Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 28 bài 20: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 28 bài 20: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (tiết 1)

Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

 (Tiết 1)

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.

 - Biết được một số nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Về kĩ năng:

Biết phân biệt giữa hiến pháp với các văn bản pháp luật khác

3. Về thái độ:

 - Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp

 - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp

II. ChuÈn bÞ:

 -Thầy: SGK,SGV, Hiến pháp 1992, bảng phụ.

 -Trò: SGK, bài cũ, bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 28 bài 20: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn : 
Tiết 28 Ngày dạy : 
Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 
 (Tiết 1)
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
 - Biết được một số nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Về kĩ năng:
Biết phân biệt giữa hiến pháp với các văn bản pháp luật khác
3. Về thái độ:
 - Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp
 - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp
II. ChuÈn bÞ:
 -Thầy: SGK,SGV, Hiến pháp 1992, bảng phụ.
 -Trò: SGK, bài cũ, bài mới.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ :(5’)
 - Em hãy cho biết thế nào là quyền tự do ngôn luận ? 
 - Hành vi nào sau đây lợi dụng qyền tự do ngôn luận ? (Treo bảng phụ )
 3. Dạy bài mới :
 -Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam; là sự thể chế hóa các hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nhĩa Việt Nam” 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1:”Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam“
- Thảo luận cả lớp.
? Từ khi thành lập nước 1945 đến nay . Nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? vào những năm nào ? 
-GV:Giải thích sơ lược sự ra đời của các bản Hiến pháp :
+Hiến pháp 1946 :
+Hiến pháp 1959 :
+Hiến pháp 1980 :
+Hiến pháp 1992 :
? Qua 4 bản Hiến pháp trên ; em hiểu thế nào về hiến pháp Việt Nam ?
*Hoạt động 2:”Tìm hiểu phần đặt vấn đề “
?Hãy nêu sự liên hệ giữ Hiến pháp với luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em?
? Điều 65 , 146 (HP1992) và các bộ luật khác có mối quan hệ như thế nào ?
*Chốt lại : Em hiểu như thế nào về Hiến pháp ?
*Đọc phần tư liệu tham khảo 
*4 bản :
+HP 1946
+HP1959
+HP1980
+HP1992
+Cách mạng tháng Tám thành công . Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời .
+Tháng 1 năm 1946 Quốc hội khóa 1 được bầu ra , tại kỳ họp thứ I Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên .
+Hiến pháp 1946 còn gọi là Hiến pháp của nhà nuớc dân tộc , dân chủ, nhân dân . 
+Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi bằng chiến thằng lịch sử Điện Biên Phủ .
+Ngày 10/10/1955 Chính phủ trở lại thủ đô .
+1959 Quốc hội ban hành bản Hiến pháp mới . 
+Hiến pháp 1959 còn gọi là Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
+Đại thắng Mùa Xuân 1975 , đất nước thống nhất , cả nước tiến lên CNXH .Hiến pháp 1959 không còn phù hợp.
+Hiến pháp 1980 ra đời .
+Hiến pháp 1980 còn được gọi là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước .
+Năm 1986 nước ta bước vào đổi mới , Hiến pháp 1980 không còn phù hợp .
+Hiến pháp 1992 ra đời . 
+Hiến pháp 1992 còn gọi là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.
-Các bản Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong từng thời kỳ , từng giai đoạn cách mạng .
*Đọc phần đặt vấn đề .
+ Điều 65 (Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em ) chính là sự cụ thể hóa điều 65 HP 92
+Các bộ luật khác là sự cụ thể hóa của Hiến pháp .
+Các điều , khoản của các luật không được trái với Hiến pháp.
+Các bộ luật ban hành đều phải dựa vào hiến pháp .
*Hiến pháp :
+Là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất .
+Các luật khác ban hành đều phải dựa trên cơ sở của Hiến pháp .
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Hiến pháp là gì ?
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác được xây dựng ban hành phải dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 
 4. Củng cố: (2’)
- Hiến pháp năm 92 được thông qua ngày nào? Gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Tên của mỗi chương?
- Nội dung của Hiến pháp qui định về những vấn đề gì? 
 5.Hướng dẫn:(2’)
 -Chép nội dung bài học 1 vào tập .
 -Xem trước nội dung 2-3-4 của bài học .
 -Chuẩn bị trước bài tập 1-2-3 trang 57-58 SGK
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 29
Ngày././
 Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 20 Hien phap nuoc CHXHCN Viet Nam.doc