sgk ,sgv gdcd 8
- Truyện đọc ,bài tập tình huống, 
V-Tiến trình bài dạy
1 -ổn định tổ chức lớp (1’)
2 -Kiểm tra (4’)
Câu hỏi : Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Hs cần làm gì để tôn trọng lẽ phải? Bài tập 4 sgk
3 Bài mới
Tg
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung, kiến thức 
1’
13’
9’
12’
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Gv đưa tình huống: chú Minh là cảnh sát giao thông, khi làm nhiệm vụ đã không nhận hối lộ của người vi phạm luật giao thông. Em hãy nhận xét hành vi của chú Minh?
 Để xã hội có trật tự kỉ cương mỗi người cần có đức tính thật thà, trung thực. Đó là biểu hiện của đức tính liêm khiết. Liêm khiết là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, chung ta tìm hiểu bài hôm nay .
GVghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặt vấn đề
Hs đọc truyện 
GV tổ chức thảo luận 4 nhóm
Câu hỏi :
Nhóm 1:
 -Những việc làm của Ma-ri Quy-ri là gì?
-Những việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 2:
 -Em hãy nêu hành động của Dương Chấn?
-Việc làm của Dương Chấn thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 3:
 -Nhà báo Mĩ nhận xét về Bác ntn?
Nhóm 4:
 Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ? Có đặc điểm chung gì ?
HS thảo luận và trình bày
Hs nhận xét
GV đánh giá: Những cách cư xử đó nói lên lối sống thanh cao không vụ lợi , không nhỏ nhen ích kỉ. Làm việc có trách nhiệm mà không đòi hỏi gì. Họ cùng có phẩm chất đạo đức liêm khiết.
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
GVtổ chức đàm thoại
Câu hỏi
1, Em hiểu liêm khiết là gì? cho ví dụ
ví dụ :Bố, mẹ làm giàu bằng sức lao động
2, Nêu biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày?
4,Trong thời kì hiện nay có cần học tập những gương sáng về liêm khiết không ?
5, Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
6, Để trở thành người liêm khiết cần rèn luyện như thế nào ?
HS trả lời
GVnhận xét
HS ghi vào vở
Hoạt động 4
4,Luyện tập củng cố
Bài tập 1 sgk trang 8
GVtreo bảng phụ bài tập1
HS làm bài cá nhân
Hs trình bày theo suy nghĩ
GVđánh giá
*Nêu những hành vi biểu hiện trái với liêm khiết?
Bài tập 2 sgk trang 8
GV cho hs đọc yêu cầu bài tập
Hs làm bài theo nhóm
Hs cử đại diện trình bày
Gv đánh giá
 *Gv tổ chức chơi trò chơi: thi tìm câu tục ngữ ,ca dao về liêm khiết .
I-Đặt vấn đề
Nhóm 1 :
* Việc làm của Mi-ri Quy-ri:
- Bà Ma ri quy ri cùng chồng là Pie đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế
- Không giữ bản quyền mà sẵn sàng gửi quy trình triết tách Ra -đi cho những ai cần tới
- Chấp nhận sống túng thiếu, biếu một gam Ra-đi cho Viện nghiên cứu,
 -Từ chối lời àê nghị của chính phủ Pháp, không nhận món quà của tổng thông Mĩ
*Đức tính của Ma-ri:
 -Là người không vụ lợi, tham lam, sông có trách nhiêm với gia đình và xã hội; không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
Nhóm 2 :
 *Dương Chấn tiến cử Vương Mật làm quan huyện vì Vương Mật là người làm việc tốt. Dương Chấn từ chối việc Vương Mật đem vàng đến lễ.
 *Ông tiến cử người làm việc tốt, không cần trả ơn của người đó.
 Ông là người thanh cao, vô tư, không hám danh, hám lợi .
Nhóm 3:
 Cụ sống như những người Việt Nam bình thường; khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục... Cụ là người Việt Nam sống trong sạch, liêm khiết.
Nhóm 4:
Cách cư xử của Ma ri quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương thật thà, trung thực, trong sạch, liêm khiết; họ sống thanh cao, không hám danh, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào. luôn được quý trọng và tin cậy của mọi người 
II-Nội dung bài học
1-Thế nào là liêm khiết
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người ,thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen ích kỉ .
2-ý nghĩa của liêm khiết
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người; góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn .
3-Cách rèn luyện
- Phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- ủng hộ, đồng tình quý trọng người liêm khiết .
- Phê phán hành vi không liêm khiết .
3,Bài tập
Bài 1 sgk trang 8
Hành vi liêm khiết :a,c,đ,g
HS làm bài
Bài 2sgk trang 8
Không tán thành với tất cả các ý.
*Câu tục ngữ 
-Đói cho sạch, rách cho thơm 
-Cây ngay không sợ chết đứng
4, Củng cố: (4’)
-Liêm khiết là gì?
-Liêm khiết được biểu hiện như thế nào?
-Em cần phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có đức tính liêm khiết?
5,Giao bài về nhà (1’)
-học thuộc bài mới
-Làm bài tập 3,4 sgk trang 8
-Chuẩn bị bài tôn trọng người khác,
V-Rút kinh nghiệm bài giảng:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 Bài 3
Tôn trọng người khác
Ngày soạn: 21-09-2011
Giảng lớp
TSHS
Ngày dạy
Học sinh ... ộ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
-Hiểu quyền tự do ngôn luận của công dân
 C 1 TN 
(2 điểm )
-Nêu được khái niệm của tệ nạn xã hội, hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội.
C 2 TL
(2 điểm)
Nêu được khái niệm của pháp luật, bản chất của pháp luật nước ta và nêu được ví dụ về tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật.
 C 3 TL
( 2 điểm )
 C 3 TL 
( 1 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống liên quan đến quyền sở hữu của công dân.
 C 4 TL 
( 3 điểm )
Tổng số câu
2
2
1
Tổng số điểm
4
3
3
Tỉ lệ %
40%
30%
30%
đề i Đề thi học kì ii (Năm học 2010 2011)
Môn: gdcd 
Lớp 8 
(Thời gian làm bài 45 phút)
I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
 Câu 1: ( 2 điểm).
 Hãy ghi chữ “Đ” tương ứng với câu đúng, chữ “S” tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Tự do ngôn luận nghĩa là ai muốn nói gì thì nói.
B. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội của công dân.
C. Trẻ em do còn nhỏ nên chưa có quyền tự do ngôn luận.
D. Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật.
II- Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm)
 Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội là gì ?
Câu 2: ( 3 điểm)
Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật nước ta là gì?
Hãy nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là gì?
Câu 3: (3 điểm)
Cho tình huống sau:
 Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác, nên Việt tự ý rao bán chiếc xe đó.
 Theo em:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải làm gì?
Hết
Đáp án và biểu điểm
I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm). 
Câu 1.( 2 điểm). Đúng B; D.
 Sai: A; C (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
II- Tự luận: (8 điểm)
Câu1: ( 2 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
 -Tệ nạn xã hội là các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt của đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma tuý và mại dâm. (1 điểm)
 -Tác hại của tệ nạn xã hội:
 ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái nòi giống dân tộc, cạn kiệt kinh tế gia đình, lây nhiễm bệnh tật, HIV, lậu, giang mai... (1 điểm)
Câu 2: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
 a- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( 1 điểm )
 b-Đặc điểm của pháp luật nước ta là:
 +Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng rộng khắp cả nước.
 +Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, hiểu theo một nghĩa nhất định.
 +Tính bắt buộc (cưỡng chế) bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí. (1 điểm)
 *Nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. 
VD: - Luật hôn nhân và gia đình qui định: Nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ, nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
Luật giao thông qui định: Người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. 
Luật giao thông: Qua ngã tư gặp đèn đỏ phải dừng lại, nếu vi phạm sẽ bị pháp luật xử phạt theo quy định.... (1điểm )
Câu 3: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Việt không có quyền bán chiếc xe đạp đó. ( 0,5 điểm )
Vì: Chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của bố mẹ Việt. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác. ( 1điểm )
Việt có quyền với chiếc xe đạp đó, cụ thể là: quyền chiếm hữu chiếc xe và quyền sử dụng chiếc xe. ( 1điểm )
 c-Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý mới được bán.
 ( 0,5 điểm )
 Hết
đề 2 đề thi kiểm tra học kỳ ii (Năm học 2010-2011)
Môn: GDCD
lớp: 8
 ( Thời gian làm bài: 45 phút)
Ma trận
Nội dung, chủ đề ( Mục tiêu )
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Hiểu quyền tự do ngôn luận của công dân
 C 1 TN 
(2 điểm )
Nêu được vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chấy độc hại. Giải quyết một tình huống liên quan phòng, chống tai nạn do chất nổ gây ra. 
Câu 2 TL
(1 điểm)
Câu 2 TL (1 điểm)
Nêu được khái niệm của pháp luật, bản chất của pháp luật nước ta và nêu được ví dụ về tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật.
 C 3 TL
( 2 điểm )
 C 3 TL 
( 1 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống liên quan đến quyền sở hữu của công dân.
 C 4 TL 
( 3 điểm )
Tổng số câu
2
2
2
Tổng số điểm
3
3
4
Tỉ lệ %
30%
30%
40%
đề 2 Đề thi kiểm tra học kì ii (Năm học 2010- 2011)
Môn: gdcd 
Lớp: 8 
(Thời gian làm bài 45 phút)
I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
 Câu 1: ( 2 điểm). Hãy ghi chữ “Đ” tương ứng với câu đúng, chữ “S” tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Tự do ngôn luận nghĩa là ai muốn nói gì thì nói.
B. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội của công dân.
C. Trẻ em do còn nhỏ nên chưa có quyền tự do ngôn luận.
D. Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật.
II- Tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm)
 a- Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ? 
 b- Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom, mìn ?
Câu 2: ( 3 điểm)
Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật nước ta là gì?
Hãy nêu một ví dụ về tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là gì?
Câu 3: (3 điểm)
Cho tình huống sau:
 Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác, nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
 Câu hỏi:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì?
	 Hết
Đáp án và biểu điểm
I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm). 
Câu 1.( 2 điểm). Đúng: B; D. 
 Sai : A; C (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
II- Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 a - Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với trẻ em. (1 điểm)
 b -Học sinh có thể có cách ứng xử khác nhau nhưng yêu cầu nêu được cách ứng xử chính sau :
 -Báo cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết.	(0,5 điểm)
 -Báo cho trưởng xóm, hoặc cơ quan nhà nước biết. 	(0,5 điểm) 
Câu 2: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
 a- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( 1 điểm )
 b-Đặc điểm của pháp luật nước ta là: 
 +Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng rộng khắp cả nước. (0,5 điểm)
 +Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, hiểu theo một nghĩa nhất định. (0,5 điểm)
 +Tính bắt buộc (cưỡng chế) bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí. (0,5 điểm)
c-Nêu một ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. 
VD: - Luật hôn nhân và gia đình qui định: Nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ, nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
Luật giao thông qui định: Người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật... (0,5 điểm )
Câu 3: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Việt không có quyền bán chiếc xe đạp. ( 0,5 điểm )
Vì: Chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của bố mẹ Việt. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền bán chiếc xe cho người khác. ( 1điểm )
Việt có quyền với chiếc xe đạp đó, cụ thể là: , quyền chiếm hữu và quyền sử dụng chiếc xe. ( 1điểm )
 c-Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
 ( 0,5 điểm )
Hết
Tiết 34 
Ôn tập
Ngày soạn: 24 - 04 - 2011
Giảng lớp
TSHS
Ngày giảng
Hs vắng
Ghi chú
8A
8B
I -mục tiêu.
1.Về kiến thức.
 Củng cố lại kiến thức đã học, để tiết kiểm tra học kì II có hiệu quả.
2.Về kỹ năng.
 Phân biệt được những hành vi đúng, sai trong các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
3. Về thái độ.
 Có ý thức thực hiện và vận động mọi người thực hiện những chuẩn mực đã học.
II - Phương pháp.
 Thảo luận nhóm.
 đàm thoại, tự nghiên cứu
III- Tài liệu và phương tiện.
 Câu hỏi
 bài tập và tình huống trong sgk
IV- Tiến trình bài dạy.
1-ổn định tổ chức lớp (1’)
2-Kiểm tra bài cũ. (6’)
Câu hỏi: 
-Pháp luật là gì? Đặc điểm? Bản chất? Vai trò của pháp luật?
-Chương trình giáo dục công dân lớp 8 kì 2 gồm những bài nào?
3- bài mới. (37’)
 Cho học sinh ôn theo nội dung bài học của từng bài và tìm những tình huống phù hợp với nội dung của từng bài. 
Câu hỏi:
 Câu 1:
 -Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội? Nêu các nguyên nhân sa vào các tệ nạn xã hội?
 -Pháp luật quy định như thế nào vè phòng chống tệ nạn xã hội?
Câu 2:
 -HIV/AIDS là gì? Con đường lây truyền của HIV? Cách phòng tránh lây truyền HIV?
 -Quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS là gì?
Câu 3: 
 -Pháp luật nước ta quy định như thế nào về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
 4-Quyền sở hữu tài sản là gì? Công dân có quyền sở hữu những gì? Trách nhiệm của công dân đối với tài sản người khác?
Cho tình huống sau:
	 Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác, nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì?
Câu 5: Tài sản nhà nước là gì? Lợi ích công cộng là gì? Trách nhiệm của công dân đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
Câu 6: 
Quyền kiếu nại, tố cáo là gì? Nêu sự giống nhau và khác nhau của quyền khiếu nại và tố cáo? Nêu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo?
Nêu trách nhiệm của công dân trong quyền khiếu nại và tố cáo?
Câu 7, 
 Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Nhà nước có trách nhiệm gì cho công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận?
Câu 8: 
 Hiến pháp là gì? Vị trí, vai trò của hiến pháp? Hiến pháp do ai xây dựng nên?
Câu 8: 
 Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật nước ta là gì? Nêu bản chất của pháp luật Việt Nam? Vai trò của Pháp luật?Nêu một ví dụ về tính bắt buộc của tính cưỡng chế?
 Xem lại các bài tập trong sách giáo khoa, xử lí các tình huống trong cuộc sống phù hợp với nội dung các bài đã học.
 4, Giao bài về: (1’)
 Ôn lại các bài học.
 Chuẩn bị thi học kỳ 2
V- Rút kinh nghiệm bài giảng.
..................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgd cd 1112 ca nam.doc