Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Tuần 10 Tiết 10

 Bài 9 NS: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ

ND: Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

A. Mục tiêu bài học

 Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

 Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

 Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

 Học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, thảo luận lớp.

C. Chuẩn bị: Những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Phiếu học tập

- Giấy khổ lớn, bút dạ.

D. Tiến trình thực hiện

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 10 
 Bài 9 NS: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá
ND: ở cộng đồng dân cư
Mục tiêu bài học
	Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
	Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
	Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
	Học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, thảo luận lớp.
Chuẩn bị: Những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Phiếu học tập
Giấy khổ lớn, bút dạ.
Tiến trình thực hiện
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: không
Bài mới
GV: Những người sống theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính: 
ở nông thôn: thôn, xóm, làng.
ở thành phố: thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố.
? Cộng đồng đó được gọi là gì? Cộng đồng dân cư? Vậy cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá? Để hiểu kĩ vấn đề này cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay?
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Giáo viên tổ chức HS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
HS đọc nội dung (1) phần đặt vấn đề
Chiếu
Chiếu tranh - GV đây là bức tranh thể hiện hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó là hiện tượng gì? - Tảo hôn.
? Theo em những hiện tượng tiêu cực ở mục 1 là gì?
HS: làm việc cá nhân.
GV: Theo dõi HS làm việc và cho HS trả lời.
HS: Trả lời
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại ý kiến 	Máy chiếu.
? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?
*Những tệ nạn đó ảnh hưởng:
 Các em đi lấy chồng, lấy vợ phải xa gia đình sớm.
Có em không được đi học 
Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc đời giang dở.
 Nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
 Người nào bị coi là có ma thì bị dân làng căm ghét, xua đuổi.
 Những người bất hạnh này phải chết vì bị đối xử tồi tệ hoặc phải chấp nhận cuộc sống cô độc khốn khổ.
GV: Khẳng định đây là những hiện tượng tiêu cực. Hiện tượng này vẫn còn xảy ra rải rác ở một số nơi trên đất nước ta. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá hiện nay nhiều làng bản đổi thay tiến bộ và đã được công nhận là làng văn hoá điển hình đó là Hinh.
HS đọc nội dung (2) phần đặt vấn đề
? Làng Hinh ở đâu? Thanh An – Minh Long – Quảng Ngãi.
GV khẳng định làng Hinh là đồng bào Hrê dân tộc ít người là một điểm sáng văn hoá vùng cao.
? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
? Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng?
HS: làm việc cá nhân
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS làm việc
HS: Trả lời
HS: Cả lớp nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến
* ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
Mỗi người dân cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế.
Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
GV chốt: Chúng ta đã hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư. Vậy việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là những việc làm gì? Có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của HS chúng ta ra sao? Cô cùng các em tìm hiểu phần nội dung bài học.
GV cho HS phát biểu nội dung bài học.
? Cộng đồng dân cư là gì?
GV chia lớp thành 2 nhóm
HS: Cử đại diện nhóm
GV: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một trong những câu hỏi sau:
Chiếu
Câu hỏi 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư:
HS: Tiến hành thảo luận nhóm - ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn.
HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung, tranh luận.
GV: Nhận xét chốt lại ý kiến.
Câu hỏi 1 - Nhóm 1 (Tổ 1- 2) 
* Những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư:
I, Đặt vấn đề:
* Những hiện tượng tiêu cực là:
- Hiện tượng tảo hôn, dựng vợ gả chồng, sớm để có người làm.
- người ốm hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma.
Chiếu:
*Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá:
- vệ sinh sạch sẽ
- dùng nước giếng sạch
- không có bệnh dịch lây lan
- bà con đau ốm đến trạm xá
- trẻ em đủ tuổi đến trường
- phố cập giáo dục, xoá mù chữ.
- đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau.
- an ninh giữ vững, xoá bỏ phong tục tập quán cũ lạc hậu.
II. Nội dung bài học:
1. Cộng đồng dân cư:
- là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính
2. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư:
Nếp sống có văn hoá
Nếp sống thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế.
- Tham gia xoá đói, giảm nghèo.
- Động viên con cháu đến trường đi học.
- Giữ vệ sinh.
- Đọc sách báo, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia hoạt động xã hội.
- Phòng chống tệ nạn.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Nếp sống văn minh.
- Chỉ biết lo cho cuộc sống của gia đình mình, ích kỉ, không quan tâm đến người khác.
- Tụ tập quán xá.
- Vứt rác bừa bãi.
- Mua số đề, nghiện hút, đua xe.
- Mê tín dị đoan.
- Tảo hôn.
- Nghe tin đồn nhảm.
- Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- Lấn chiếm vỉa hè.
- Vi phạm an toàn giao thông.
GV lưu ý HS liên hệ ngay bản thân gia đình và địa phương mình.
Câu 2 nhóm 2 (Tổ 3- 4)
* Biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư:
- Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh, phong phú.
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ.
- Xây dựng tình đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Vệ sinh bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn kỷ cương pháp luật.
GV bổ sung:
- Hoạt động nhân đạo đền ơn đáp nghĩa.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mĩ tục trong nhân dân.
- Xây dựng đời sống văn hoá, phát triển kinh tế.
- Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, dân chủ.
- Thực hiện hương ước cộng đồng dân cư.
? Em hiểu thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: 
? Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chúng ta phải làm gì?
Chiếu
Chiếu tranh: ? Bức tranh thể hiện nội dung gì?
? ở địa phương em đã có hoạt động gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
? Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
GV bổ sung:
 Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên góp phần cho một xã hội văn minh tiến bộ.
? HS cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
* Những việc cần làm của học sinh: 
- Ngoan ngoãn, kính trọng lễ phép với bố mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh mình.
- Chăm chỉ học tập.
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
- Quan tâm giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
- Thực hiện nếp sống văn minh.
- Tránh xa tệ nạn xã hội.
- Đấu tranh với các hiện tượng mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề.
- Có cuộc sống lành mạnh, có văn hoá.
GV yêu cầu HS bổ sung những hành vi trái với nếp sống văn hoá ở một số học sinh:
- Thiếu lễ độ, tôn trọng người lớn.
- Bỏ học, giao du với bọn xấu .
- Gây rối, mất trật tự an toàn.
- Tham gia nghiện hút, đua xe, cờ bạc, số đề.
- Lười lao động, thích ăn chơi đua đòi.
- Tham gia vào các thủ tục (mê tín, tảo hôn).
GV nhắc lại 4 ý của nội dung bài học.
GV tổ chức cho HS tự liên hệ trao đổi, tranh luận.
HS: Suy nghĩ cá nhân.
GV: Cho HS trả lời.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Giúp các em đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa được và chưa làm được của bản thân và gia đình.
* Việc làm đúng của gia đình:
- Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đóng tiền an ninh.
- ủng hộ đồng bào lũ lụt.
- Thăm hỏi động viên hàng xóm ốm đau.
- Vệ sinh nơi ở, công cộng vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
- Tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn.
- Trồng nhiều cây xanh ngoài ngõ.
* Việc làm sai của gia đình;
- Mẹ còn đi xem bói.
- Chưa vận động bà con tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
- Chưa giúp được gia đình nghèo.
* Bản thân em:
- Chưa chăm học.
- Còn vứt rác bừa bãi.
- Sinh hoạt hè còn chưa tự giác.
- Thỉnh thoảng còn ăn quà vặt, ngồi quán la cà.
- Trèo cây, hái lá, bẻ cành ngắt hoa nơi ở, nơi cộng đồng.
GV chiếu lên máy
GV cho từng HS trả lời từng câu một và giải thích vì sao?
GV: Qua phần luyện tập các bài tập giúp các em hiểu rõ việc làm đúng, sai của chúng ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư. Các em tự liên hệ bản thân rút ra bài học cho cá nhân và mọi người.
 Là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Vệ sinh nơi ở.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
- Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu.
- Chống mê tín dị đoan.
- Phòng chống tệ nạn xã hội.
3. ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư:
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
4. Trách nhiệm của học sinh
- Học tập tốt, rèn luyện toàn diện.
- Tham gia những hoạt động vừa sức mình góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
III, Bài tập
1, Bài tập 1: SGK/24
2, Bài 2
- Đáp án:
* Việc làm đúng: a, c, d, đ, g, i, k ,o.
* Việc làm sai: b, e, h, l, n, m.
	 4. Củng cố
	GV kết luận toàn bài: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động từ tháng 5/1995 đang được triển khai rộng khắp ở các khu dân cư trong cả nước. Cuộc vận động nhằm vào những nội dung kinh tế, chính trị và văn hoá. Bài này tập trung xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Học sinh chúng ta phải học tập tốt, rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư ngày càng tốt đẹp hơn.
	5. Dặn dò
- Học bài kỹ bài - làm bài tập còn lại.
- Tìm hiểu, gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá cụm dân cư.
	Xem trước bài 10: Tự lập.
	6. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGop phan xay dung nep song van hoa o cong dong dan cu.doc