Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 21 Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội (tiếp theo)

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 21 Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU:

 1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết:

-Học sinh hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.

-Học sinh biết nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội .

 * Học sinh hiểu:

-Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

-Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.

 1.2/Kĩ năng:

 * Học sinh thực hiện được:

-Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

-Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức .

* Học sinh thực hiện thành thạo: Có thói quen biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.

1.3/Thái độ:

 * Thói quen: Có thói quen ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 * Tính cách: Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh thiếu niên vào TNXH

2/NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

-Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.

3/CHUAN BỊ :

3.1/. Giáo viên : -Tình huống . BLHS năm 1999.

3.2/.Học sinh :.Xem bài trước ở nhà .

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 21 Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 21 TIẾT : 20
NGÀY DẠY 5/1/2015
BÀI: 13 PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 
(Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
 1.1/Kiến thức: 
 * Học sinh biết:
-Học sinh hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
-Học sinh biết nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội .
 * Học sinh hiểu:
-Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
-Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.
 1.2/Kĩ năng:
 * Học sinh thực hiện được:
-Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
-Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức .
* Học sinh thực hiện thành thạo: Có thói quen biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.
1.3/Thái độ: 
 * Thói quen: Có thói quen ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
 * Tính cách: Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh thiếu niên vào TNXH
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
-Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.
3/CHUAN BỊ : 
3.1/. Giáo viên : -Tình huống . BLHS năm 1999.
3.2/.Học sinh :.Xem bài trước ở nhà .
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ;
4.1.Ổn định tỗ chức và kiểm diện : Kiểm diện, vở ghi chép.
4.2. Kiểm tra miệng :
? Tệ nạn xã hội là gì? Kể 2 hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội ? (10đ)
HS:- Là hiện tượng xã hội bao gom những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt.(7 đ)
 -Hành vi: Đua xe, đánh bạc .( 3đ)
? Theo em các tệ nạn cờ bạc ,ma túy ,mại dâm có tác hại gì ? ? Có ý kiến cho rằng :Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến cái ác ? Vì sao? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)(10đ)
HS: -Bản thân: Sức khỏe yếu, gia đình bất hạnh suy kiệt ve kinh tế,xã hội mất trật tự an ninh , suy thoái giống nòi.( 6đ)
 -Vì nó làm cho con người có những hành vi xấu ,thiếu suy nghĩ ,bất chấp để đạt được mục đích thỏa mãn,hủy hoại phẩm chất đạo đức .(4 đ)
4.3./Tiến trình bài học.
* GiÓI THIỆU BÀI: Ở tiết trước chúng ta đã thấy tác hại lớn của tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và len lõi vào trong học đường của chúng ta.Vậy các em có hiểu biết gì về những qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và các em cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội thì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài học còn lại hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: 20 phút.
Mục tiêu:-Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
 -Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.
? Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai sau đây?
a.Gia đình; (x) b.Bản thân; (x)
c.Nhà trường, (x) d.Xã hội .(x) ?
*Liên hệ: Nêu các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội mà em biết ?
HS :Tuyền truyen, động viên 
*Trực quan: Cho học sinh quan sát tranh :Phòng chống tệ nạn xã hội .Khai thác ý nghĩa các hoạt động phòng chống đó .
? Đối với xã hội, pháp luật có những qui định gì?-> 
 GV:Bổ sung đieu 248.Tội đánh bạc BLHS 1999: Đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng ,cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm . 
-Tổ chức đánh bạc: phạt tien từ 10 triệu đến 300 triệu hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm .
*§iỊu 194: Tội tàng trữ vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy phạt từ 2 năm đến 7 năm.
GV:Đọc điều 255 BLHS: Tội môi giới mại dâm.
? Trẻ em qui định là bao nhiêu tuổi? Đối với trẻ em pháp luật có qui định gì?
? Có ý kiến cho rằng tệ nạn mại dâm là chuyện của xã hội học sinh không can quan tâm? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi.)
HS: Sai, cũng phải cảnh giác để không sa vào tệ nạn xã hội ,đồng thời bảo vệ quyền của mình không bị kẻ xấu xâm phạm.
*Liên hệ:Kể các tệ nạn xã hội ở địa phương?Ở trường, địa phương em ở có những hoạt động gì về phòng chống tệ nạn xã hội ?
HS: Khẩu hiệu phòng chống ma túy trong học đường , thi tìm hiểu về ma túy ,văn nghệ chủ đề về ma túy.
*Nhấn mạnh :Pháp luật nghiêm cấm tất cả các hành vi liên quan đến cờ bạc ma túy ,mại dâm.
*Thảo luận :3 phút . Chúng ta biết thế nào là tệ nạn xã hội và các nguyên nhân của nó. Giải quyết vấn đề này như thế nào ? Đó chính là biện pháp phòng chống. 
HS:Biện pháp chung 
- Nâng cao chất lượng cuộc sống. 
- Giáo dục tư tưởng đạo đức. 
- Giáo dục pháp luật. 
- Cải tiến hoạt động tổ chức đoàn. 
- Kết hợp 3 môi trường giáo dục. 
* Biện pháp riêng: 
- Không tham gia che giấu, tàng trữ ma túy. 
- Vui chơi giải trí lành mạnh. 
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn XH. 
- Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm. 
HS: Nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
GV: giới thiệu chủ trương chính sách nhân đạo của thành phố HCM trong việc giải quyết cho người cai nghiện ..
? Theo em học sinh làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?
*Chú ý: Ngày 26. 6 hàng năm là ngày toàn dân phòng chống ma túy.
HOẠT ĐỘNG 2 : 5 phút
Kĩ năng : làm bài tập
? Bài tập 6 SGK trang 37 : 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC : (tt )
3.Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội:
a/ Một số quy định của pháp luât về phòng, chống tệ nạn đánh bạc,ma túy mại dâm.
Tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức;
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm
b/ Đối với trẻ em : Không được đánh bạc ,uống rượu, hút thuốc , dùng chất kích thích .
c/Nghiêm cấm hành vi : Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào tệ nạn xã hội . 
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội :
- Có lối sống giản dị lành mạnh .
-Giữ gìn và gíup nhau không xa vào tệ nạn xã hội .
-Tuân theo qui định của pháp luật .
-Tham gia các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội ở trường , địa phương .
-Tuyên truyền vận động mọi người tham gia phòng chống tệ nạn xã hội .
III.BÀI TẬP :
 Đáp án : (a),(c),(g),(i),(k) .
Giải thích .
4.4./Tổng kết:
 ?Những biểu hiện của học sinh có liên quan đến tệ nạn xã hội là gì?Em sẽ làm gì nếu bạn em có những biểu hiện đó.
*Sắm vai:Các nhóm lần lượt trình bày tiểu phẩm.
HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung .
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với tiết học ở tiết này: 
- Học bài, làm bài tập 4( em sẽ chọn phương án nào trong bài tập 4 và giải thích rõ lý do tại sao lại chọn phương án đó )
- Làm tất cả các bài tập còn lại về nhà.
*Đối với tiết học ở tiết tiếp theo .
 	 - Chuẩn bị bài 14. Đọc và tìm hiểu về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào?
-Nghiên cứu bài trước ở nhà:Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
 	 -Sưu tầm tranh, ảnh số liệu về HIV/AIDS.
5/PHỤ LỤC :
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 8.
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docPHONG CHONG TE NAN XA HOI T2.doc