Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 35: Đề kiểm tra học kỳ II

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 35: Đề kiểm tra học kỳ II

ĐỀ BÀI

I – Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu1: ( 0,5 điểm). Ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?

A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.

B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.

C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác.

D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 35: Đề kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 35
đề kiểm tra học kỳ ii
Môn: GDCD 8
năm học 2009 - 2010
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Ma trận
Nội dung chủ đề ( Mục tiêu )
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nhận biết quyền khiếu nại của công dân
 C 1 TN 
 (0,5 điểm )
Hiểu rõ quyền sở hữu của công dân để xác định đúng hành vi thuộc quyền này.
 C 2 TN (0,5 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
 C 3 TN 
( 0,5 điểm )
Hiểu nội dung quyền sở hữu tài sản của công dân để xác định những tài sản không thuộc quyền sở hữu của công dân
 C 4 TN 
( 0,5 điểm )
Hiểu quyền tự do ngôn luận
 C 5 TN 
(1điểm )
Hiểu vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ; nêu được việc bản thân có thể làm để thực hiện quyền này
 C 6 TL 
( 2 điểm )
Nêu được tính bắt buộc của pháp luật và nêu được ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật
 C 7 TL
( 1,5 điểm )
 C 7 TL 
( 0,5 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống liên quan đến quyền sở hữu của công dân.
 C 8 TL 
( 3 điểm )
Tổng số câu
2
6
2
Tổng số điểm
2
5
3
Tỉ lệ %
20%
50%
30%
Đề bài
I – Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu1: ( 0,5 điểm). ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?
Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.
Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.
Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác.
Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2: ( 0,5 điểm). Hành vi nào sau đây thuộc quyền chiếm hữu tài sản của công dân?
Cho người khác thuê nhà của mình.
Sử dụng nhà được thừa kế làm của hàng kinh doanh.
Cho tu sửa lại nhà của mình.
Phá nhà cũ của mình để làm nhà mới.
Câu 3: ( 0,5 điểm). Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam?
Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em.
Quốc hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ y tế.
Câu 4: ( 0,5 điểm). Tài sản nào nêu dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?
Tiền lương, tiền công lao động.
Xe máy, Ti vi cá nhân trúng thưởng.
Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.
Câu 5: ( 1 điểm). Hãy ghi chữ “Đ” tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói.
B. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội của công dân.
C. Trẻ em do còn nhỏ nên chưa có quyền tự do ngôn luận.
D. Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật.
II- Tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm)
 Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
Hãy nêu 2 việc mà em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận?
Câu 2: ( 2 điểm)
Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) của pháp luật là gì?
Hãy nêu 1 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật là gì?
Câu 3: Cho tình huống sau:
	 Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì?
Hết 
Đáp án và biểu điểm
I – Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm). 
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. D
Câu 2. C
Câu 3. B
Câu 4. C
Câu 5.( 1điểm). Đúng B; D. Sai: A; C
II- Tự luận: (7 điểm)
Câu1: ( 2 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật vì:
Như vậy mới phát huy tính tích cực quỳên làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội, theo yêu cầu chung của xã hội. ( 1 điểm).
Hai việc bản thân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận.( 1 điểm )
VD: - Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của trường, lớp
	 - Góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Câu 2: ( 2 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định. ( 1,5 điểm )
Nêu 1 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. ( 0,5điểm )
VD: - Luật hôn nhân và gia đình qui định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
	- Luật giao thông qui định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Câu 3: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Việt không có quyền bán chiếc xe đạp. ( 0,5 điểm )
Vì: Chiếc xe đó do bố mẹ bỏp tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác. ( 1điểm )
Việt có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó, cụ thể là: có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe. ( 1điểm )
Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
 ( 0,5 điểm )
Hết
TIẾT 18
Đề kiểm tra học kỳ I 
 Môn GDCD 8 
 Năm học 2009-2010
 Thời gian làm bài 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Ma trận 
Nội dung chủ đề ( Mục tiêu )
Các cấp độ 
Tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Hiểu các phẩm chất : lao động tự giác, lao động sáng tạo, giữ chữ tín và tự lập để xác định biểu hiện của các phẩm chất đó.
C 1 TN 
 (1 điểm )
Dựa vào kiến thức đã học để xác định đúng thế nào là học hỏi văn hóa của các dân tộc.
C 2 TN (0,5 điểm )
Hiểu thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồngdân cư.
C 3 TN 
( 0,5 điểm )
Hiểu thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh để xác định được biểu hiện trái với tình bạn trong sáng lành mạnh.
C 4 TN 
( 0,5 điểm )
Hiểu thế nào là tôn trọng người khác.
 C 5 TN 
( 0,5 điểm )
Nhận biết thế nào là tôn trọng người khác ; nhận xét sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc bạn bè trong lớp.
C 6 TL 
( 1 điểm )
C 6 TL 
( 1 điểm )
Biết thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, nêu những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 C 7 Tl 
( 1 điểm )
C 7 TL 
( 1 điểm )
Vận dụng kiến thức để giải quyết 1 tình huống về tự lập trong cuộc sống.
C 8 TL 
( 3 điểm )
Tổng số câu
2
6
2
Tổng số điểm
2
4
4
Tỉ lệ %
20%
40%
40%
Đề bài
 I. Trắc nghỉệm khách quan ( 3 điểm ) 
 Câu 1. ( 1 điểm ) Hãy nối mỗi ô ở cột trái ( A) với một ô ở cột phải ( B ) sao cho phù hợp nhất :
 A- Biểu hiện
 B- Phẩm chất đạo đức
 1. Sản phẩm luôn đảm bảo về chất lượng
A. Lao động tự giác
 2. Vượt qua khó khăn, thử thách tự làm lấy việc của mình
C. Giữ chữ tín
 3.Tự học đúng giờ
D. Tự lập
 4.Tìm ra cách giải bài tập mới
 5. Tích cực trong lao động
 6. Luôn đảm bảo hợp đồng với những khách hàng quan trọng 
 .nối với ..nối với..
  nối với ..nối với..
 Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Câu 2 ( 0,5 điểm ) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác?
 A.Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi
 B. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hóa của dân tộc đó
 C. Chỉ những nước có nhièu công trình văn hóa lớn mới đáng để ta học hỏi
 D. Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hóa đáng để ta học học tập
 Câu 3. ( 0,5 điểm ) Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? 
 A. Giúp nhau làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 B. Tham gia đội dân phòng là góp phần giữ gìn trật tự an ninh chứ không phải là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 C. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 D. Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 Câu 4 ( 0,5 điểm ) Nếu nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
 A. Làm ngơ coi như không thấy vì không muốn bạn mình bị điểm kém
 B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép
 C. Báo cho cô giáo biết hành vi đó
 D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục quay cóp sẽ báo với cô giáo.
 Câu 5. ( 0,5 điểm ) Hành vi nào sau đây là không tôn trọng người khác?
 A. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp
 B. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện
 C. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhóm bạn
 D. Mải làm việc, không biết bạn mình đi qua nên không chào.
 II. Tự luận ( 7 điểm ) 
 Câu 6. ( 2 điểm ) 
 Thế nào là tôn trọng người khác? Em hãy nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp.
 Câu 7. (2 điểm ) 
 Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì?
 Hãy cho biết 4 việc em có thể làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng sdồng dân cư.
 Câu 8. ( 3 điểm ) Cho tình huống sau:
 Nhà cách trường có 1,5 km nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần, áo của Hà cũng được mẹ giặt và là cho.
 Thấy vậy, Thanh hỏi:
 - Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu chưa thể tự đạp xe đến trường và tự giặt,là quần áo được à ? 
 Hà hồn nhiên trả lời:
 - Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của cha, mẹ.
 a) Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?
 b) Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ nói với Hà điều gì?
Hết
Đáp án và biểu điểm
 I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Câu 1. ( 1 điểm ; mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm ) 
 1 – C 2 – D 3 – A 4 – B 
 Câu 2. D ( 0,5 điểm )
 Câu 3. B ( 0,5 điểm )
 Câu 4. D ( 0,5 điểm ) 
 Câu 5. C ( 0,5 điểm )
 II. Tự luận ( 7 điểm ) 
 Câu 6. ( 2 điểm ) yêu cầu học sinh nêu được:
 -Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. ( 1 điểm )
 - Nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp ( có thể là tốt hoặc chưa tốt) ( 1 điểm )
 Câu 7. ( 2 điểm )
 	- Nêu được : Xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xâydựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. ( 1 điểm )
 	 - Nêu được 4 việc học sinh có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. ( 1 điểm )
 Ví dụ như: 
 + Tham gia làm vệ sinh đường làng 
 + Lao động giúp gia đình neo đơn, khó khăn
 + Tham gia tuyên truyền phòng, chống ma túy ở xóm
 + Quan tâ ... uật
 C 7 Tl 
( 2 điểm )
Vận dụng kiến thức để giải quyết 1 tình huống vềtôn trọng người khác.
C 8 TL 
( 3 điểm )
Tổng số câu
2
5
2
Tổng số điểm
3
3
4
Tỉ lệ %
30%
30%
40%
 A.đề bài
 I .Trắc nghiệm (3 điểm )
Câu 1. (0,5 điểm) Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?( hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn )
Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
Luôn bảo vệ ý kiến của mình.
Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý.
Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 2: (0,5điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn?
 Giữ chữ tín là.
A.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện .
 B.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.
C.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
D.Có thể không giữ lời hứa với khánh hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.
Câu 3.( 0,5 điểm) Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn?(hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
Tình bạn trong sáng lành mạnh không không thể có từ một phía.
Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
Biết phê bình nhau mới là tình bạn đẹp.
Có thể có tình bạn trong sáng , lành mạnh giữa hai người khác giới.
Câu 4: Hành vi nào sau đây có tính kỷ luật (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A.Đọc truyện trong giờ học GDCD C. Đá bóng ngoài đường phố. 
B. Đi học về nhà đúng giờ. D. Đi xe đạp hàng 3.
Câu 5.(1điểm) Hãy nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.
A
B
Không nói chuyện riêng trong giờ học.
Giúp bạn cai nghiện ma túy.
Tìm hiểu phong tục tập quán của nước khác.
Tham gia văn nghệ chào mừng
ngày thành lập đoàn 26/3.
Xây dựng bệnh viện mới để 
tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương.
 1.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 2. Hoạt động chính trị xã hội.
 3. Tôn trọng người khác.
 4. Tình bạn trong sáng lành mạnh.
 ................nối với ..................
 ................nối với ..................
 ................nối với ..................
 ................nối với ..................
 II. Tự luận( 7điểm)
 Câu 6.(2 điểm) Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 Câu 7. (2 điểm )Theo em học sinh cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không?Ví sao? Em hãy nêu ví dụ cụ thể.
 Câu 8. (3 điểm ) Cho tình huống sau: 
 Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo:
Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.
 Theo em Hòa có thể có cách ứng xử như thế nào? Nếu là Hòa em sẽ chọn cách nào? Vì sao? 
 Hết
 B. đáp án và hướng dẫn chấm.
 I. Trắc nghiệm (3 điểm ) 
 Câu 1. Khoanh tròn chữ C ( 0,5 điểm) 
 Câu 2. Khoanh tròn chữ C ( 0,5 điểm)
 Câu3. Khoanh tròn chữ B ( 0,5 điểm)
 Câu 4. Khoanh tròn chữ B ( 0,5 điểm)
 Câu 5. ( 1 điểm- mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm)
 a, nối với 3 c, nối với 4 
 b, nối với 1 d, nối với 2
 II. Tự luận (7 điểm) 
 Câu 1 ( 2 điểm ) Yêu cầu HS nêu được:
 - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền,lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. ( 1 điểm )
 - Lấy được 4 ví dụ đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ( 1 điểm mỗi ví dụ đúng cho 0,25 điểm )
 Ví dụ: + Tìm hiểu lịch sử của các dân tộc khác.
 + Học ngoại ngữ.
 + Không bình phẩm, chê bai trang phục dân tộc của nước khác.
 + Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của một doanh nghiệp nước ngoài.
 Câu 2 ( 2 điểm ) Yêu cầu HS nêu được:
 - Học sinh rất cần tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. ( 0,5 điểm ) 
 - Vì: Mỗi cá nhân biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt. Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định, bình yên. ( 1 diiểm ) 
 - Ví dụ: lấy được 1 ví dụ đúng được 0,5 điểm)
 Câu 3 ( 3 điểm ) HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
 - Nêu được 3 cách ứng xử có thể xảy ra ( 1,5 điểm - mỗi cách ứng xử cho 0,5 điểm.) 
 Ví dụ: 1, Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước.
 2. Hòa vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc.
 3. Hòa tắt đĩa nhạc đi ngủ.
 - Nếu em là Hòa sẽ chọn cách ứng xử thứ 3 ( 0,5 điểm )
 - Vì làm như vậy, tuy không được tiếp tục nghe nhạc, nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ gìn được sức khỏe của bản thân. ( 1 điểm )
Hết
Tiết 26 Kiểm tra 1 tiết
Môn GDCD 8 
 Năm học 2009-2010
 Thời gian làm bài 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Ma trận đề.
Nội dung chủ đề (mục tiêu)
Các cấp độ
của tư duy
Nhận biết
Thônghiểu
Vận dụng
Hiểu thế nào là phòng chống tệ nạn xã hội để lựa chọn cách ứng xử phù hợp
C 1 TN
(0,5 điểm)
Hiểu nội dung quyền sở hữu tài sản của công dân để xác định những tài sản không thuộc quyền sở hữu của công dân
C 2 TN
(0,5 điểm)
Hiểu quyền tố cáo của công dân
C 3 TN
(0,5 điểm)
Xác định được hành vi phòng, chống tệ nạn xã hội
C 4 TN
(0,5 điểm)
Nhớ được quy định của pháp luật đối với trẻ em trong việc phòng chống tệ nạn xã hội
C 5 TN 
(1 điểm)
Nêu được vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại; nêu được những việc HS có thể làm để phòng ngừa các tai nạn đó.
C 6 TL 
(1 điểm)
C 6 TL 
(1 điểm)
Nhận biết nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tài sản của nhà nước; liên hệ việc thực hiện nghĩa vụ này của bản thân hoặc HS trong trường.
C 7 TL 
(1 điểm)
C 7 TL 
(1,5 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học để xử lí 1 tình huống về quyền sở hữu tài sản của công dân 
C 8 TL 
(2,5 điểm)
Tổng số câu
3
5
2
Tổng số điểm
3
3
4
Tỉ lệ %
30%
30%
40%
Đề kiểm tra
Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng .
Câu 1 ( 0,5 điểm ): Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma túy, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? 
Lờ đi coi như không biết vì sợ bị trả thù.
Phân tích cho người đó hiểu việc làm đó là vi phạm pháp luật và là tội ác.
C. Bí mật theo dõi kẻ đó, khi phát hiện ra chứng cứ sẽ báo với công an để góp phần phòng chống ma túy.
 D.Báo ngay cho cha mẹ, hoặc thầy cô giáo hay người có trách nhiệm biết.
 Câu 2 ( 0,5 điểm ) Tài sản nào nêu dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân ?
Tiền lương,tiền công lao động.
Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.
Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng Nhà nước. 
 Câu 3( 0,5 điểm ) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo?
Sau khi nghỉ sinh con, chị Ba nhận được giấy báo của giám đốc công ti cho nghỉ việc.
Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc.
Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình cùng diện đền bù.
Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thôngviết giấy phạt quá mức qui định.
 Câu 4 (0,5 điểm ) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Học sinh lớp 8 chỉ có thể phòng chống tệ nạn xã hội cho bản thân.
B. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chỉ nên tham gia phòng chống tệ nạn xã hội ở trường học.
C. . Học sinh lớp 8 còn nhỏ chưa thể tham gia phòng chống tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư.
D. Học sinh lớp 8 có thể tham gia mọi hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi.
 Câu 5 ( 0,5 điểm ) Hãy lựa chọn hai trong các từ, cụm từ:
 - dùng chất kích thích
 - dùng đồ chơi bạo lực
 - đánh bạc
 - vận chuyển ma túy
để điền vào những chỗ trống trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:
Trẻ em không được ........., uống rượu, hút thuốcvaf dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc,.........; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 6 ( 2 điểm ) 
 a) Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí ,cháy, nổ và các chất độc hại?
 b) Em hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.
 Câu 7 ( 2,5 điểm )
 a) Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng?
 b) Hãy liên hệ với việc bảo vệ tài sản nhà trường của bản thân hoặc các bạn trong trường.
 Câu 8 ( 2,5 điểm )
 Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ cùng nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra ở trong cặp, Minh liền lấy vài tờ.Có bạn nhìn thấy bảo:
 - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy.
 Minh cười:
ối dào! Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao.
Em hãy nhận xét việc làm của minh.
Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với Minh như thế nào?
Hết
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm )
 Mỗi câu đáp án đúng được 0,5 điểm 
 Câu 1.D ; Câu 2. C ; Câu 3. B ; Câu 4. D.
Câu 5. ( 1 điểm ) 
 - Chọn từ đánh bạc để điền vào chỗ trống thứ nhất ( 0,5 điểm )
 - Chọn cụm từ dùng chất kích thích để điền vào chỗ trống thứ hai (0,5 điểm 
Phần 2: Tư luận ( 7 điểm )
Câu 6: ( 2điểm ) Yêu cầu HS nêu được:
 a) Phải phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại vì những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình
 và xã hội, đặc biệt là đối với trẻ em. ( 1 điểm )
 b) Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn do vũ khí, cháy,nổvà các chất độc hại gây ra cho trẻ em. ( 1 điểm )
 Ví dụ: + Chơi những vật lạ nhặt được.
 + Đốt pháo
 + Nghịch các thiết bị điện
 + Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu.
 Câu 7. ( 2,5 điểm ) Yêu cầu học sinh nêu được:
 a) Nghĩa vụ của công dân tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
 - Không xâm phạm, lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. ( 0,5 điểm )
 - Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. ( 0,5 điểm )
 b) Liên hệ được việc bảo vệ tài sản nhà trường của bản thân hoặc các bạn trong trường. ( 1, 5 điểm )
 - Nêu được việc cụ thể đã làm. ( 0,5 điểm )
 - Đánh giá được việc làm tốt hoặc chưa tốt của bản thân hoặc các bạn trong trường. ( 1 điểm )
 Câu 8. ( 2,5 điểm )
 a) Minh làm như vậy là sai. ( 0,5 điểm )
 Vì: Tờ giấy dùng để kiểm tra tuy nhỏ nhưng cũng là tài sản riêng của Tùng. Dù là bạn thân cũng không được tự ý lấy dùng, làm như vậy là không tôn trọng tài sản của người khác. ( 1 điểm )
 b) Khuyên Minh: ( 1 điểm )
 - Trả lại tờ giấy kiểm tra cho Tùng, chờ Tùng về xin lỗi và hỏi xin Tùng giấy kiểm tra.
 - Hoặc trả lại giấy kiểm tra cho Tùng, xin lỗi Tùng và xin bạn khác. 
Hết
Giáo viên ra đề
Quách Thị Hồng Biên

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KHIEM TRA.doc