Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến 23 - Trường THCS Thạch Trung

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến 23 - Trường THCS Thạch Trung

Tiết 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .

1.Kiến thức .

-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .

2.Kỹ năng .

-Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .

3.Thái độ.

-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .

-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN .

-SGK .SGV GDCD 8.

-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .

 

doc 48 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến 23 - Trường THCS Thạch Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24 tháng 08 năm 2009
Tiết 1 : Tôn trọng lẽ phải
I.Mục tiêu bài học .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .
2.Kỹ năng .
-Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
3.Thái độ.
-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .
-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
II.Tài liệu và phương tiện .
-SGK .SGV GDCD 8.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
III.Phương pháp .
- Phương pháp nêu vấn đề .
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh 5 phút .
3.Giới thiệu bài mới.
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1 . Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .
Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
*Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến gcử đại diện lên trình bày.
Các nhóm nhận xét bổ xung lẫn nhau giáo viên kết luận cho điểm .
*Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
*Vậy lẽ phải là gì ?
Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học.
*Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải .
*Đối với những việc làm như :
-Vi phạm luật giao thông đường bộ .
-Vi phạm nội quy ở trường lớp.
-Làm trái các qui định của pháp luật .
*Đó có phải là lẽ phải không ?
*Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
*Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
*Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
Hoạt động 3:
I.Đặt vấn đề .
Nhóm 1:
-Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
Nhóm 2:
-Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí .
Nhóm 3:
-Bày tỏ thái độ không đồng tình .Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó , khuyên bạn lân sau không nên làm như vậy .
gCả 3 cách xử sự trên .
gĐó là lẽ phải .
II.Nội dung bài học .
1.Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
2.Tôn trọng lẽ phải ( Sgk )
gKhông chấp nhận và không làm những việc sai trái .
3.Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
gHọc sinh trả lời.
III.Bài tập .
Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c.
Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c. 
Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , e , c 
Hoạt động 4:Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài .
 -Học các phần nội dung bài học .
 -Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết.
 Tiết 2. Bài 2 Liêm khiết 
I.Mục tiêu bài học .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
-Vì sao phải sống liêm khiết .
-Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
2.Kỹ năng
-Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
3.Thái độ .
-Có thái đọ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đòng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
II.Tài liệu và phương tiện .
-Sgk. Sgv gdcd 8.
-Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này .
III.Phương pháp .
-Phương pháp đàm thoại, giảng giải , nêu gương .
-Phương pháp nêu vấn đề , thảo luận nhóm .
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ : 
Theo em muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì ?
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
*Phần đặt vấn đề 1 kể về ai ?
*Bà là người như thế nào ?
*Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri.
*Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác Hồ .
*Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung ?Bộc lộ phẩm chất gì ?
*Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ?
*Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ .
Hoạt động 2 .
*Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ?
*Trái với liêm khiết là gì ( nhỏ nhen , ích kỷ ).
*Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
Hoạt động 3:Học sinh thảo luận nhóm .Chia lớp làm 2 nhóm thảo luân 2 vấn đề 
Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết .
Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết
- Cử đại diện lên trình bày – học sinh nhận xét giáo viên tổng kết .
? Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không?
? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
Hoạt động 4: Cũng cố luyện tập.
-Nhắc lại nội dung bài học 
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Bài tập1: Hành vi thể hiện không liêm khiết _ a, b, d , e , g.
 _ Học bài cũ chuẩn bị bài mới : Tôn trọng người khác
I.Đặt vấn đề .
Mari Quyri.
-Sáng lập ra học thuyết phóng xạ.
-Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới .
-Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới , từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. 
gLiêm khiết.
gLương tâm thanh thản .
gMọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn .
II.Nội dung bài học
1.Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.
 2.Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch , tốt đẹp hơn .
’có
Sống giản dị
Luôn phấn đấu học tập 
Trung thực không gian lận
.
Ngày 06 tháng 08 năm 2008
Tiết 3: Bài 3: Tôn trọng người khác
I. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác , biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau .
2, Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Học sinh rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
3, Thái độ:
- Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng sử đẹp, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác .
II. Phương tiện và tài liệu: 
Sgk , và sgv- gdcd 8.
Truyện dân gian Việt Nam .
III. Phương pháp: 
Phương pháp giảng giả , đàm thoại , nêu gương.
IV. Các hoạt động chủ yếu: 
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ. Thế nào là cuộc sống liêm khiết ? ý nghĩa của cuộc sống liêm khiết .
Giới thiệu bài mới.
Dạy bài mới.
Hoạt động1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề I. Đặt vấn đề:
? Học sinh thảo luận nhóm : Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề.
1,Nhận xét về cách cư sử thái độ việc làm của Mai
2, Nhận xét về cách ứng sử và thái độ của Hải.
3, Nhận xét về cách cư sử việc làm của Quân và Hùng.
? Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta học tập.
? Hành vi đó thể hiện điều gì?
? Vậy tôn trọng người khác là gì ?
Hoạt động:
Hoạt động3: Giải quyết tình huống Tuấn là người chỉ biết làm theo sử thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh?
Theo em Tuấn là người như thế nào ?
? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?
Bài tập 1:
Hoạt động4: Cũng cố dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
Làm bài tập còn lại trong sgk.
Học bài cũ chuẩn bị bài mới: giữ chữ tín.
Mai: - Không kiêu căng
Lễ phép
Sống chan hòa, cởi mở
Gương mẫu.
Hải: - Học giỏi , tốt bụng
Tự hào vê nguồn gốc của mình
Quân và Hùng
Cười trong giờ học 
Làm việc riêng trong lớp.
’ Hành vi của Mai và Hải
’Tôn trọng người khác.
II. Nội dung bài học.
1, Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người .
Học sinh trả lời.
2, ý nghĩa sgk:
III: Bài tập
Bài tập
Hành vi thể hiện tôn trọng người khác : a , g , i.
Bài tập 2. 
ý kiến a sai
ý kiến b ,c, đúng
( dựa vào khái niệm để lí giải.)
Tiết 4: Bài 4; Giữ chữ tín
I: Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín , những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong cuộc sống các mối quan hệ xã hội , mọi người đều phải giữ chữ tín.
2, Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín họăc không giữ chữ tín.
- Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín trong mọi việc.
3, Thái độ:
- Học sinh học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín.
II: Tài liệu và phương tiện:
III: Phương pháp :
Phương pháp giảng giải, đàm thoại nêu gương, thảo luận nhóm.
IV: Các hoạt động chủ yếu :
1, ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ : Làm bài tập 4 sgk T10
3, Giới thiệu bài mới : 
4, Dạy bài mới:
Hoạt động1:
Hoạt động1: Thảo luận các mục ở phần I
? Nước tô bắt nước Lỗ phải làm gì ? Kèm theo điều kiện gì ?
? Vì sao Vua tề lại bắt phải do Nhạc Chính Tử đưa sang?
? Trước yêu cầu của vua Tề Vua Lỗ đã làm gì?
? Nhạc Chính Tử có làm theo không?
? Vì sao
Hồi ở bắc bó có 1 em bé đòi bác điều gì ?? Hơn 2 năm trở về Bác có giữ lời hứa không?
? Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào?
Giáo viên Người như Nhạc Chính tử Và Bác Hồ là người giữ chữ tín .
? Vậy giữ chữ tín là gì ?
Hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống : Phương bị ốm . Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhf giúp Phương học tập nhưng Nga quên mất .
? Theo em Nga có phải là ngườigiữ chữ tín không?
Em có thái độ như thế nào đối với Nga
? Nếu là em em sẽ làm gì ?
? Theo em người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người như thế nào ?
? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đố ... ơng.
3.Thái độ.
-Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật .
-Xa lánh các tệ nạn xã hội.
II-Tài liệu và phương tiện.
SGK, SGVGDCD 8.
Tranh ảnh.
III-Phương pháp .
Thảo luận nhóm.
Giải quyết tình huống, đóng vai.
IV-Các hoạt động dạy học .
ổn định tổ chức.
Bài cũ - bài mới.
Hoạt động 1:
Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
*Lúc đầu các bạn 8H chơi tú lơ khơ làm gì?
Sau đó?
*Trước hiện tượng đó An đã làm gì?
*Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
*Vậy tệ nạn xã hội là gì?
*Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết (học sinh tự kể)?
*Trong các tệ nạn xã hội đó đâu là tệ nạn nguy hiểm nhất?
Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2.
*P và H đã xa vào tệ nạn xã hội nào?
*Hậu quả của tệ nạn xã hội đó?
*Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
Giáo viên ghi vào bảng phụ.
*Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là chính (yêu cầu học sinh khoanh tròn vào ý đó)
Thảo luận nhóm: 4 vấn đề .
Vấn đề 1:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội.
Vấn đề 2:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn.
Vấn đề 3:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội.
Học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt vấn đề.
Giáo viên trở lại bài tập vấn đề 1:
*Theo em P + H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không?
Họ phạm tội gì?
Giáo viên hương dẫn học sinh làm bài tập 5.
Học sinh đọc bài tập 5 .
*Theo em điều gì sẽ xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông xa lạ đó.
*Nếu em là Hằng em sẽ làm gì ?
*Dựa vào sự hiểu biết về pháp luật em cho biết :
- Đối với toàn xã hộipháp luật cấm những hành vi nào ?
-Đối với pháp luật cấm những hành vi nào ?
-Đối với người nghiện ma túy pháp luật quy định gì ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 .
*Chúng ta cần phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội ?
Hoạt động 3
Bài tập 6
I-Đặt vấn đề.
-Đánh bài : lúc đầu chỉ là chơi vui ai thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.
’ Đánh bài ăn tiền.
An cản ngăn và nói đó là hành vi vi phạm pháp luật .
’ Đồng tình với ý kiến của An. Vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu ’Đó là tệ nạn xã hội.
II-Nội dung bài học.
1.Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
’ Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm
’ Cờ bạc, hút thuốc phiện – nghiện.
’ Bị công an bắt và giam giữ.
Nguyên nhân:
-Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
+ Cha mẹ nuông chiều.
+Tiêu cực trong xã hội.
-Do tò mò.
+Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái.
+Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.
+Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
-Do thiếu hiểu biết.
2.Tác hại của tệ nạn xã hội .
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.
’Cả 3 đều vi phạm pháp luật .
Tội đánh bài .
Tội sử dụng ma túy .
Tội dụ dỗ trẻ em sử dung ma túy.
Tội buôn bán ma túy .
’Có thể người đàn ông này dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
’Không nghe lời dụ dỗ đó ’Phải cảnh giác không sa vào các tệ nạn xã hội .
3.Một số quy định của pháp luật 
 Sgk
4.Cách phòng ngừa.
-Sống giản dị , lành mạnh .
-Tuân thủ những quy định của pháp luật 
-Tích cụă tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương .
III.Bài tập
Bài tập 6.
-Không đồng ý với ý kiến b ,d ,đ ,h.
Hoạt động4 Cũng cố dặn dò 
 -Nhắc lại nội dung bài học.
 -Làm các bài tập trong Sgk .
 -Chuẩn bị bài mới :Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
 Tiết 21 Phòng chống HIV/AIDS
I.Mục tiêu cần đạt .
1.Kiến thức .
 Học sinh hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS , các biện pháp phòng tránh nhiểm HIV/AIDS , những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS , trach nhiệm của công dân .
2.Kỹ năng.
-Học sinh biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS .
-Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
3.Thái độ.
-Học sinh có thái độ ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS . Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS .
II.Tài liệu và phương tiện
 Sgk . Sgv gdcd 8.
-Băng hình .
III.Phương pháp.
-Giải quyết tình huống .
-Đóng vai, thảo luận nhóm .
IV.Các hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ .Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào .
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1
Giáo viên đưa 1 số tranh ảnh cho học sinh nhận xét .
’Đó là tranh 1 số người nghiện hút .
’Nhiểm HIV/AIDS .
*Em biết gì về bệnh HIV/AIDS
*Bệnh này do cái gì gây ra .
 Gọi học sinh đọc bức thư .
*Nôi dung của bức thư này là gì ?
 Học sinh đọc số liệu trang 40 .
*Em có nhân xét gì về số liệu này .
Hoạt động 2
*Qua sự phân tích trên em cho cô biết HIV/AIDS là gì .
*Em hãy trình bày tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .
*Để phòng chống HIV/AIDS páhp luật nước ta quy định gì ?
*Công dân có trách niệm gì ?
*Pháp luật nghiêm cấm những điều gì ?
*Tại sao nhà nước lại có những quy định như vậy .
HIV lây qua những con đường nào ?
*Biện pháp phòng tránh.
*Trách nhiệm của công dân .
’Đó là căn bệnh gây chết người.
-Làm cho con người mất khả năng miễn dịch .
’Do 1 loại vi rút.
’Bày tỏ tình cảm + Lời nhắn nhũ
’Số người chết vì nhiểm HIV/AIDS ngày càng tăng .
II.Nội dung bài học.
-HIV là tên của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
-AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIVthể hiện triệu trứng các bệnh khác nhau đe dọa tính mạng con người .
-HIV/AIDS đang là một đại dịnh của thế giới , của Việt Nam.Đó là căn bệnh vô cùng nguy hỉêm đối với sức khỏe , tính mạng con người , và tương lai nòi giống của dân tộc .ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội .
2.Những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS .
 Sgk
3.Trách nhiệm của công dân .
-Lây qua đường máu .
-Lây qua đường tình dục .
-Lây qua mẹ truyền con.
-Không tiêm chích bừa bãi .
-Không quan hệ tình dục bừa bãi.
-có hiểu biết để chủ động phòng tránh.
-Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
-Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Hoạt động 3 III.Bài tập
Bài tập 3 - HIV lây qua các con đường :
 +Dùng chung bơm, kim tiêm.
 +Qua quan hệ tình dục .
 +Truyền máu .
 +Mẹ truyền sang con .
Bài tập 4 . 4 ý kiến đếu sai
Hoạt động 4 IV . Cũng cố dặn dò
 -Nhắc lại nội dung bài học .
 -Làm các bài tập còn lại Sgk .
 -Chuẩn bị bài mới bài 15 
 Tiết 22 Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy , nổ và các chất độc hại.
I.Mục tiêu cần đạt .
1.Kiến thức.
-Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy , nổ và các chất độc hại .
-Phân tích được tính nguy hiểm của vũ khí , các chất dễ cháy , gây nổ và các chất độc hại khác .
-Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên .
-Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
2.Kỹ năng.
-Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại .
3.Thái độ.
-Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
II.Tài liệu phương tiện .
-Sgk . Sgv.
-Luật phòng cháy và chữa cháy .
III.Phương pháp .
-Thảo luận nhóm .
_Giải quyết các vấn đề .
IV.Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ . Nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS.
3.Giới thiệu bài cũ .
4.Dạy bài mới.
Hoạt động 1 .
Gọi học sinh đọc thong tin số lượng trên 
*Em hãy nêu một số nguyên nhân gây cháy chủ yếu ?
*Chiên tranh đã kết thúc nhưng nó vẫn còn để lại những hậu quả gì ?
*Giáo viên đưa 1 số thông tin về ngộ độc thực phẩm .
*Nhà nước cần làm gì để hạn chế loại trừ những tai nạn đó .
Hoạt động 2. Giáo viên cho học sinh một bản quy định chung về phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ , độc hại .
-Yêu cầu học sinh dựa vào đó để làm bài tập 3.
*Vậy để ngăn ngừa hạn chế các tai nạn đó . Nhà nước đả làm gì .
*Em hãy nêu một số quy định chung của các văn bản đó ?
Hoạt động 3.
Giáo viên đưa ra tình huống học sinh đóng vai .Bài tập 4a
*Em có nhận xét gì về hành vi của Long.
*Nếu là em em có sử xự giống Long không.
Vậy nhiệm cụ của công dân - học sinh là gì ?
I.Đặt vấn đề.
-Do sơ suất bất cẩn .
-Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy .
-Sự cố kĩ thuật.
’Bom mìn còn ở lòng đất rất nhiều’Nhiều vụ chết người .
II. Nội dung bài học
1.Các tai nạn do vũ khí , cháy ,nổ , các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm . Cần có quy định của pháp luật.
Bài tập 3 . Các hành vi a ,b ,d ,e ,g là vi phạm pháp luật .
2.Ban hành luật phòng cháy và chữa cháy , luật hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác .
’Học sinh tự nêu .
Hòa : Anh Long ơi !Em nhặt được một cục sắt rất đẹp.
Long : Đưa anh xem .Chết rồi đây là đầu của viên bom bi rất nguy hiểm đó em đừng nghịch vào .
Hòa : Vậy anh em mình sẽ làm gì với nó đây.
Long : Để anh đem ra nộp cho mấy chú công an .
3.Nhiệm vụ của công dân – học sinh :
-Tụ giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy ,nổ ,các chất độc hại .
-Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người cùng thực hiện .
-Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên .
Hoạt động 4 III.Bài tập .
-Bài tập 2 .Giáo viên hướng dấnh làm các bài tập trong Sgk.
 -Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 -Sưu tầm một số quy địng về phòng cháy chữa cháy .
 -Giáo viên đưa bài tập tình huống cho học sinh về nhà làm để chuẩn bị cho tiết sau học bài “ Quyến sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác “
 Tiết 23 .Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác .
I.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức .
Học sinh hiểu nội dung của quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân .
2.Kỹ năng .
-Học sinh biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu .
3.Thái độ.
-Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.
II.Tài liệu phương tiện .
 Sgk . Sgvdgcd 8.
-Hiến pháp 1992.
III.Phương pháp .
-Phương pháp diễn giải kết hợp với tọa đàm.
IV. Các hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ . Nêu mọtt số quy định về phòng ngừa các tai nạn vũ khí cháy ,nổ và các chất độc hại .
3.Giới thiệu bài.
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1.
*Theo em trong số người chủ chiếc xe máy, người được giao giữ xe , người mượn xe ai là người có quyền .
a, Giữ gìn bảo quản xe .
b,Sử dụng xe để đi .
c,Bán tặng cho người khác mượn .
Đặt vấn đề .
-Người chủ chiếc xe có quyền bán , tặng cho người khác mượn.
-Người được giao giữ xe : Được giữ gìn bảo quản xe ( trong thời gian gửi xe )
-Người mượn xe :Quyền sử dụng xe để đi ( theo hợp đồng mượn , thuê xe )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 8 tron bo.doc