Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 20 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (tt)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 20 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (tt)

Bi :13.

Tiết 20

Tuần 21

Ngày dạy

1.Mục tiu

1.1.Kiến thức.

- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.

- Hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội.

- Biết được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.

1.2. Kĩ năng.

-Thực hiện tốt các quy định của PL về phòng, chống TNXH

- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống TNXH.

- Biết cách tuyên truyền vận động bạn bè tham gia phòng chống các TNXH

1.3. Thái độ.

- Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 20 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI(TT)
Bài :13. 
Tiết 20 
Tuần 21
Ngày dạy
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức. 
- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
- Hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Biết được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 
1.2. Kĩ năng.
-Thực hiện tốt các quy định của PL về phòng, chống TNXH
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống TNXH.
- Biết cách tuyên truyền vận động bạn bè tham gia phòng chống các TNXH
1.3. Thái độ.
- Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH.
2.Trọng tâm
- Biết được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 
3.Chuẩn bị.
 3.1.Giáo viên:Tranh về tệ nạn xã hội, bảng nhóm ghi câu hỏi thảo luận, 
 3. 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
4.Tiến trình:
4. 1.Ổn định tổ chức, kiểm diện HS.
8A	 8A 	 8A	 8A	 8A
4.2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1:Tệ nạn xã hội là gì? Cho ví dụ.(8 điểm)
ĐA: Là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
Câu 2: Muốn phòng tránh TNXH em cần làm gì (2đ)
ĐA: HS tự cho ví dụ và chứng minh.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
GV dựa vào phần bài cũ để giới thiệu phần còn lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu NDBH
GV: Chiếu các quy định của pháp luật lên máy hoặc ghi lên bảng phụ.
HS đọc và trả lời câu hỏi:
- Pháp luật cấm hành vi nào đối với xã hội?
- Pháp luật cấm hành vi nào đối với trẻ em?
- Pháp luật cấm hành vi nào đối với người nghiện?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi .
GV: Tóm ý ghi lên bảng
Cả lớp bổ sung tranh luận
GV: Nhận xét, giải đáp, bổ sung một số quy định của bộ luật hình sự 1999: về các tội và mức xử phạt các hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội
GV: Để phòng chống tệ nạn xã hội, HS cần phải làm gì?
HSø: Không đánh bạc, uống rượu, đua xe máy, hút thuốc lá, xem phim ảnh, băng đĩa đồi trụy, sử dụng ma túy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mua bán dâm
Cả lớp bổ sung tranh luận.
GV: Tóm ý ghi lên bảng
GV: Nêu những việc làm cụ thể nhằm phòng chống các TNXH 
HS: - Thi tham gia tìm hiểu về phòng chống TNXH .
- Đi cổ động tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng nói không với ma túy.
 - Báo cho người có trách nhiệm khi thấy các hành vi vi phạm các qui định về phòng chống TNXH
- Kỹ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định; biết từ chối không tha gia TNXH và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
GV: Em kể về những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở. Em có tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội đó không?
HS: Cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm
GV:Kể những hình thức đánh bạc mà em biết?
HS : Cá độ bóng đá, trọi gà, các hình thức chơi ăn tiền khác
GV nhận xét, nêu thêm ví dụ về tệ nạn uống rượu, đánh bạc, hút thuốc lá của HS.
Cụ thể trên báo chí, ti vi.
Gv: Chuyển ý.
- Kỹ năng ứng phó tự bảo vệ: tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe dọa cưỡng bức( sử dụng vận chuyển chất ma túy, bị băt ,xâm hai tình dục)
Hoạt động 4: Bài tập
GV: Phát phiếu học tập cho HS, bài tập 6 SGK trang37.
HS cùng nhau thảo luận:
Nhóm 1: Câu a,b.
Nhóm 2: Câu c, d.
Nhóm 3: Câu đ, e,i.
Nhóm 4 : Câu g, h, k .
ĐA: a,c,g,i,k
II. Nội dung bài học.
3. Những quy định của pháp luật:
- Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.
- Đặc biệt là đối với trẻ em.
4. HS làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- Sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
 - Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, địa phương.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia.
- Uûng hộ các qui định của pháp luật về phòng chống TNXH
III. Bài tập.
 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố.
 GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống: Miêu tả cuộc sống của gia đình người nghiện. 
 HS đã chuẩn bị, GV gọi đại diện nhóm trình bày.
 Các nhóm khác nhận xét, rút ra bài học bản thân.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo.
- Học bài kết hợp SGK trang 35.
- Làm bài tập còn lại SGK trang 37.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo.
Chuẩn bị bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.
- Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 38.
- Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo, bài tập SGK trang 39->41.
- Tìm các thông tin, số liệu mới nhất về HIV/ AIDS.
- Tìm hiểu những quy định của Pháp luật về HIV/ AIDS.
- Chuẩn bị diễn tiểu phẩm sắm vai về lây nhiễm HIV/ AIDS.
5.Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: ND ............
.............
PP.............
.............
DDDH ...................................
.............
KĐ: ..............
.............
Hướng khắc phục: .............
.............

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Phong chong te nan xa hoi TT.doc