Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)

TIẾT 19: BÀI 13 : PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (T1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tác hại của các tệ nạn xã hội. Biết phân biệt tệ nạn xã hội với các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

2. Kĩ năng: HS biết xa lánh các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia ủng hộ những hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội

3. Thái độ: HS nhận biết được những tệ nạn xã hội, biết phòng ngừa và lên án kịp thời

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm/ lớp.

- Chúng em biết 3 .

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2011.
Ngày dạy : 10/01/2011.
TIẾT 19:	 BÀI 13 : 	PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tác hại của các tệ nạn xã hội. Biết phân biệt tệ nạn xã hội với các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
2. Kĩ năng: HS biết xa lánh các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia ủng hộ những hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội
3. Thái độ: HS nhận biết được những tệ nạn xã hội, biết phòng ngừa và lên án kịp thời
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
- Luật hình sự 1999; Pháp lệnh phòng chống mại dâm; Tranh ảnh bài 13.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Nêu các trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống ma tuý?.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS nhận biết các biểu hiện của các tệ nạn xã hội.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não.
Gv: Gọi 2 hs đọc phần ĐVĐ sgk/34.
Gv: Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn ở tình huống 1?.
Gv: Em có đồng tình với việc làm của bạn An không? Vì sao?.
Gv: Nếu các bạn ở lớp cứ tiếp tục chơi em sẽ làm gì?.
Gv: Ở tình huống 2, theo em P,H và Bà Tâm có vi phạm PL không? Vì sao?.
Gv: Thử phân tích hậu quả của các việc trong hai tình huống trên?.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS biết được tác hại của các tệ nạn xã hội, các phòng chống.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Những việc làm trên có bị xem là tệ nạn xã hội không?.
Gv: Tệ nạn xã hội là gì?. Hãy kể tên một số TNXH mà em biết?.
Gv: Biểu hiện của những tệ nạn đó là gì?.
* HS thảo luận nhóm.
Gv: chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo 4 nd sau:
N1. Phân tích tác hại của nạn cờ bạc.
N2. Phân tích tác hại của nạn mại dâm.
N3. Phân tích tác hại của nạn uống rượu .
N4. Phân tích tác hại của nạn ma tuý.
Gv: Khi sa vào các TNXH thường dẫn đến những hậu quả gì?.
Gv: Vì sao một số người lại sa vào các TNXH?.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi tệ nạn xã hội.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập cá nhân.
Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2,3 sgk/ 36; 
Một số bài tập ở sbt/35. và các bài tập ở sách những tình huống PL 8.
Gv Đọc cho HS nghe chuyện: Vàng mắt vì vàng( NXB công an nhân dân- Những chuyện kỳ bí/ 116)
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) 
1. Tệ nạn xã hội:
 Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều TNXH nhưng nguy hiểm nhất là tệ cờ bạc, ma tuý và mại dâm.
2. Tác hại của các TNXH:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức của con người.
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Suy thoái nòi giống dân tộc.
- Suy giảm sức lao động, ảnh hưởng đến kinh tế.
- Gây rối loạn trật tự xã hội.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK.	
d.Vận dụng: ( 2 phút)
Nêu các tác hại của các TNXH
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại SGK/36,37
- Chuẩn bị đồ dùng chơi sắm vai theo nd bài tập 4 và 5/36,37.	
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 19.doc