Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến tiết 6

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến tiết 6

Tiết 1:GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

 I. Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu :-Tầm quan trọng của giao thông.

- Tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

- Một số những quy định về luật an toàn giao thông đường bộ và đô thị.

2/Kỹ năng : Quan sát , nhận biết.

3/ Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tốt khi tham gia giao thông và vận động mọi người cùng thực hịên.

 II. Phương tiện dạy học

-Biển báo giao thông,Những hình ảnh về tình trạng giao thông hiện nay.Bảng phụ, bút dạ, phấn mầu

 III. Tiến trình bài giảng

1/ ổn định:

2/ Bài mới:

Giới thiệu bài: Ở nước ta cũng như ở các nước khác, hệ thống giao thông bao gồm: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Các loại đường GT này đều rất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đối với an ninh và quốc phòng và đời sống con người. Trong bài học này chúng ta chủ yếu tìm hiểu về giao thông đường bộ.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến tiết 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 1:Giáo dục Trật tự an toàn giao thông
 I. Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu :-Tầm quan trọng của giao thông.
Tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Một số những quy định về luật an toàn giao thông đường bộ và đô thị.
2/Kỹ năng : Quan sát , nhận biết.
3/ Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tốt khi tham gia giao thông và vận động mọi người cùng thực hịên.
 II. Phương tiện dạy học
-Biển báo giao thông,Những hình ảnh về tình trạng giao thông hiện nay.Bảng phụ, bút dạ, phấn mầu
 III. Tiến trình bài giảng
1/ ổn định:
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài: ở nước ta cũng như ở các nước khác, hệ thống giao thông bao gồm: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Các loại đường GT này đều rất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đối với an ninh và quốc phòng và đời sống con người. Trong bài học này chúng ta chủ yếu tìm hiểu về giao thông đường bộ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
Gv: Nước ta có những hệ thống đường giao thông nào? Em hãy giới thiệu đôi nét về các hệ thống giao thông đó?
Hoạt động 2
GV: Khi tham gia giao thông người tham gia giao thông cần phải thực hiện những quy định ntn?
GV: Qua các ngã ba ngã tư em gặp các loại đèn tín hiệu nào? ý nghĩa của từng loại?
GV cho HS quan sát 4 loại biển giao thông
GV: Các biển báo giao thông muốn gửi đến chúng ta thông diệp gì?
GV: Có những loại biển báo giao thông nào? Phân bịêt các loại biển báo giao thông đó?
GV có thể cho HS xem một đoạn băng rồi hỏi về ý nghĩa tín hiệu cảnh sát giao thông như:
Hai tay giơ thẳng đứng
Hai tay hoặc một tay dang ngang.
Hai tay giơ về phía trước.
GV giải thích thêm cho HS về tín hiệu của cảnh sát diều khiển giao thông.
GV: Nếu người tham gia giao thông không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ như tín hiệu đèn giao thông, đền tín hiệu hay biến báo giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?
HS phát biểu tự do
GV nhận xét, chốt và dẫn dắt sang tình trạng giao thông hiện nay
GV cho HS quan sát một số hình ảnh và số liệu về tình hình giao thông đường bộ hiện nay.
GV: Em có nhận xét gì về tình hình giao thông VN hiện nay qua những hình ảnh trên?
HS phát biểu ý kiến
GV chốt ý
GV: Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng gia tăng tai nạn giao thông hiện nay?
GV: Em hãy đóng góp ý kiến của mình để góp phần cải thiện tình trạng giao thông Việt Nam hiện nay?
GV: Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào đối với từng đối tượng khi tham gia giao thông?
a. Đối với người đi bộ
GV: Em đã thực hiện điều này như thế nào?
Đối với người đi xe đạp
Đối với người đi xe máy
GV: Vạch chỉ đường là gì? ý nghĩa?
GV giới thiệu thêm về vạch chỉ đường
I. Hệ thống đường giao thông
- Đường bộ: Đường dành cho người đi bộ và các phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe máy, ôtô.
- Đường sắt: dành cho xe lửa
- Đường thuỷ: Đường biển, đường sông, giành cho thyền, tàu, phà đi lại
- Đường hàng không: Vùng trời dành riêng cho máy bay.
II.Quy tắc giao thông đường bộ
1. Quy tắc chung
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống tín hiệu giao thông.
2. Đèn tín hiệu giao thông
- Tín hiệu màu xanh: Được đi
- Tín hiệu đỏ là cấm đi
- Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu
Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
3. Biển báo giao thông
- Biển báo cấm: Để biểu thị các điều cấm. Có hình dạng tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền vẽ màu đen(có 39 kiểu)
- Biển báo nguy hiểm: Để cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trong hình vẽ màu đen.(46 kiểu)
- Biển hiệu lệnh. Báo cáo hiệu lệnh phải thi hành. Có dạng hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vễ màu trắng.(9kiểu)
- Biển chỉ dẫn: Chỉ hướng hay những điều cần biết. Có dạng hình chữ nhật hay hình vuông, nền xanh lam(48kiểu)
- Nhóm biển phụ: Thuyết minh, bổ sung cho các loại biển trên. Có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh(9 kiểu)
4. Hiệu lệnh của cảnh sát điền khiển giao thông
- Hai tay giơ thẳng đứng là người đi đường phải dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay dang ngang là người đi đường phía trước hoặc phía sau CSGT phải dừng lại; người đi đường ở phía bên phải và bên trái CSGT được đi thẳng và rẽ phải.
- Hai tay giơ về phía trước là người đi đường phía bên phải hoặc phía sau CSGT phải dừng lại; người đi đường ở phía trước CSGT được rẽ phải; người đi đường ở phía bên trái CSGT được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng CSGT.
III. Tình hình giao thông hiện nay
1. Giao thông có nhiều biến đổi
- Dân số tăng
- Phương tiện giao thông nhiều
- Chất lượng giao thông kém
2. Nguyên nhân
- ý thức của người tham gia giao thông kém.
- Tổ chức điểu hành giao thông chưa tốt.
- Hệ thống đường giao thông, phương tiện giao thông kém, không đảm bảo chất lượng.
- Mật độ tham gia giao thông tăng.
IV. Những quy định của pháp luật
1. Đối với người đi bộ
- Đi sát mép đường, phía tay phải của mình
- Tại các đường giao nhau phải theo đèn báo và tín hiệu cuae người chỉ huy GT, đi theo lối dành riêng cho người đi bộ.
- Trẻ em dưới 7 tuổi phải có người lớn hướng dẫn đi.
- Không được nhảy lên, nhảy xuống hay bám vào xe đang chạy.
- Không mang các vật cản trở giao thông.
- Qua đường sắt phải quan sát kĩ.
2. Đối với người đi xe đạp
- Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở một người bệnh đi cấp cứu thì được chở 2 người lớn.
- Các hành vi cấm:
+ Đi xe dàn hàng ngang.
+ Đi xe lạng lách, đánh võng.
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác.
+ Sử dụng ô, điện thoại di động
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, vác và chở vật cồng kềnh
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh
+ Gây mất trật tự an toàn giao thông
3. Đối với người đi xe máy
- Đối với xe máy có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở nên phải có giấy phép lái xe.
- Trẻ em dưới 18 tuổi không được lái xe máy.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
3. Củng cố,luyện tập
Ngày chủ nhật, Phạm Văn T. 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên T đã đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
Hỏi: Việc T tham gia đua xe có vi phạm pháp luật không? Hành vi đó sẽ gị xử lý ntn?
Trả lời: Đua xe trái phép là hiện tượng mới xuất hiện trong ít năm gần đây ở một vài thành phố và thị xã ở nưới ta. Hiện tượng đó đang ngày càng gia tăng. Đối tượng tham gia chủ yấu là các bạn thanh thiếu niên. Tình trạng đua xe gây ra nguy hiểm cho giao thông đường phố, không những nguy hiểm trực tiếp cho người đua xe mà còn đe doạ đến tính mạng và tài sản của người khác.
- Hành vi của bạn T là hành vi vi phạm pháp luật: Tội đua xe trái phép, theo điều 207 bộ luật hình sự là một trong các tội xâm phạm an toàn và trật tự công cộng.
- Hình thức xử phạt
+ Mức độ nhẹ nhất: Xử phạt hành chính
+ Mức độ nặng(tái phạm, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác): Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm
Ngoài ra người vi phạm còn bị phạt tiền và bôig thương cho người bị thiệt hại
+ Mọi trường hợp đua xe trái phép đều bị tịch thu xe.
4. Dặn dò
- Tìm đọc quyền luật giao thông đường bộ.
- Tích cực tham gia tuyên truyền ngoại khoá tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 2 -Bài 1:Tôn trọng lẽ phải
I. Mục đích bài học
1/ Kiến thức:- Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải . Học sinh nhận thức được trong cuộc sống tại sao mọi người phải tôn trọng lẽ phải.
2/Kỹ năng: Rèn thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày .
3/Thái độ: Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải , phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phảI .
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8 ,truyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Tiến trình bài giảng:
1/ ổn định :
2/ Kiểm tra: Nêu những quy định của pháp luật với người đi bộ ?
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .
 Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao .
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
GV Yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK
GV:Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
GV: Hình bộ thượng thư là anh ruột của tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì?
GV: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Việc làm đó biểu hiện phẩm chất đạo đức nào?
GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1;Tình huống 2: trong SGK
GV nhận xét, giải thích và chốt ý
ốĐể có cách xử xự phù hợp trong các tình huống trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Lấy VD?
à Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Thái độ, lời nói, cử chỉ, việc làm
- Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất cần thiết của mỗi người góp phần làm cho xã hội lành mạnh tốt đẹp hơn
- HS phải học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử đúng đắn.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài học bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1.Tôn trọng lẽ phải là gì?
2. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải?
3. ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống?
4. HS phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng lẽ phải?
I. Đặt vấn đề
- Không nể nang, đồng loã với việc xấu
- Dũng cảm, trung thực dám đấu tranh với những sai trái
* Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải
- Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc
- Dũng cảm phê phán những việc làm sai trái như quay bài ..
- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
- Tôn trọng những quy định của nhà trường đề ra.
* Biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải
- Làm trái các quy định của pháp uật như vi phạm luật ATGT
- Vi phạm nội quy của nhà trường
- Thích làm việc gì thì làm không quan tâm đến ai
- Không dám đưa ra ý kiến của mình 
- không mốn làm mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều  ... V kể câu chuyện dân gian: Anh chàng ngốc	ốGVKL: Tôn trọng người khác là biểu hiện hành vi có văn hoá. Đó là thái độ ứng xử của chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi người. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và làm những việc sai trái.
Hoạt động 2
GV: Em Hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
GV: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Việc tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
GV: HS chúng ta phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?
GV: Em đánh gia như thế nào về hình ảnh những người bán hàng dong bám đuổi theo những người khách nước ngoài để co kéo mua hàng?
I. Đặt vấn đề
- Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn.
- Không chê bai, chế diễu người khác.
- Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
* Liên hệ
+Những hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác: Vâng lời bố mẹ.
-Nhường chỗ ngồi cho người trên xe buýt
Giúp đỡ bạn bè
+Những hành vi biểu hiện sự không tôn trọng người khác
Xấu hổ vì bố đạp xích lô
Chế diễu bạn
Dẫm lên cỏ, đùa nghịch trong công viên.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác là gì?
Tôn trọng người khác là đánh gia đứng mức, coi trọng phẩm giá, danh dự, lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người.
2. ý nghĩa
Được mọi người tôn trọng
XH trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện
- Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.
- Thể hiện cử chỉ , hành động và lời nói tôn trọng người khác.
- Biết học tập các tấm gương tôn trọng người khác.
4.Củng cố, luyện tập
Giải quyết các tình huống sau
TH1: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
HS:Đó đều là những hành vi thiếu sự tôn trọng người khác, chúng ta nên có thái độ đứng đắn với những hành vi của các bạn. Nếu có mặt ở đó chúng ta phải ngăn chặn và giải thích cho các bạn hiểu vể hành vi sai trái của bạn
TH2: Hương viết nhật ký, các bạn của Hương đến chơi tự ý lấy đọc. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn? Việc làm đó sẽ gây nên hậu quả gì?
BT:Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện đức tính tôn trọng người khác?
Ca dao :Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Cười người chớ vội cười lâu,Cười người hôm trước hôm sau người cười
Khó mà biết lẽ, biết lời.Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
Tục ngữ:Kính trên nhường dưới;ăn có mời, làm có khiến.
Danh ngôn: Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm ai.
 (Sheckpia)
5. Dặn dò:Làm bài tập SGK ,Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 5- Bài 4: Giữ chữ tín
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống thường ngày.Vì sao trong các mối quan hệ XH mọi người đều cần phải giữ chữ tín?
2.Kỹ năng: phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín với không giữ chữ tín, rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi lúc,mọi hoàn cảnh
3.Thái độ: HS có mong muốn và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín. 
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8, truyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ
Tôn trọng người khác là gì? Bản thân em đã làm những việc gì để rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?
Khi gặp một người nước ngoài em sẽ có thái độ như thế nào để thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài?
 3. Bài mới
- Vào bài : Hùng là học sinh lớp 8b , đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đều không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa . Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?Hành vi của Hùng có tác hại gì? 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
GV gọi 3 HS đọc lần lượt 3 câu chuyện trong SGK, chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Em hãy nêu việc làm của vua nước Lỗ và việc làm của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy?
Nhóm 2:- Em bé đã nhờ Bác điều gì?
- Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy? 
GV kể thêm cho HS thêm một vài câu chuyện khác thể hiện việc giữ chữ tín của Bác( Mời gia đình luật sư Lôrơbai sang thăm nước ta)
Nhóm 3: 
- Người sản xuất, kinh doanh phải làm gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu hai bên không thực hiện những quy định được kí kết trong hợp đồng?
Nhóm 4:
Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
Trái ngược của những việc làm ấy là gì? Vì sao không được mọi người tin cậy tín nhiệm
* Liên hệ thực tế
Muốn giữ lòng tin với mọi người chúng ta phải làm gì?
GV: Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao?
GV giải thích thêm rằng có những trường hợp không giữ lời hứa không có nghĩa là không giữ chữ tín
GV hướng dẫn HS lấy VD chứng minh cho luận điểm đó
Trò chơi: Ai nhanh hơn
GV chia lớp làm 2 tổ và hướng dẫn luật chơi
Tìm nhanh những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày?
GV chốt, nhận xét và kết luận
Hoạt động2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
Thế nào là giữ chữ tín?
ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
Cách rèn luyện chữ tín?
I. Đặt vấn đề
- Bản chất của giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, là tôn trọng phảm giá và danh dự của bản thân
- Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mọi mối quan hệ, nói phải đi đôi với làm.
- Giữ lời hứa là biểu hiện đầu tiên, quan trọng nhất của giữ chữ tín. Nó được thể hiện ở ý thức trách nhiệm cao và quyết tâm của mính khi thực hiện lời hứa.
II. Nội dung bài học
1.Giữ chữ tín là gì?
 SGK-12
2.ý nghĩa
Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm
Giúp mọi người đoàn kết, hợp tác được với nhau
3. Cách rèn luyện
- Làm tốt nghĩa vụ của mình như học bài và làm bài đầyđủ khi đến lớp.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đúng hẹn.
- Giữ được lòng tin
4. Củng cố , luyện tập
GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK-12
Đáp án:Giữ chữ tín: b; Không giữ chữ tín: a,c,d,đ,e
* BT:Tại một cửa hàng bán quần áo, một khách hàng dặn và đưa trước một số tiền để mua một bộ quần áo, hẹn ngày mai đem tiền đủ đến lấy nhưng có người trả cao hơn nên chị bán hàng đã bán món hàng đó.em đánh giá như thế nào về việc làm của người bán hàng?
5. Dặn dò
- Làm bài tập 2,3 SGK
- Chuẩn bị bài pháp luật và kỷ luật
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 6- Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu bản chất của pháp luật và kỷ luật.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật. Lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỷ luật
2. Kỹ năng: Rèn luyện thói quen kỷ luật, có kỹ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỷ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà và ngoài xã hội.
3. Thái độ
Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỷ luật, trân trọng những ngươì có tính kỷ luật và tuân thủ pháp luật.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8,bài tập tình huống GDCD8,tài liệu tham khảo
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ
a) Giữ chữ tín là gì? Là HS em phải làm gì để rèn luyện chữ tín?
b) Trong những trường hợp nào thất hứa không phải là thất tín?
3. Bài mới:
Vào bài : Vào đầu năm học hàng năm , nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu về luật ATGT .Nhà trường tiến hành phổ biến nội quy trường học cho toàn HS trong nhà trường. Những việc làm trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì ?Để hiểu rõ thêm về mục đích yêu cầu , ý nghĩa của các vấn đề này chúng ta vào bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc nội dung ĐVĐ
HS theo dõi nội dung và thảo luận các câu hỏi sau:
1. Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật ntn?
2. Những hành vi đó gây ra hậu quả gì? Chúng đã bị trừng phạt ntn?
3. Để chống lại tội phạm, các chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì?
4. Chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi tìm hiểu nội dung mục ĐVĐ?
GV kể cho HS nghe một vài câu chuyện pháp luật mà GV sưu tầm được trên báo
Thảo luận
Em hãy giải thích câu nói sau: Sống và làm việc theo pháp luật? Nếu chúng ta vi phạm pháp luật thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
GV: Tính kỉ luật của HS được biểu hiện ntn?
GV: Theo em việc nhà trường đề ra những quy định nhằm mục đích gì?
GV: Thử hình dung nếu trường học khôngcó nội quy sẽ trở nên ntn? 
GV: Em tự nhận xét bản thân mình đã chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật của trường của lớp chưa? Cách khắc phục những việc chưa làm được?
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
Pháp luật và kỉ luật là gì?
2.Thảo luận và chứng minh pháp luật và kỷ lụât có mối quan hệ mật thiết với nhau?
3.ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật?
4Người HS có cần tính kỉ luật và tuân thủ theo pháp luật không? Vì sao?
5. Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật của HS?
I. Đặt vấn đề
1. Những hành vi vi phạm pháp luật:
- Buôn bán, vận chuyển ma tuý.
- Lợi dụng chức quyền.
- Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước
2. Hậu quả
- Huỷ hoại nhân cách con người
- Cán bộ thoái hoá, biến chất.
- Mất lòng tin.
- Gia đình tan nát, tiêu tốn tiền của
3. Những phẩm chất của người chiến sĩ công an.
- Dũng cảm, mưu trí.
- Vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
- Vô tư, trong sạch, tôn trọng và có hiểu biết về pháp luật
4. Bài học
- nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỉ luật.
- Tránh xa các tện nạn XH.
- Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Có nếp sống lành mạnh.
II. Nội dung bài học
1.KN Pháp luật: (SGK-14)
*KN Kỷ luật : (SGK-14)
2. ý nghĩa
- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.
- Bảo vệ quyền lợi cho mọi người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, XH phát triển.
3. Cách rèn luyện
- Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nỗ lực hằng ngày.
- Làm việc có kế hoạch
- Biết thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
- Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác và góp ý chân thành với bạn bè.
- Nghe lời thầy cô giáo, cha mẹ.
- Biết tự đánh giá những hành vi pháp luật và kỉ luật cảu bản thân vàmọi người một cách đúng đắn.
- Thường xuyên theo dõi chương trình thời sự diễn ra xung quanh, biết học tập những tấm gương người tốt việc tốt, và biết tránh xa những tác động tiêu cực bên ngoài XH.
4. củng cố ,luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 trong SGK
5.Dặn dò: Sưu tầm các bài báo có những hành vi vi phạm pháp luật và nêu biện pháp xử lý với những hành vi vi phạm pháp luật đó?
- Làm bài tập 4 SGK. Chuẩn bị bài 6

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD8 2009-2010.in lai t1-6...doc