Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

TIẾT 8: BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Nêu được ví dụ.

- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước.

2. Kĩ năng:

- Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.

3. Thái độ:

- Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng hợp tác.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2011.
Ngày dạy : ./10/2011.
TIẾT 8:	BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Nêu được ví dụ.
- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước.
2. Kĩ năng: 
- Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
3. Thái độ: 
- Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Bản đồ tư duy.
- Hỏi và trả lời
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Hoạt động chính trị xã hội là gì? Kể tên một số HĐ chính trị xã hội mà em biết?
- Vì sao phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội?.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.
GV giới thiệu một số thành tựu của nước ta và một số nước trên thế giới. Sau đó vào bài.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
Gv: Gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
Gv: VN có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới?
HS: kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị VHNT....
Gv: Hãy kể tên những DSVH ở VN đã được UNESCO công nhận DSVH thế giới?
GV: Nền kinh tế TQ trỗi dậy mạnh mẽ là nhờ những yếu tố nào?.
Gv: Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác?.
HS: Thảo luận nhóm.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?
Gv: Chúng ta đã học hỏi được những gì từ các dân tộc khác?.
Gv: Khi học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần tránh những gì?.
Gv: Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?.HS:
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế- cách rèn luyện.
Gv: Hs cần phải làm gì?.
Gv: Nêu các cách chào hỏi nhau của 1 số dân tộc?
HS: Người Ấn Độ, Thái, Lào, Khơ me khi gặp nhau chắp tay lên ngực:
+ Ấn Độ: Namaxtê.
+ Thái, Lào: Xăm bai đi.
+ Khơ me: Chumriepxua.
+ Hàn Quốc, Nhật Bản : Cúi đầu chào .
+ Trung Quốc : Tai chiêng. 
GV:
HS:
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ4:(6 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập3, 4, 5 ở SGK/22.
 Gv: Giới thiệu tình huống, vấn đề ( sbt ) 
1. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác:
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho sự giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phát huy bản sắc dân tộc.
- Cùng các nước khác xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng văn minh , tiến bộ hơn.
3. Trách nhiệm của HS:
- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
- Tiếp thu có chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta, tránh bắt chước hoặc chạy theo mốt, phong trào một cách mù quáng.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK. 1, 2, 3, 4, 5.
d.Củng cố,vận dụng: ( 2 phút)
- Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
- Ý nghĩa của việc học hỏi tôn trọng các dân tộc khác?
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập 1,2, SGK/21, 22.
- Xem, ôn tập lại nội dung các bài đã học. Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8.doc