Bài soạn: Lao động tự giác và sáng tạo ( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Giúp HS định nghĩa được lao động tự giác và sáng tạo là gì?
-Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo?
2/ Về kĩ năng:
-Hình thành kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo trong các hoạt động
3/ Về thái độ:
-Hình thành ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp và kết quả chưa mang lại hiệu quả, luôn cố gắng tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:
-Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp
-Kể chuyện, giải quyết vấn đề, tìm hiểu và liên hệ thực tế
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8
-Một số tấm gương về có ý thức tự giác , có óc sáng tạo trong học tập, trong lao động
Tuần 12; tiết 12 Ngày soạn: 15 / 11 / 2008 Bài soạn: Lao động tự giác và sáng tạo ( Tiết 1) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: -Giúp HS định nghĩa được lao động tự giác và sáng tạo là gì? -Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo? 2/ Về kĩ năng: -Hình thành kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo trong các hoạt động 3/ Về thái độ: -Hình thành ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp và kết quả chưa mang lại hiệu quả, luôn cố gắng tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp -Kể chuyện, giải quyết vấn đề, tìm hiểu và liên hệ thực tế III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8 -Một số tấm gương về có ý thức tự giác , có óc sáng tạo trong học tập, trong lao động IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: -Kiểm tra tình hình lớp trước giờ học, điểm danh, báo cáo sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ: -GV đặt câu hỏi: -Câu hỏi: Thế nào là tự lập? Người có tính tự lập thường biểu hiện như thế nào? - Tính tự lập có ý nghĩa đối với mỗi người như thế nào? - Nêu cách rèn luyện tính tự lập. 3/ Bài mới: -Giới thiệu bài: GV kể cho HS nghe gương tự giác và sáng tạo trong học tập của Lê Thái Hoàng, người đã đoạt huy chương vàng trong kì thi toán quốc tế lần thứ 40 tổ chức tai Ru – ma – ni -Trong thực tế còn nhiều tấm gương lao động tự giác và sáng tạo, nhờ lao động tự giác và sáng tạo mà họ có được những thành công lớn, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: -GV tổ chức cho HS khai thác tình huống 1,SGK -Gọi 1 HS đọc mẫu, cả lớp theo dõi -GV đặt câu hỏi: -Câu 1: Em hãy đưa ra ý kiến tranh luận của mình cùng với các bạn HS lớp 8 trường Bình Minh. -Câu 2: Có mấy hình thức lao động, cho ví dụ? Tai sao nói lao động là điều kiện và phương tiện để loài người tồn tại và phát triển? -HS tổ chức thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận +Đáp án câu 1: -Thống nhất theo ý kiến thứ 3 “ Học sinh cũng phải rèn luyện ý thức tự giác và có óc sáng tạo, vì đây là ý kiến toàn diện hơn so với các ý kiến còn lại -Giải thích thêm : -Ý kiến 1: Coi trọng tự giác, xem nhẹ lao động -> phiến diện -Ý kiến 2: Đề cao học tập, xem nhẹ lao động -> Phiến diện -Lao động nào cũng quan trọng, miễn là chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ thì đều vẻ vang như nhau -Đáp án câu 2: -Có 2 hình thức lao động +Lao động chân tay và lao động trí óc -Ví dụ: lao động chân tay như cuốc đất, nhổ cỏ, nhặt rau, lau nhà, gánh gồng.. -Lao động trí óc: Như học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tác, khám bệnh -Tại vì lao động sáng tạo ra con người, nhờ có lao động con người mới tạo ra xã hội. Có lao động mới làm ra của cải vật chất và tinh thần để nuôi sống bản thân mình và góp phần cho xã hội. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -GV dùng bảng phụ nêu câu hỏi -Câu 3: Thế nào là lao động tự giác? Thế nào là lao động sáng tạo? -Câu 4: Tại sao cần phải lao động tự giác và lao động sáng tạo? -HS tư duy ghi ra giấy, phát biểu ý kiến xây dựng bài học -GV chốt kiến thức, HS ghi bài vào vở Hoạt động 3: -GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 trang 30 -GV gợi ý giúp HS tìm những ví dụ sinh động về những tấm gương lao động tự giác và sáng tạo -HS liên hệ thực tế, tìm, kể, trình bày trước lớp +Đáp án bài tập 3: -Ví dụ như: Tự giác học tập, thức khuya dậy sớm học và soạn bài, không để thầy cô , cha mẹ nhắc nhở -Tấm gương về làm việc sáng tạo: Anh Nguyễn Đức Tâm ở Lâm Đồng chế tao ra máy gặt lúa,mặc dù anh chưa học qua một trường lớp đào tạo nào -Trạng nguyên Lương Thế Vinh cân voi, Ê – đi –xơn chế tạo ra đèn Điện, xe điện -GV kết luận: Trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh có hàng triệu người lao động có kỉ luật, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay, mang lại chất lượng và hiệu quả.Họ là những người lao động vừa giỏi, vừa tốt Nội dung bài học 1/ Lao động tự giác: Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không do áp lực từ bên ngoài 2/ Lao động sáng tạo: Là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ , cải tiến để tìm ra những giá trị mới, cách giải quyết mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động -Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang cần những người lao động tự giác và sáng tạo 4/ Củng cố: -GV cho HS xem tranh vui về “Người thợ hồ” ( có tranh minh họa riêng) -Yêu cầu HS tìm ra chỗ làm như vậy là không có hiệu quả -GV tiếp tục đặt câu hỏi - Thế nào là lao động tự giác ? Thế nào là lao động sáng tạo? -Tại sao cần phải lao động tự giác và lao động sáng tạo? -HS phát biểu nhắc lại kiến thức đã học 5/ Hướng dẫn về nhà: -Về nhà học bài, tiếp tục nghiên cứu phần còn lại của bài học, trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý -Nhận xét, tổng kết giờ học
Tài liệu đính kèm: