Giáo án Giáo dục công dân 9 học kì 2

Giáo án Giáo dục công dân 9 học kì 2

Tuần: 20 ,Tiết: 20

Bài 11:

 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

A Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay.

- Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập.

3. Thái độ:

- Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước.

- Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

* Trọng tâm: HS thấy được trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

B Chuẩn bị của GV và HS:

* GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

 Bảng phụ, phiếu học tập.

 Một số bài tập trắc nghiệm

* HS: Xem trước bài, soạn các câu hỏi phần đvđ .

 

doc 42 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần: 20 ,Tiết: 20
Bài 11: 
 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
A Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay.
- Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập.
3. Thái độ:
- Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước.
- Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
* Trọng tâm: HS thấy được trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
B Chuẩn bị của GV và HS:
* GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 Bảng phụ, phiếu học tập.
 Một số bài tập trắc nghiệm
* HS: Xem trước bài, soạn các câu hỏi phần đvđ .
C Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2 Giới thiệu bài mới:
 GV: Bác Hồ đã từng nói với thanh niên : Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên..
? Câu nói của BH nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
 HS : Giải thích
 GV : Dẫn vào bài
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu “Trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”:
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề
? Trong thư đồng chi Tổng bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào?
=> Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh..”
 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp.
? Để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì tổng bí thư NĐM đã đề cao vai trò cuả ai?
=>Thanh niên
? Hãy nêu vai trò vị trí của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá qua bài phát biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh?
=> Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người vươn lên tự rèn luyện.
 + Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc.
 + Quyết tâm xoá tình trạng nước nghèo kém phát triển.
 + Thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
? Em hiểu thế nào là CNH, HĐH?
=>Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, ứng dụng vào cuộc sống sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, đời sống.
? Nêu ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
 =>Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
 + Tạo tiền đề về mọi mặt( kinh tế xã hội, con người)
 + Để thực hiện lí tưởng “ Dân giàu nước mạnh ..”
GV: Liên hệ tới thực trạng đất nước ta những năm đầu gình độc lập ( Nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đói kém, bệnh tật, thất học) =>CNH, HĐH có vai trò rất quan trọng .
? Tại sao tổng bí thư cho rằng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm vẻ vang, là thời cơ to lớn của thanh niên?
=> Ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là tự vươn lên, gắn với xã hội, quan tâm đến mọi người, nhân dân và tổ quốc.
+ Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ.
+ Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước
? Vậy trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH cuả đất nước là gì ?
- Ra sức học tập văn hóa, KHKT, tu dưỡng đạo dức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia các hoạt động sản xuất.
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Yêu cầu học sinh trắc nghiệm bài tập 6.
? Những việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân để lấy điểm.
GV + Cả lớp: Nhận xét, sửa chửa
* Vận dụng: 
? Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà học bài , làm trước bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tình huống:
 + Nhóm 1: Một số thanh niên ăn chơi, lười học
 + Nhóm 2: Một HS tích cực tham gia công tác tập thể, ngoan, học giỏi.
I Bài học:
1 Trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
- Ra sức học tập văn hóa, KHKT, tu dưỡng đạo dức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia các hoạt động sản xuất.
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
=>Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”
II Luyện tập:
BT 6/39
Trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h, k.
Thiếu trách nhiệm: c, e, i.
=>Giải thích:
D Rút kinh nghiệm:
******************************
Ngày soạn:
Tuần:21 Tiết:21
Bài 11 : 
 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
A Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Định hướng cơ bản của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Mục tiêu, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kì hiện nay.
- Xác định cho tương lai của bản thân, chuẩn bị hành trang cho tham gia lao động học tập.
3. Thái độ:
- Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước.
- Có ý thức học tập rèn luyện để thực hiện đúng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
* Trọng tâm: Nhiệm vụ cuả thanh niên HS hiện nay
B Chuẩn bị của GV và HS:
* GV: Soạn giáo án, tham khảo sách, tư liệu
* HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị tình huống
C Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
 ? Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
 ? Trách nhiệm cuả thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gì ?
2 Giới thiệu bài mới:( Kết hợp dẫn dắt từ phần kiểm tra bài )
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ thanh niên HS 
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày phần chuẩn bị cuả mình.
+ Nhóm 1: Một số thanh niên ăn chơi, lười học
+ Nhóm 2: Một HS tích cực tham gia công tác tập thể, ngoan, học giỏi.
=>Các nhóm lần lượt trình bày phần kịch bản và biểu diễn cuả mình dựa trên tình huống đưa ra từ tiết trước
GV + HS: Nhận xét về kịch bản, cách biểu diễn
? Chúng ta nên học theo cách sống nào, vì sao?
=> Cách sống thứ hai vì thể hiện được trách nhiệm cuả thanh niên 
? Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em?
=> Thực hiện tốt nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, nhà trường giao phó.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh về học tập, phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Thường xuyên trao đổi về lí tưởng sống của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Cùng với thầy cô phụ trách lớp
? Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là gì ?
=>
? Hiện nay xây dựng đất nước CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý điều gì?
=>Bảo vệ môi trường sống
GV: + Liên hệ công ty bột ngọt Vedan thải chất thải ra sông.
 + Dẫn dắt HS tránh xa TNXH, thực hiện ATGT cũng là thể hiện trách nhiệm thanh niên
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Gọi HS đọc, lần lược làm bài tập 4,5
HS: Thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời, cử đại diện trình bày.
GV + HS: Nhận xét, sửa chửa
* Vận dụng:
? Hãy tự xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với mình?
HS: Tự xây dựng và trình bày
GV + HS: Góp ý 
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Về học bài, hoàn chỉnh kế hoạch cuả mình
- Soạn bài : Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ( Đọc và trả lời các câu hỏi)
I Bài học:
2. Nhiệm vụ của thanh niên HS:
- Ra sức học tập rèn luyện toàn diện.
- Xác định lí tưởng sóng đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới
II Luyện tập:
BT 4,5/39:
- Giải thích các câu:
 + Được đến đâu thì hay đến đó, nước đến chân mới nhảy.
 + Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau.
- Em có đồng tình với các quan niệm đó không? Vì sao?
 + Đồng tình quan niệm thứ hai
 + Không đồng tình quan niệm thứ nhất
- Giải thích:
D Rút kinh nghiệm:
******************************
Ngày soạn:
Tuần: 22 Tiết:22
Bài 12:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
A Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu hôn nhân là gì
- Những nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân cuả VN hiện nay
- Điều kiện được kết hôn, ý nghĩa cuả hôn nhân đúng pháp luật và ngược lại. 
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và trái pháp luật
- Biết ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ hôn nhân.
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân gia đình.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng các qui định pháp luật về hôn nhân.
- Ủng hộ việc làm đúng quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân và ngược lại.
- Có cuộc sống lành mạnh, nghiêm túc với bản thân và thực hiện đúng luật hôn nhân.
* Trọng tâm: HS nắm được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân ở VN hiện nay.
B Chuẩn bị của GV và HS:
* GV: Soạn giáo án, tham khảo sách, tư liệu có liên quan
* HS: Học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn
C Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
? Nêu nhiệm vụ cuả thanh niên HS hiện nay?
? Em hiểu thế nào về câu nói: “ Trẻ uống nước trà, già tập thể dục” ?
HS: Trả lời, giải thích
2 Giới thiệu bài mới:
GV: Nói về thực trạng hôn nhân VN hiện nay, đặc biệt là tình trạng kết hôn khi đang còn lứa tuổi HS => Từ đó dẫn dắt vào bài
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân ở VN hiện nay
? Theo những gì em biết được thì em hiểu hôn nhân là gì?
HS: Có thể đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau
GV: Dẫn dắt HS đi đến khái niệm hôn nhân, ý nghĩa 
=>
? Cơ sở quan trọng cuả hôn nhân là gì?
=>
? Thế nào là tình yêu chân chính?
- Là sự quyến luyến của hai người khác giới.
- Sự đồng cảm giữa hai người, không vụ lợi
- Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
- Vị tha, nhân ái, chung thuỷ.
à Quan trong nhất là yêu phải đi đến hôn nhân
GV: Cho HS đọc những mẩu chuyện về yêu nhưng vụ lợi, ích kỉ không nghĩ đến hôn nhân à Hậu quả.
? Qua các mẩu chuyện trên, theo em , những sai trái thường gặp trong tình yêu là gì?
- Thô lỗ, nông cạn và cẩu thả trong tình yêu.
- Vụ lợi, ích kỉ.
- Nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
- Không nên yêu quá sớm.
? Để có một GĐ hạnh phúc thì hôn nhân phải dựa trên nguyên tắc nào?
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
? Những người khác dân tộc, tôn giáo, đất nước có được kết hôn với nhau ... .
II Luyện tập:
BT1/65
Đáp án đúng: a, c, d, đ, e, h, i.
BT3/65
Khuyên Hoà hoặc cùng Hoà đến giải thích cho mẹ hoà biết là làm nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân. Nếu ai cũng không muốn chia li thì việc bảo vệ tổ quốc dành cho ai giải thích để bà hiểu nghĩa vụ thiêng liêng đó là niềm tự hào của người đi làm nghĩa vụ và gia đình mình
D Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tuần 33: Tiết 33:
Bài 18:
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
A Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
HS cần hiểu được:
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cần phải học tập và rèn luyện như thế nào?
2. Kĩ năng:
- Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.
- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích.
* Trọng tâm: HS hiểu và thấy được tầm quan trọng cuả sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
B Chuẩn bị của GV và HS:
* GV: Soạn giáo án, tham khảo sách, tư liệu có liên quan
* HS: Học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn 
C Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
? Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
? Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ quốc?
a. Xây dựng lực lượng quốc phòng.
b. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
c. Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
d. Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
2 Giới thiệu bài mới:
GV đưa ra các hànhvi sau :
- Chào hỏi lễ phép với thầycô
- Đỡ 1 em bé bị ngã đứng dậy.
- Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
- Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.
? Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về gì ?
=> Dẫn vào bài
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khai thác phần ĐVĐ tìm hiểu khái niệm
? Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
- Biết tự tin, trung thực
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho mọi người.
- Trách nhiệm, năng động sáng tạo.
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty
? Những biểu hiện nào chững tỏ NHT là người sống và làm việc theo pháp luật? 
- Biểu hiện:
+ Làm theo pháp luật.
+ Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.
+ Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nộp thuế, đóng bảo hiểm cho xã hội.
+ Phản đối, đấu tranh hiện tượng tiêu cực, phi pháp, tham nhũng, trốn thuế, đámh cắp
?Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? -Động cơ: Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước
? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?
- Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là: “sống có đạo đức và làm theo pháp luật”.
? Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
- Bản thân đạt danh hiệu “anh hùng thời kì đổi mới”.
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng.
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
=> Sống và làm việc như anh NHT là cống hiến cho đất nước, mọi người , là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho XH, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
=>
GV: Gợi ý những chuẩn mực đạo đức : Trung hiếu, lễ, nghĩa.
? Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
=>
GV: Người sống có đạo đức là người thể hiện:
- Mọi người chăm lo lợi ích chung
- Công việc có trách nhiệm cao.
- Môi trường sống lãnh mạnh, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội
? Ý nghĩa của sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?
=>
? Đối với công dân HS chúng ta cần phải làm gì?
=>
Hoạt động 2: Luyện tập
GV gọi HS đọc BT2/68
HS suy nghĩ, trả lời cá nhân
GV + HS nhận xét
* Vận dụng:
? Những hành vi nào sau đây không sống đạo đức và không tuân theo pháp luật?
a. Đi xe đạp hàng 3, 4 trên đường.
b. Vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.
c. Vô lễ với thầy cô giáo.
d. Làm hàng giả.
đ. Quay cóp bài.
e. Buôn ma túy.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập 3,4,5
- Chuẩn bị tiết ngoại khoá về ATGT: tình huống, tư liệu về luật ATGT, tư liệu về tình hình GT ở địa phương.
I Đặt vấn đề:
II Bài học:
1. Khaùi nieäm:
a. Sống có đạo đức: 
 - Suy nghĩ và hành động tuân theo chuẩn mực đạo đức.
 - Chăm lo việc chung, lo cho mọi người.
 - Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ.
 - Lấy lợi ích xã hội và dân tộc làm mục tiêu sống.
 - Kiên trì thực hiện để đạt được mục đích.
 b. Tuân theo pháp luật:
 - Là sống và làm việc tuân theo những quy định bắt buộc của pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
 - Đạo đức là phẩm chất bến vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi PL. Người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật
3. Ý nghĩa: 
 Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, trách nhiệm, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh:
- Học tập, lao động tốt.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật đặc biệt là luật giao thông đường bộ.
 - Cã tr¸ch nhiÖm b¶o vÖ m«i tr­êng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn, vËn ®éng b¹n bÌ, ng­êi th©n cïng thùc hiÖn.
III Luyện tập:
BT2/ 68: Đáp án đúng.
 - Hành vi có đạo đức: a, b, c, d, đ, e.
 - Hành vi làm theo pháp luật: g, h, i, k, l.
D Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tuần 34: Tiết 34:
Bài :
NGOẠI KHOÁ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
A Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được một số quy định của luật an toàn giao thông đường bộ.
- Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ.
- Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động, theo pháp luật.
* Trọng tâm: Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ.
B Chuẩn bị của GV và HS:
* GV: Soạn giáo án, tham khảo sách, tư liệu có liên quan 
* HS: Học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn 
C Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
 ? Sống có đạo đức là gì? Thế nào là tuân theo Pháp luật? Nêu mối quan hệ ?
 ? HS cần phải làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
2 Giới thiệu bài mới:
 Hiện nay tình hình an toàn giao thông đang là 1 vấn đề cấp bách đối với xã hội. Theo cục thống kê quốc gia thì trung bình hàng ngày có khoảng 30 vụ tai nạn giao thông gây tử vong - một con số không nhỏ. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông như trên ?
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương, nguyên nhân, biện pháp hạn chế
GV nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hiện nay:
- Hiện nay ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết, 80 người bị thương do tai nạn giao thông.
- Theo số liệu của ủy ban an toàn giao thông quốc gia thì nếu như năm 1990 trên cả nước có 6110 vụ tai nạn, số người chết là 2268 người, số người bị thương là 4956 người thì đến năm 2001 đã có tới 2531 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10866 người và 29449 người bị thương phải cấp cứu.
? Vậy qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
HS:..nhận xét.
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình ?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay?
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
– Do sự thiếu hiểu biết, ý thức kém của người tham gia giao thông như: đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
=>
Hoạt động 2: Tìm hiểu luật ATGT
? Quy tắc chung về đi đường?
? Qui định cho người đi xe mô tô, gắn máy ?
? Qui định đối với người đi xe đạp ?
? Qui định đối với người đi xe thô sơ ?
? Pháp luật qui định ntn về ATĐS ?
Hoạt động 3: Luyện tập
1/ Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
- Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn đảm bảo cho tầu chạy an toàn. Hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn.
2/ Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên T đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
 ? Việc T tham gia đua xe cóvi phạm luật giao thông hay không? Xe có bị thu giữ hay không?
- Có
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Tìm hiểu thêm về luật ATGT, chấp hành nghiêm chỉnh
- Chuẩn bị ôn tập thi HKII
 + Các khái niệm, ý nghĩa, trách nhiệm
 + Làm lại các BT
I Bài học:
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương:
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:
3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông:
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
4. Tìm hiểu luật ATGT:
a. Qui tắc chung về GTĐB.
- Đi bên phải mình
- Đi đúng phần đường qui định
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
b. Một số qui định cụ thể.
- Người ngồi trên mô tô, xe găn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đeo hàng không ngồi trên tay l¸i
- Người đi xe đạp chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi, không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố, vườn hoa, công viên, người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không bám, kéo, đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đeo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng mét và đúng phần đường qui định. Hàng hoá xếp phải đảm bảo an toàn không gây cản trở GT.
* Một số qui định cụ thể về an toàn đường sắt :
- Khi đi trên đoạn đường có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát cả 2 phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới thì phải kÞp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray mét khoảng cách an toàn.
- Không đặt chướng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá, cát, sỏi trên đường sắt.
II Luyện tập:
D Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCDAN 9 KH IIdoc.doc