Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 11: Tự lập

Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 11: Tự lập

Tuần 11; tiết 11

Bài dạy: TỰ LẬP

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Về kiến thức:

-Học sinh giải thích được khái niệm thế nào là tự lập? Biểu hiện của tính tự lập

-Ý nghĩa của tính tự lập đối với con người trong cuộc sống

-Biết cách rèn luyện tính tự lập

2/ Về kĩ năng:

-Biết tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt cá nhân . rèn kĩ năng tự lập ngay từ khi còn là học sinh để mai sau trở thành người công dân có tính tự lập trên mọi lĩnh vực

3/ Về thái độ:

-Biết sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác

II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:

-Phương pháp nêu gương, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 11: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11; tiết 11
Ngày soạn: 9/11/ 2008
Bài dạy: TỰ LẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Về kiến thức:
-Học sinh giải thích được khái niệm thế nào là tự lập? Biểu hiện của tính tự lập
-Ý nghĩa của tính tự lập đối với con người trong cuộc sống
-Biết cách rèn luyện tính tự lập
2/ Về kĩ năng:
-Biết tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt cá nhân . rèn kĩ năng tự lập ngay từ khi còn là học sinh để mai sau trở thành người công dân có tính tự lập trên mọi lĩnh vực
3/ Về thái độ:
-Biết sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:
-Phương pháp nêu gương, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8
-Một số tấm gương về học sinh vượt khó vươn lên trong học tập
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra tình hình lớp trước giờ học, điểm danh, báo cáo sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
-GV đặt câu hỏi:
-Cộng đồng dân là gì? Để xây dựng nếp sống văn hóa trên cộng đồng dân cư ta phải làm gì?
-Kiểm tra vở soạn bài 03 HS
3/ Bài mới:
-Giới thiệu bài: Tính tự lập rất cần thiết cho tất cả mọi người . Nhờ có tính tự lập, có biết bao người vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống. Chúng ta cùng nghiên cứu bài số 10, Tính tự lập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
-GV tổ chức cho HS khai thác nội dung truyện đọc Hai bàn tay
-Gọi 1 HS đọc nội dung truyện dọc, cả lớp theo dõi, đọc thầm
-Câu 1: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
-Câu 2: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không?
-HS tổ chức thảo luận nhóm
-Nhóm 1, nhóm 2, câu 1
-Nhóm 3, 4, câu 2
-Đại diện các nhóm trình bày kế quả thảo luận
+Đáp án câu 1
-Suy nghĩ: Bác Hồ của chúng ta lúc còn trẻ đã có lòng yêu nước ,thương dân, ở Bác tính tự lập có từ rất sớm
-Bác rất can đảm, tự tin vào hai bàn tay của mình
+Đáp án câu 2:
-Xuất phát từ sự tự tin, Bác không sợ khó khăn thử thách, có ý chí, dám đương đầu với những khó khăn
-Bác có tinh thần tự lập rất cao
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-GV dành 3 phút cho HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế
-GV đặt câu hỏi
-Câu 3: Thế nào là tự lập? Người có tính tự lập thường biểu hiện như thế nào?
-Câu 4: Nêu ý nghĩa của tính tự lập đối với mỗi người như thế nào?
-Câu 5: Rèn luyện tính tự lập như thế nào?
-HS thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến cá nhân
Hoạt động 3:
-GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2 SGK
-Bài 1: GV dùng bảng phụ nêu câu hỏi
-Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và sinh hoạt hằng ngày
-HS suy nghĩ, ghi ra giấy, trình bày kết quả trước lớp
+Đáp án bài tập 1: 
-Một số biểu hiện có tính tự lập như : Tự độc lập suy nghĩ làm bài, học bài, không xem sách giải, không coi bài của bạn
-Trong lao động: Tự giặt quần áo, xếp chăn màn, tự làm lấy công việc hằng ngày, không để cha mẹ anh chị làm thay
-Bài tập 2: HS làm miệng tại lớp, lí giải nhanh các tình huống đặt ra
+Đáp án bài tập 2: 
-Ý kiến tán thành: Câu c, d, đ, e
-Không tán thành: a,b
Nội dung bài học
1/ Tự Lập: Tự làm lấy, tự giải quyết, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình, không dựa dẫm,trông chờ, ỷ lại vào người khác
-Biểu hiện: Thể hiện ở sự tự tin, dám đương đầu với những khó khăn thử thách, có ý chí, nổ lực vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống
2/ Ý nghĩa: giúp cho con người thành công trong cuộc sống, nhận được sự kính trọng của mọi người
3/ Rèn luyện tính tự lập:
-HS phải rèn tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự lập trong công việc, học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày
4/ Củng cố:
-GV kể chuyện gương tự lập về anh Võ Trí ở xã Vạn Khánh, nhà rất nghèo, có chí thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay rất thành đạt
-Câu hỏi: Thế nào là tự lập? Người có tính tự lập thường biểu hiện như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của tính tự lập đối với mỗi người như thế nào?
-Rèn luyện tính tự lập như thế nào?
-HS phát biểu nhắc lại kiến thức bài học
5/ Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài, làm bài tập 5, đọc và soạn trước bài 11, trả lời câu hỏi phần gợi ý
-Nhận xét, tổng kết giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 Tuan 11.doc